Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thuốc Giấu

14:05 15/05/2017

Thuốc Giấu có tên đồng nghĩa: Euphorbia tithymaỉoides L.

Tên khác: Dương san hô.

Tên nước ngoài: Slipper - plant (Anh).

Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Mô Tả

Cây nhỏ, cao chừng lm, có khi hơn. Thân mập, mọc đứng thành hình chữ chi, ít phân nhánh. Lá mọc so le thành hai dãy đều, hình trứng, dày, dài 7 - lOcm, rộng 4 - 6cm, gốc tròn, đầu nhọn, gân lá rất mờ; cuống rất ngấn. Hoa màu đỏ tươi, mọc ở ngọn thân. Toàn cây có màu đỏ thẫm và nhựa mủ trắng. Mùa hoa: tháng 3 - 5; mùa quà: tháng 6-8.

Phân bố, sinh thái

Chi Pedilanthus Neck. có 2 loài ở Việt Nam đều là cây nhập trồng làm cảnh (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1995). Thuốc giấu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Trung Mỹ (có thể từ đảo Antilles), sau được đem đi trồng ở khắp các vùng nhiệt đới khác. Ở Việt Nam, cây cũng được trồng làm cảnh ở vườn, trồng dày làm hàng rào hoặc trồng làm dấu trên các mồ mả. Thuốc giấu là cây mọng nước, nên có khả năng chịu hạn tốt, ưa sáng, hơi chịu bóng. Cây cũng có khả năng sống được trong điều kiện đất nghèo dinh dưỡng hoặc khắc nghiệt ở những vùng bán hoang mạc.

Thuốc giấu trồng ở Việt Nam ít thấy ra hoa, không thấy quả, song cây lại có khả năng tái sinh vô tính khoẻ.

Bộ phận dùng

Toàn cây, thu hái quanh năm, thường dùng tươi.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng trên vận động tự nhiên: Cao chiết cồn 50% toàn cây thuốc giấu bỏ rễ có tác dụng làm giảm vận động tự nhiên của chuột nhắt trắng. Trân nghiệm pháp trụ quay, thuốc làm giảm thời gian bám trụ. Các tác dụng trên là biểu hiện của sụ ức chế hệ thần kinh trung ương.

2. Tác dụng hạ thân nhiệt: Cao khô chiết cồn 50% toàn cây thuốc giấu bỏ rễ có tác dụng làm hạ thân nhiệt của chuột nhắt trắng.

3. Độc tính cấp: Cao khô chiết cồn 50% toàn cây bỏ rễ, khi tiêm phúc mạc có liều chết trung bình LD50 = 1000 mg/kg.

Tính vị, công năng

Toàn cây thuốc giấu có vị chua, hơi chát, tính hàn, có độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, tiêu thũng, chỉ huyết, sinh cơ. Rễ có tác dụng gây nôn.

Công dụng

Cây thuốc giấu thường được dùng ngoài lấy lá tươi hoặc toàn cây, giã, có thể thêm ít muối đắp hoãc lấy nhựa mủ tươi bôi lên vết thương chảy máu các vết trầy xước, lở loét, mụn nhọt, viêm mủ da hoặc rết bò cạp đốt. Còn chữa bạch biến, mụn cóc. Lá 4 - 8g hãm với nước sôi, uống trị sổ mũi và chứng bứt rứt.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC