Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thốt Nốt

11:05 15/05/2017

Thốt Nốt có tên đồng nghĩa: Borassus flabelliformis Roxb.

Tên khác :Dừa đường.

Tên nước ngoài :Palmyra - palm, toddy palm, dessert palm, fan palm (Anh); palmier à sucre, rondier, rônier (Pháp).

Họ :Dừa (Palmaceae).

Mô Tả

Cây to, cao 20 - 25m. Thân hình trụ, nhẵn, mọc thẳng đứng, có nhiều ngấn vòng do cuống lá rụng để lại. Lá mọc tập trung ở ngọn thân, xòe rộng, cuống dài có gai, hình quạt, xẻ chân vịt thành nhiều lá chét thuôn hẹp, dài 0,6 - l,2m, mép có gai nhỏ.

Cụm hoa to là những bông mo, mang hoa đơn tính khác gốc. Mo rộng có cuống, hoa đực xếp trên cuống chung hình trụ có nhiều lá bắc xếp lợp, nhỏ, 3 lá đài ròi, hình nêm, 3 cánh hoa ròi, không đều, 6 nhị có chỉ ngắn; hoa cái to hơn, dài và tràng như hoa đực, bầu hình cầu, 3 cạnh, có 3 - 4 ô. Quả hạch, gần hình cầu, có cạnh, chứa cùi trắng, hạt thuôn, chia 3 thùy ở đầu.

Phân bố, sinh thái

Thốt nốt là loài cây cổ nhiệt đới, mọc tự nhiên và được trồng nhiều ở Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia và vùng Tây Nam Bộ của Việt Nam. Những tỉnh có nhiều thốt nốt ở Việt Nam như Kiên Giang, Đổng Tháp, Long An và Tây Ninh, ở một số tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ cũng có trồng. Thốt nốt là loại cây nhiệt đới điển hình, ưa sáng, chịu được khô hạn và có thể sống được trên nhiều loại đất. Cây không thích nghi với điều kiện khí hậu có mùa đông lạnh kéo dài, nên không trồng được ở các tỉnh phía bắc. Thốt nốt ra hoa hàng năm, thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng hoặc gió. Hạt dễ nảy mầm khi được tiếp xúc với đất ẩm.

Thốt nốt là cây có nhiều lợi ích, bên cạnh công dụng làm thuốc, giá trị chính mang lại là đường thốt nốt. Đọt non và thịt quả cũng ăn được; thân cây già được dùng trong xây dựng; lá có thể lợp nhà và thưng vách.

Bộ phận dùng

Rễ, cuống cụm hoa và dịch cây.

Tính vị, công năng

Thốt nốt có vị ngọt, tính bình. Rể thốt nốt bổ, mát, có tác dụng kiện vị, giải nhiệt. Dịch nhựa lợi tiểu, có tác dụng kích thích, tiêu viêm, dịch đã lên men có tác dụng bổ, kích dục, lợi đờm. Thịt quả chưa chín làm dịu viêm. Cuống cụm hoa có tác dụng lợi tiểu, trừ giun.

Công dụng

Cây thốt nốt được trồng chủ yếu làm nguyên liệu chế dường và rượu, một lượng ít được dùng làm thuốc. Những bộ phận được dùng làm thuốc là cuống cụm hoa, cây non và rễ. Cụm hoa non cắt cho dịch nhựa chảy ra dùng làm đường thốt nốt, còn cho lên men được một thứ nrợu ngon có vị thơm, bổ, một thứ đồ uống được nhiều người ưa thích. Quả thốt nốt non ăn mát như thạch; quả già giã nát, lọc được một thứ bột dẻo trắng như bột nếp dùng làm bánh tôm, bánh ú hoặc nấu chè. Về mặt thuốc, cuống cụm hoa thốt nốt được nhân dân dùng làm thuốc giải nhiệt, lợi tiểu trong những trường hợp kèm theo sốt rét có lá lách to. Cách làm như sau: cắt cuống cụm hoa thành từng miếng mỏng lấy lOOg ihôm 600ml nưóc, đun sôi trong vòng 15 phút. Chắt lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày Để tẩy giun đường tiêu hóa, lấy cuống cụm hoa nướng rồi vắt lấy nước thêm ít dường, mỗi sáng uống lOOml uống liền vài ngày, dịch chảy từ cuống cụm hoa vào sáng sớm uống làm thuốc nhuận tràng.

Ngoài công dụng làm chất ngọt, nhân dân Campuchia còn dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền. Cây thốt nốt non sắc uống chữa vàng da, kiết lỵ, tiểu tiên khó khăn. Rễ thốt nốt sắc uống làm thuốc lợi tiểu như thốt nốt non với liều mỗi ngày 50 - 60g dưới dạng thuốc sắc. Nước sắc rỗ thốt nốt chữa viêm dạ dày và nấc. Ở Vân Nam - Trung Quốc, người ta dùng rễ thốt nốt trị viêm gan. Vỏ thân cây đốt lấy than nghiền thành bột dùng làm thuốc đánh răng. Nước sắc vỏ thân thêm ít muối là thuốc súc miệng tốt, có tác dụng gây săn se làm chắc răng. Các bộ phận của cây thốt nốt cũng dược sử dụng vói nhiều công dụng như thân cây làm cột nhà, dầm cầu, ghe thuyền, lá dùng lợp nhà, làm nón, tước nhỏ làm lạt buộc.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC