Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thương Lục

16:05 15/05/2017

 Thương Lục có tên đồng nghĩa: Phytolacca acinosa Roxb. var. esculenta Mak.

Tên nước ngoài: American grape, pokeweed, sweet belladonna (Anh); phytolaque (Pháp).

Họ: Thương lục (Phytolaccaceae).

Mô Tả

Cụm hoa mọc đối diện với lá thành chùm, dài hơn lá, thường cong xuống, cuống có cạnh, nhẵn; hoa màu trắng pha hồng; lá bắc 3; bao hoa có 5 phiến bằng nhau, nhọn đầu; nhị 8 - 10; bầu có 8 - 10 noãn. Quả mọng, hình cầu dẹt, có 10 múi gồ lên, khi chín màu tím đen; hạt gần hình thận, màu đen bóng. Mùa hoa : tháng 5-7; mùa quả : tháng 8 - 10.

Phân bố, sinh thái Chi Phytolacca L. có 25 loài, phần lớn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Trung và Nam Mỹ. Một số loài có ỏ châu Phi, Madagasca và châu Á. Ở vùng Đông Nam Á, chỉ có 3 - 4 loài, đo du nhập, sau trở nên hoang dại hóa (Razali Yusuf, 1999 in prose A - Med & pois pi. 12(1): 392 - 397). Ở Việt Nam, CÓ 3 loài (Nguyễn Tiến Bân, 1997), loài thương lục mới chỉ thấy phân bố ở một số tỉnh vùng núi phía bắc; ở độ cao 700 - 1600 m như Sa Pa, Mường Khương (Lào Cai); Kỳ Sơn (Nghệ An); Phong Thổ (Lai Châu); Quan Hoá (Thanh Hoá)... Cây còn thấy ở nhiều nước khác, như Pakistan, Ân Độ, Nêpan, Bhutan, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật bản và Lào. Thương lục là cây ưa ẩm và có thể hơi chịu bóng. Ở các điểm phân bố nêu trên, cây thường mọc ở ven rừng hoặc thung lũng vùng núi đá vôi. Cây sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ẩm mát quanh năm; với nhiệt độ không khí trung bình là 15 - 18°c.

Thương lục ra hoa quả nhiều hàng năm. Dưới gốc cây mẹ, thường thấy các cây con mọc từ hạt và sẽ có hoa quả ngay trong năm đầu tiên. Ngoài công dụng làm thuốc, thương lục còn được trồng làm cảnh.

Cách trồng

Thương lục đang được trồng ở các cơ sở thuộc Viện Dược liệu là cây nhập trồng từ Triều Tiên vào năm 1962 - 1963. Thương lục được trổng bằng hạt vào hai vụ xuân và thu. Hạt được gieo trong vườn ươm, khi cây con có chiều cao 5 - 7 cm thì đánh đi trồng. Cây ưa đất cát pha, đất thịt nhẹ, nhiều màu, cao ráo, thoát nước. Đất cần cày, bừa, lên luống cao 25 - 30 cm, rộng 60 - 100 cm, trồng hàng đôi, hay ba với khoảng cách 20 - 25 cm một cây. Trước khi trồng, nên bón lót 10 - 12 tấn phân chuồng mục cho 1 ha. Trồng xong, cần giữ luôn đủ ẩm (60 - 65%), thường xuvên xới xáo nhẹ, làm cỏ. Cứ 15 - 20 ngày, dùng nước phân chuồng, nước giải hoặc dạm pha loãng tưới thúc một lần, bón cho tới khi câv ra hoa thì ngừng.

Bộ phận dùng

Rễ củ, thu hoạch vào mùa thu hay mùa dông. Đào về, cắt bỏ rẻ con, rửa sạch, thái mỏng, phơi khò trong râm, có người muốn cho rẽ có mùi thơm như nhân sâm đã đem ngâm rỗ vào rượu 40° có pha mật ong 1 kg rề ngâm với 250 ml rượu trắng và 250 ml mật ong) cho đến khi ngấm đều rồi phơi hoặc sấy khô. Có nhiều cách chế biến rỗ thương lục theo y học cổ truyền : Thương lục thái phiến : Dược liệu rửa sạch, để ráo nước, thái phiến vát dài 3-5 cm, đày 1-3 cm. Đôi khi còn ủ mềm 30 phút rồi thái phiến phơi khô. Cũng có thể ngâm thương lục với cam thảo 1-2 giờ, ủ 30 phút rồi phơi khô. Thương lục chícli giấm: Thương lục phiến (10 kg) trộn đều với giấm (2 kg) ủ 8 - 10 giờ cho hút hết giấm, sao tới khi vàng. Hoặc sao thương lục phiến đến khi nóng thì cho giấm vào đảo đều, tiếp tục sao đến khô vàng. Thương lục nấu với giấm: Thương lục phiến (10 kg) trộn đều vói giấm (3 kg), nấu đến khi cạn giấm đổ ra phơi hoặc sấy khô.

Ghi chú : Chế giấm hoặc cam thảo để giảm bớt dộc tính của thương lục. (Phạm Xuân Sinh. Chế biến thuốc, trang 272).

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng giùm ho, bình suyễn: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng gây ho bằng phương pháp phun xông anioniac cho thấy dạng alcaioid chiết thô của thương lục có tác dụng giảm ho rõ rệt, dạng chiêt bang chloroform và dạng saponin không có tác dụng rõ rệt, các dạng dịch ngâm, rượu thuốc và nước sắc của thương lục bằng dường uống không có tác dụng. Thí nghiệm trên chuột lang gây co thắt phế quản, khó thở bằng phương pháp phun xông histamin, nước sắc, và rượu thuốc chế từ thương lục có tác dụng kéo đài thời gian tiềm phục các cơn khó thở, mà không thể ngăn cản sự xuất hiện các cơn khó thở.

2. Tác dụng lợi đờm: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng bằng phương pháp bài tiết phenolsulfonphthalein chứng tỏ các dạng nước sắc, dịch ngâm, rượu thuốc từ thương lục đều có tác dụng lợi đờm, trong đó dạng nước sắc có tác dụng mạnh nhất. Dạng chiết bằng chloroform và chất phvtolaccagenin cũng có tác dụng lợi đờm rõ rệt.

3. Tác dụng chống viêm: Chất phytolaccosid E thí nghiệm trên chuột nhắt trắng với liều 5-20 mg/kg, tiêm xoang bụng có tác dụng giảm phù nề tai chuột do dibenzen gây nên, trên chuột cống trắng với liều 5 - 30 mg/kg tiêm xoang bụng có tác dụng giảm phù bàn chân chuột do carragenin gây nên, với liều 5 mg/kg tiêm liên tục trong 7 ngày ức chế sự hình thành tổ chức u hạt trong nghiệm pháp cấy dưới da viên bông, đồng thời làm giảm trọng lượng tuyến ức. Trên mô hình viêm thận thực nghiệm, đùng dạng glycoprotein của thương lục tiêm xoang bụng cho chuột nhắt trắng với liều 1,5 mg/kg liên tục trong 13 ngày, có tác dụng làm hạ protein niệu và làm tăng albumin trong huyết thanh.

4. Các tác dụng khác: Dạng saponin toàn phần của thương lục dùng với 1,5 mg/kg/ngày, dùng liên tục trong 13 ngày bằng đường uống làm tăng khả năng xâm nhập của 3H - thymidine vào DNA của tổ chức gan và lách chuột nhắt trắng được nuôi dưỡng bằng chế độ ăn có hydroxyurea. Người ta suy ra rằng saponin của thương lục tác động như một chất hoạt hóa men nucleotid reductase. Thí nghiệm trên ống kính, dạng nước sắc và rượu thuốc từ thương lục có tác dụng ức chế chủng Diplococcus pneumoniae, nhựa mủ thương lục có một glycoprotein có tác dụng kháng vừus gây bệnh cho lá thuốc lá. Dịch ngâm thương lục 5% có tác đụng diệt ấu trùng muôi sau khi tiếp xúc. Chất phytolaccatoxin có tác dụng gây co giật và là thuốc kích thích tuần hoàn.

ĐỘC TÍNH. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, LD50 của các dạng bào chế từ thương lục như sau : dịch ngâm là 26 g/kg, nước sắc 28 g/kg và rượu thuốc 46,5 g/kg; bằng đường tiêm xoang bụng LD50 của dịch ngâm là 1,05 g/kg, nước sắc 1,3 g/kg và rượu thuốc 5,3 g/kg. Trên thỏ cho ăn bột thương lục với liều 5 - 10 g/kg hoạt dộng súc vật giảm, không thấy có biểu hiện ngộ dộc khác. Trên mèo dùng bẳng đường uống với liều 2,5 - 10 g/kg đều xuất hiện nôn mửa và hoạt (lộng giảm, còn với liều 10 g/kg dến ngày thứ hai đã có súc vật chết. Trên người, thương lục có độc, uống quá liều gây ngộ độc thường xuất hiện sau khi dùng thuốc 20 phút đến 3 giờ. Ngộ độc nhẹ thì thân nhiệt tăng, tim đập nhanh, thở mạnh, nôn mửa, đau bụng, tinh thần hoảng hốt, nói lảm nhảm. Liều lớn gây liệt thần kinh, hôn mê, thở khó khăn huyết áp hạ, tim ngừng đập gây tử vong. Biện pháp giải độc thông thường là chữa triệu chứng dùng thuốc trợ sức. Trong dân gian ngưòi ta có kinh nghiệm dùng cam thảo sống, đậu xanh giã giập pha với nước sôi hoặc sắc nước uống.

Tính vị, công năng

Thương lục có vị đắng, tính hàn, có độc, vào 2 kinh tỳ và bàng quang, có tác dạng thông đại tiểu tiện, tả thủy, tiêu thũng, tán kết. Công dụng Trong y học cổ truyền, thương lục được dùng chữa phù thũng, trương mãn, cước khí, mụn nhọt, dầu đinh, vàng da.

Liều dùng : ngày 4,5 - lOg, dưới dạng nước sắc hoặc thuốc bột. Dùng ngoài, dắp tại chỗ. Thường dùng phối hợp với đại phúc bì, mộc thông, trạch tả chữa phù toàn thân, thở khó, mỏi mệt, với xích tiểu đậu, phục linh, xa tiền tử chữa tiểu tiện ít, tiểu tiện khó, với thiên hoa phấn, mẫu lệ, đình lịch tử, ngũ gia bì chữa bệnh thận. Ở Trung Quốc, thương lục được sử dụng điều trị trên lâm sàng với kết quả như sau : chữa viêm thận và cổ trướng do xơ gan. Thương lục, trạch tả, đỗ trọng mỗi vị lOOg. Rửa sạch cắt thành lát mỏng, ngâm nước ấin trong 1 - 2 giờ, thêm nước sắc 2 lần vói lửa nhỏ. Lọc lấy nước thêm dưòng và châ't bảo quản vừa đủ 300 ml. Người lớn ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 - 15 ml, trẻ em giảm liều. Uống sau bữa ăn; đổng thời ăn chế dộ giảm muối. Đã dùng diều trị cho 9 bệnh nhân viên thận mạn tính thì 8 trường hợp đạt kết quả tốt, lượng nưóc tiểu tãng, phù giảm; còn điều trị cho 8 bệnh nhân xơ gan có 5 trường hợp có tiến bộ, lượng nước tiểu tăng, cổ trướng giảm. Chữa bệnh xuất hiện do giảm tiểu cầu : Thương lục cắt thành lát mỏng, nấu với nưóc đến sôi trong nửa giờ, cô đặc để được dạng nước sắc 100%. Lần đầu uống 30 ml, sau đó mỗi lần uống 10 ml, ngày uống 2 - 3 lần. Đã dùng điều trị cho 21 bệnh nhân, ngoài 1 bệnh nhân không có két quả rõ rệt, số còn lại trong vòng 2-4 ngày sau khi dùng thuốc, các điểm xuất huyết dần dần biến mất, hiện tượng chảy máu mũi, chảy máu chân răng giảm rõ rệt, có 1/2 số bệnh nhân sau 2 tuần lễ, số lượng tiểu cầu hồi phục bình thường.

Bài thuốc có thương lục

1. Chữa phù toàn thân, thở gấp, khát, đại tiểu tiện không thông : Thương lục, trạch tả, xích tiểu đậu (sao), khương hoạt, đại phúc bì, mộc thông, tần cửu, thổ phuc linh hạt cau. Các vị lượng bằng nhau. Mỗi lần dùng 12g thêm gừng tươi 3 nhát, sắc nước uống.

2. Chữa cổ trướng : Thương lục 6g; đông qua bì, xích tiểu đậu mỗi thứ 30g; trạch tả 2g; phục linh bì 24g. sắc nước uống.

3. Chữa mụn nhọt, đâu dinh : Thương lục 15g, bồ công anh 60g. sắc nước rửa.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC