Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thuốc Lá

14:05 15/05/2017

Tên khác: Lão bẩu (Tày), yên thảo.

Tên nước ngoài: Tobacco (Anh); tabac mâle, grand tabac, herbe à Nicot (Pháp).

Họ: Cà (Solanaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống hàng năm, gốc hóa gỗ một phần. Thân hình trụ, mọc đứng, cao 1 - 2 m, phủ nhiều lông, phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, những lá phía dưới to, hình trái xoan, gốc thuôn, hơi ôm thân, đầu nhọn; những lá phía trên càng nhỏ dần, từ hình mũi mác đến hình dài hẹp; các lá đều có lông, dày hơn ở mặt dưới, mép nguyên.

Cụm hoa mọc thành chùy thẳng ở ngọn thân; hoa màu hổng hoặc tím nhạt, có cuống dài; đài hình trứng phủ đầy lông, 5 răng hình mác thuôn; tràng có ống hình trụ rồi loe ra ở đỉnh, dài gấp 4-5 lần đài, 5 cánh nhọn; nhị 5, đính ở gốc ống tràng, bao phấn nứt đọc; bầu 2 ô, chứa nhiều noãn. Quả nang, hình trứng, bằng hoặc dài hơn đài, bao bọc bởi đài tồn tại; hạt nhỏ nhiều, màu đen. Mùa hoa : tháng 3 - 5; mùa quả : tháng 6-8.

Phân bố, sinh thái

Chi Nicotiana L. gồm 65 loài, hầu hết là đặc hữu của Nam Mỹ, chỉ có số ít loài ở Australia. Có ít nhất 10 loài mà lá của chúng để dùng hút, nhai hoặc ngửi tạo cảm giác kích thích. Trong đó, đáng chú ý nhất là loài N. rustica L. (thuốc lào) và N. tabacum L. (thuốc lá) đã được trồng rộng rãi cung cấp một lượng lớn thuốc lá cho toàn thế giới. Loài thuốc lào có nguồn gốc ở Nam Mỹ, được nhập trồng sớm nhất ở Mehicô, Bắc Mỹ, vùng Caribê, sau đó cây được du nhập sang Liên bang Nga, vùng Ban Căng, Pakistan, Bắc Ấn Độ, Bangladesh và các nước ở Bắc Phi... Đôi khi cũng gặp loài này trong trạng thái bán hoang dại ở một vài nơi thuộc Pêru, Bôlivia, và Êcuado. Loài thuốc lá cũng có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Vào cuối thế kỷ 15, các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đến vùng biển Caribê và Nam Mỹ thấy người bản xứ hút loại thuốc này. Tuy nhiên, thuốc lá đã được trồng ở Nam Mỹ cách đây khoảng 2000 năm.

Đến năm 1612, cây bắt đầu được trồng ở vùng Vừginia (Bắc Mỹ) và từ đây loại thuốc lá mang tên "Vữginia" đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Sau đó thuốc lá được đưa vào châu Âu. Vào đầu thế kỷ 17, từ Philippin thuốc lá được đưa sang Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước khác ở châu Á. Khi nghiên cứu về nhiễm sắc thể, các nhà thực vật học cho rằng, thuốc lá là kết quả tiến hóa từ một dạng lai tự nhiên giữa loài N. sylvestris Speg. et Comes và N. o topho ra Griseb hoặc N. tomentosiformis Goody. Những loài này vẫn còn mọc tự nhiên ở vùng Tây Bắc Achentina [B. I. Utomo w & I. Hartana et al, 2000 en H. A. M. van der Vossen and M. Wessel, PROSEA - Stimulants, Nol6 : 93]

Thuốc lá là một loại cây đã được trồng từ lâu đời. Trong quá trình trồng trọt cây lại được lai ghép và chọn giống, nên từ đó hàng trăm giống thuốc lá khác đã được tạo nên. Thuốc lá trồng ở Việt Nam hiện nay có lẽ mối được nhập trong khoảng vài trăm năm trở lại đây. Ở vùng núi đá vôi thuộc tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, có trồng được loại thuốc lá sợi vàng nổi tiếng, mang tên là "thuốc lá Lạng Sơn". Ở nông trường Tam Đảo và Ba Vì, trước kia cũng trồng được loại thuốc lá ngon, giống được nhập từ Trung Quốc. Còn ở các tỉnh phía nam, như vùng Sông Côn (Bình Định), Đồng Nai và ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh giống thuốc lá Virginia vẫn đang được trồng... Như vậy, ngay ở Việt Nam, đã có nhiều giống thuốc lá khác nhau, nhưng đều thuộc loài N. tabacum L. Về đặc điểm sinh học, thuốc lá là loại cây có biên độ sinh thái rộng, có mặt hầu như khắp thế giới, từ 40°: vĩ tuyến Bắc (ở Thụy Sĩ) đến 40° vĩ tuyến Nam (ở New Zealand). Cây thích nghi với điều kiện khí hậu của vùng ôn đới ấm đến vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới (tùy các giống khác nhau). Nhiệt độ tối thích cho cây sinh trưởng phát triển tốt là 21- 27°c (ngưỡng cực tiểu trung bình là 13°c và tối cao là 37°C). Cây có thể sống được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất pha cát của phù sa sông hay đất pha cát có nguồn gốc từ đất mùn trên núi trong các thung lũng và chân núi đá vôi.

Thuốc lá là cây ưa sáng và ưa ẩm. Sự sinh trưởng và phát triển của mỗi giống phụ thuộc vào quang chu kỳ và độ dài ngày trong năm. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Cây trồng từ hạt sau 6-7 tháng bắt đầu có hoa quả. Hoa tự thụ phấn hoặc thụ phấn nhờ côn trùng. Thời gian thụ phấn có kết quả cao thường vào nửa sau của buổi sáng. Các loài thuốc lá mọc tự nhiên có quả tự mở khi già; còn quả của các giống thuốc lá trồng không tự mở, mà phải phơi khô. Đâv cũng là kết quả do quá trình chọn giống của các nhà sinh học. Hạt thuốc lá nếu được bảo quản trong điều kiện khô và lạnh, sau 10 năm vẫn có sức nảy mầm. Trong khi đó, hạt tươi có tỷ lệ nảy mầm rất kém.

Thuốc lá là một trong số các loại cây trồng của thế giới. Hiện nay có 110 nước đang trồng, trên tổng diện tích khoảng 4,5 triệu hecta. Sản lượng thuốc lá trên toàn thế giới trong giai đoạn 1994 - 1997 đạt 6,6 triệu tấn/năm. Trong đó, riêng châu Á chiếm 58%, châu Mỹ 21%, châu Âu 8% và châu Phi 1%... Trung Quốc mỗi năm sản xuất khoảng 40% tổng sản lượng thuốc lá của thế giói. Ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan trồng khoảng 47.000 ha (sản lượng 60.000 tấn/năm); Philippin : 37.000 ha (50.000 tấn/năm); Mianma : 37.000 ha (trên 38.000 tấn/năm); Việt Nam : 36.000ha (trên 29.000 tấn/năm); Malaysia : 11.000 ha (12.000 tấn/năm)... (B.I. Utomo w. & I. Hartana et al, 2000 in PROSEA - Stimulants No 16 : 91 - 99).

Cách trồng

Thuốc lá được trồng từ lâu ở Việt Nam. Trước kia, chủ yếu là loại thuốc lá sợi nâu. Hiện nay, phổ biến là thuốc sợi vàng. Các vùng trồng nhiều thuốc lá là Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thanh Hóa, Ninh Thuận, An Giang, Pleiku, Đắc Lắc... Thuốc lá được nhân giống bằng hạt. Hoa thuốc lá chủ yếu tự thụ phấn (tỷ lệ giao phấn tự nhiên chỉ chiếm 3 - 5%). Vì vậy, để chống thoái hóa và giữ thuần giống, cần chọn cây khỏe, không sâu bệnh, ra hoa muộn để làm giống (3-5 cây đủ giống trồng cho 1 ha). Cây để giống chỉ thu hoạch đến lá trung châu (lá giữa), ngắt bỏ hoa sớm và hoa muộn, chỉ giữ lại 30 - 40 hoa ở giai đoạn giữa, rồi bọc hoa tránh lai tạp. Khi vỏ quả có màu nâu (sau khi hoa nở 25 - 30 ngày), ngắt cả chùm quả, để khô nơi râm mát, không phơi nắng, rồi vò lấy hạt, bảo quản nơi khô ráo.

Hạt thuốc lá cần có thời gian chín sinh lý sau khi chín hình thái, vì vậy, thu xong gieo ngay, tỷ lệ nảy mầm kém. Trong thực tiễn sản xuất, thuốc lá được gieo trong vườn ươm, sau đánh cây con đi trồng. Vườn ươm cần bố trí ở nơi tiện tưói tiêu, khuất gió, tránh hướng gió mùa đông bắc, đất nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước, vụ trước không trồng cây họ cà. Đất cần làm thật kỹ vì hạt thuốc lá rất nhỏ (1.000 hạt chỉ nặng 0,05 - 0,09 g), lên luống rộng 1 m, cao 20 - 25 cm theo hướng đông tây. Đất vườn ươm cần được xử lý phòng trừ sâu bệnh trưóc một tuần bằng một trong các biện pháp sau :

- Rải rơm, rạ, cỏ khô hoặc trấu dàv 4-5 cm rồi đốt cho cháy hết, dùng cào trộn tro với lớp đất mặt.

- Tưới 30g C11SO4 trong 10 lít nước cho 10 m2.

- Rắc 250g Basamid cho 10 m2 mặt luống, rồi trộn đều với đất. Tùy theo loại đất, có thể bón lót 10 - 20 kg phân chuồng mục với 2 - 4 kg tro bếp hoặc 1 kg Sulfat đạm + 0,5 kg supe lân + 0,5 kg Sulfat kali cho 10 m2. Trộn đều phân với đất đến độ sâu 10 cm, sau đó san phẳng.

Hạt thuốc lá nảy mầm thích hợp ở 25 - 28°c. Đây là căn cứ chính để bố trí thời vụ gieo hạt. Ở miền Bắc, vụ chính (vụ xuân) gieo vào tháng 11 - 12, trồng vào tháng 1-2, chậm nhất sang đầu tháng 3. Vụ đông gieo vào cuối tháng 8 đầu tháng 9, trổng vào tháng 10. Ớ Tây Nguyên, gieo vào tháng 6-7, trồng tháng 8-9. Từ Bình Định đến Ninh Thuận, gieo tháng 8-9, trồng vào tháng 10 - 11. Càng vào phía nam, thời vụ càng muộn hơn. Trưốc khi gieo, cần ngâm hạt vào nước 4-6 giờ cho hút đủ nước và loại bỏ hạt lép, vót ra, xử lý với C11SO4 1% trong 10 phút hoặc AgN03 0,1% trong 15 phút dể trừ nấm bệnh, rồi ủ đến khi nứt nanh đem gieo. Có thể kích thích hạt nảy mầm bằng cách ngâm trong acid gibberellic 50 ppm trong 48 giờ. Mỗi mét vuông vườn ươm cần gieo 0,2 - 0,3g hạt (50 - 70g hạt đủ trồng cho 1 ha). Nên trộn hạt với cát hoặc đất bột để gieo cho đều. Gieo xong, xoa nhẹ mặt luống, phủ một lớp rơm, rạ mỏng, rồi tưới ẩm. Cây ở vườn ươm cần được chăm sóc tốt như đảm bảo đủ ẩm, bón thúc bằng đạm và kali, tỉa cây để có khoảng cách cuối cùng 4-5 cm, đồng thời, phòng trừ sâu và bệnh thán thư gây hại.

Đất trồng thụốc lá không đòi hỏi khắt khe, đất bạc màu trồng vẫn tốt. Thích hợp nhất là đất nhẹ, cát pha, tơi xốp, thoát nước, độ pH 6,5 - 7. Chú ý không trồng thuốc lá luân canh với những cây họ cà để tránh sâu bệnh lây lan. Đất cần cày sâu, để ải, có thể lên luống hay rạch hàng tùy theo diều kiện thoát nước. Ở nơi có mưa nhiều, phải lên luống rộng 1 “ 1,2 m, cao 20 - 25 cm. Phân bón lót trung bình cần 10 - 12 tấn phân chuồng mục, 100 - 120 kg Sulfat đạm, 300 kg supe lân và 100 kg Sulfat kali cho 1 ha. Không dùng clorua kali vì ảnh hưởng xấu đến phẩm chất thuốc lá. Cần trộn dều phân với đất đến độ sâu 10-12 cm, tốt nhất là bón theo hốc.

Đối với các giống thuốc lá hiện nay, mật độ trồng yêu cầu 22.000 - 25.000 cây/ha với khoảng cách 80 X 50 cm. Một số giống mới cần trồng thưa hơn (khoảng 20.000 cây/ha). Sau khi trồng, cần tưới ngay và kiểm tra thường xuyên để dặm kịp thời, đảm bảo mật độ. Cứ 10 ngày sau khi trồng, tiến hành xới nông 3-5 cm 10-15 ngày sau xới sâu 5 - 7 cm và 15 - 20 ngày sau xới lần cuối cùng sâu 7-10 cm, rồi vun cao gốc. Biện pháp xới vun làm cho đất thoáng, kích thích bộ rễ, nhất la rễ bất định ở gốc cây phát triển thành rễ hút. Thuốc lá cần rất nhiều nước. Trong thời kỳ phát triển thân lá, cây cần có độ ẩm đất khoảng 80%, ỏ các giai đoạn khác cần ít hơn. Sau khi trồng, có thể tưới gốc, nhưng khi cây ở giai đoạn phát triển thân lá, nên áp dụng cách tưới rãnh. Việc bón phân cho thuốc lá phải đảm bảo tỷ lệ NPK cân đối và phù hợp với điều kiện đất đai từng nơi. Thuốc lá có nhu cầu p không nhiều, chỉ cần một lượng vừa đủ để bón lót. Đối với N và K, cần xử lý như sau :

- Sau khi trồng 15-20 ngày : 50 - 100 kg Sulfat đạm và 50 - 100 kg sulfat kali cho 1 ha.

- Sau 30 - 35 ngày : 50 kg Sulfat đạm và 50 kg sulfat kali. Cần kết thúc bón thúc sớm, không kéo dài. Phân có thể bón qua đất hoặc hòa với nước phun lên lá. Đối với cây thuốc lá không để giống, thường xuyên bấm chồi nách và ngắt ngọn khi bắt đầu xuất hiện nụ hoa để tập trung dinh dưỡng nuôi lá trên thân chính và ngăn ngừa nicotin chuyển lên hoa. Trong trường hợp thu vụ đông muộn hơn 15/3, lỡ thời vụ của cây luân canh, có thể áp dụng phương pháp nuôi chồi tái sinh để thu thêm vụ nữa. Năng suất vụ này có thể bằng 2/3 năng suất vụ chính.

Cách làm như sau : trước khi thu hoạch một tuần, tiến hành bấm ngọn và bón cho mỗi ha 3 tấn phân chuồng và 50 kg Sulfat dạm. Sau khi thu hoạch, chặt cây để lại gốc cao 6-7 cm, tiếp tục bón 3 tấn phân chuồng, 50 kg sulfat đạm, 50 kg supe lân và 50 kg sulfat kali cho 1 ha. Sau 50 ngày, có thể thu hoạch. Thuốc lá thường bị hại do sâu xám (Agrotis ypsilorí), rệp (Myzii spersicaè), bệnh đốm mắt cua (Cercospo nicotinanae Frogeye) và bệnh đen thân {Phytophthora parasitica var. Nicotinana). Cần phòng trị bằng các thuốc đặc hiệu và chú ý luân canh. Lá thuốc lá chín từ dưới lên trên. Cần thu hái đúng độ chín (lá chuyển từ màu xanh sang màu vàng, lóng rụng, mặt lá trơn, ít dính, phía ngọn lá bắt đầu khô, hai bên rủ xuống; gân lá màu trắng sữa, giòn, bẻ dễ gãy, vết bằng). Thu xong, xếp riêng theo từng cỡ lá,không để đống và đem sấy ngay. Cần sấy đúng kỹ thuật : nhiệt độ tăng dần tối đa đến 65 - 70°c và độ ẩm không khí giảm dần, sao cho lá thuốc có màu vàng đều, ổn định, hàm lượng nước trong lá còn 12 - 16%.

Bộ phận dùng

Lá, thu hái trước khi cây có hoa, đùng tươi hay phơi khô.

Tác dụng dược lý

Thuốc lá là một cây độc. Nicotin trong thuốc lá là chất độc mạnh, liều chết cho một người lớn là 40 mg.Tác dụng dược lý của thuốc lá chủ yếu do nicotin với tác dụng mạnh và nhanh. Liều độc nicotin gây buồn nôn mạnh, nôn, bài xuất phân và nưốc tiểu, run cơ và co giật. Chất base được hấp thụ nhanh qua niêm mạc và da nguyên vẹn, nhưng các muối hấp thụ chậm. Tác dụng chiếm ưu thế của nicotin là trên hạch thần kinh tự dộng và một số trung tâm ở tủy, đặc biệt trung tâm nôn và trung tâm hô hấp, tác dụng đầu tiên kích thích với liều nhỏ, và sau đó ức chế vói liều lớn. Sự kích thích ban đầu gây tăng huyết áp trong thời gian ngắn, làm chậm nhịp tim, thở sâu hơn, tăng tiết nước bọt và các dịch khác, sau đó gây ức chế, huyết áp hạ, mạch nhanh, thở không đều, và liệt tiết dịch. Với liều độc, chết thường do ngừng hô hấp do liệt đây thần kinh hoành; d - nornicotin và anabasin giống tác dụng của nicotin nhưng độc hơn. Myosmin ít độc hơn nicotin nhưng gây co bóp ruột cô lập chuột lang mạnh hơn. Đã có nhận xét về tỷ lệ cao bệnh động mạch vành tim ở người nghiện thuốc lá nặng.

Hút thuốc lá có đầu lọc làm giảm lượng nicotin và nhựa thuốc lá vào miệng. Tác dụng của nicotin trên nhịp tim, huyết áp và sự co mạch tuy vậy có tính chất tạm thời và giảm xuống trong vòng 10 - 30 phút sau khi ngừng hút. Nicotin giải độc nhanh trong cơ thể và không tích luỹ. Có mối liên quan giữa hút thuốc lá (đặc biệt thuốc lá điếu) nhiều và kéo dài, và tác dụng gây ung thư phổi. Ung thư phổi xảy ra nhiều hơn ở ngưòi hút thuốc lá diếu so với ở người hút tẩu và xì gà, còn ung thư môi nhiều hơn ở người hút xì gà. Các thành phần của thuốc lá có tác dụng gây ung thư mạnh là 3 - 4 benzpyren và chất gâv ung thư khác cùng loại hydrocarbon thơm có nhiều vòng và các chất đồng gây ung thư. Tuổi thọ của người bị bệnh tim mạch nghiện thuốc lá thấp hơn nhiều so với của người bị bệnh tim mạch không hút thuốc lá. Trong khói thuốc lá có nhiều chất poloni phóng xạ hạt alpha, nếu hút 20 điếu thuốc, người ta phải nhận một lượng phóng xạ gấp 7 lần lượng phóng xạ cho phép. Sau khi hút thuốc một thòi gian, xuất hiện sự co thắt mạch não gây rối loạn tiền đình. Nicotin gây suy giảm hoat động của hộ thần kinh, phổi, thận, cơ quan tiêu hóa gây nên bệnh nhồi máu, loét dạ dày ngay cả ở người trẻ tuổi. Người viêm loét dạ dày hay có trĩ nội mà hút thuốc lá dễ bị chảy máu trong nguy hiểm. Nếu thức đêm mà hút thuốc lá nhiều sẽ dễ bị rối loạn nhịp tim. Bôi lên da chuột nhựa của khói thuốc lá có thể gây ung thư da. Tác dụng mô bệnh học của việc nhai trầu với thuốc lá được nghiên cứu bằng cách tái hiện 4 thói quen. Cho động vật uống trong 5 tháng cao thuốc lá vói lá trầu không, hạt cau và vôi tôi với liều thường dùng cho người nghiện, dẫn đến dị sản ở tất cả động vật. Thuốc lá làm tăng rõ rệt sự dị sản. Vôi và trầu không có thể có tác dụng bảo vệ do làm giảm loạn sản và dị sản.

Những kết quả này minh hoạ cơ chế có thể tác động đến sự sinh ung thư ở người nghiện nhai trầu với thuốc lá. Hút thuốc lá gây giảm quần thể tế bào Langerhans ở cả biểu mô bình thường và ở các thương tổn do ung thư ở biểu mô cổ tử cung. Có sự tương quan giữa số điếu thuốc lá hút hàng ngày vối tác dụng làm giảm tế bào. Tác dụng miễn địch tại chỗ này có thể giải thích cơ chế gây phát triển ung thư cổ tử cung do hút thuốc lá. Thử nghiệm về tác dụng cấp tính của việc hút thuốc lá ở ngưòi nghiện và không nghiện cho thấy ở cả hai nhóm đều có sự giảm về chức năng phổi, có lẽ do phản xạ co thắt phế quản gây bởi kích thích dây thần kinh phế vị do chất đặc hiệu chứa trong thuốc lá.

Thuốc lá có tác dụng lợi tiểu trong thử nghiệm trên chuột cống trắng. Nicotin và anabasin ngăn cản cac loài rệp hút nhựa cây cối và có tác dụng gây tê liệt qua các lông châm hút. Tính vị, công năng Thuốc lá có vị cay, tính rất nóng, có độc tính rất mạnh, chỉ dùng ngoài để cầm máu.

Công dụng

Theo kinh nghiệm dân gian, thuốc lá được dùng đắp vào những vết đút tay chân chảy máu để cam máu. Còn dùng dắp chữa rắn rết, côn trùng căn. Để trừ rệp, lấy lá thuốc lá để dưới giường hay nệm. chiếu; sau vài ngày, rệp chết hết. Thuốc lá còn được dùng chữa bệnh cho gia súc bằng cách lấy lá thuốc gia hay cuống lá nấu nước tắm cho con vật để tri ghẻ, chấy rận, bọ chó. Nước sắc lá thuốc lá hay các dư phẩm của xí nghiệp sản xuất thuốc lá, dùng phun co tác dụng trừ côn trùng hại cây trồng. Ở Trung Quốc, nước sắc lá thuốc lá dùng ngoài trị ghẻ, bệnh ký sinh trùng da và một số bệnh da ở phần có tóc của đầu. Ở Ân Độ và một số nước khác, dầu hạt thuốc lá tinh chế được dùng làm dầu thắp sáng, ngọn lửa không có khói, và làm xà phòng, sơn và verni. Ở Peru, nước sắc lá thuốc lá dùng ngoài trị thấp khớp và chống ký sinh trùng.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC