Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần V

Vòi Voi

10:05 19/05/2017

Vòi Voi có tên khác: Dền voi, thiên giới thảo, đại vĩ đao, co nam (Thái).

Tên nước ngoài: Indian heliotrope (Anh); héliotrophe des Indes, crête de coq, herbe de Saint Fiacre, herbe papillon (Pháp).

Họ :Vòi voi (Borraginaceae).

Mô Tả

Cây thảo, cao 40 - 60cm. Thân hình trụ, màu lục. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc lá men theo cuống, đầu nhọn, mép uốn lượn, mặt trên màu lục sẫm, có gân hằn sâu thành mạng rõ, mặt dưới rất nhạt hơi màu xám.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành xim bọ cạp, dài 8 - lOcm; hoa màu tím nhạt hoặc trắng, mẫu 5; dài hình ống ngắn; tràng hình chuông ở phía trên, hình ống ở phía dưới; nhị 5; bầu 4 ô, mỗi ô 1 noãn. Quả gồm 4 hạch nhỏ. Toàn cây có lông nháp và mùi hôi. Mùa hoa quả: tháng 5-7.

Phân bố, sinh thái

Helìotropium L. là chi có số loài lớn, với khoảng 250 loài. Các loài phân bố rộng rãi từ vùng ôn đới ấm đến vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới ở khắp các châu lục, song tập trung nhiều ở châu Mỹ. Ở Malaysia có 11 loài, trong đó có 7 loài được coi là cây bản địa; Việt Nam chỉ có 3 loài. Vòi voi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, nhưng ngày nay thấy cây phân bố ở các vùng nhiệt đới khác. Cây mọc tự nhiên phổ biến ở các nước châu Á như Indonesia, Philippin, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia, Lào, phía nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây mọc ở hầu khắp các tỉnh, trừ vùng núi cao trên 1500m. Vòi voi cũng có ở tất cả các đảo lớn như Cát Bà, Hòn Mê, Cồn cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Côn Đảo.

Vòi voi là cây ưa sáng, thường mọc trên các bãi đất ẩm ở vcn dường đi, quanh làng, nương rẫy, vườn và bãi bồi sông. Cây con mọc từ hạt vào khoảng tháng 4-5; sinh trưởng nhanh trong mùa hò, ra hoa quả nhiều và tàn lụi vào giữa mùa thu. Vòi voi có thể sống được trên nhiều loại đất, chịu nắng nóng trong mùa hè; gieo giống tự nhiên từ hạt. Do đó cày thường mọc tập trung thành đám ở nơi trước đây có cây mẹ. Vòi voi thường bị coi là loài cỏ dại ảnh hưởng đến cây trồng. Tuy nhiên khi cây mọc dày, có tác dụng chống xói mòn vào mùa mưa; toàn bộ phần trên mặt đất được dùng làm phân xanh.

Bộ phận dùng

Toàn cây.

Tác dụng dược lý

Các alcaloid pyrrolizidin trong cây vòi voi có tác dụng độc trên động vật, gia súc và lẻ tẻ trên người, nhiều alcaloid này có tác dụng độc hại gan rõ rệt. Các oxydase ở gan động vật có vú biến đổi những alcaloid này thành những cấu trúc pyưol là chất alkyl hóa mạnh tác động với các chất ưa nhân thích hợp của tế bào, ví dụ các acid nucleic và protein. Tuy tác dụng độc của các chất chuyển hóa này thường được nhận xét thấy chủ yếu ở gan, nhưng phổi và / hoặc những mô khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Thêm vào tác dụng độc hại tế bào, các alcaloid pyưolizidin còn có tác dụng gây đột biến và gây ung thư.

Alcaloid indicin - N - oxyd trong vòi voi có hoạt tính ức chế carcinom v - 256 ở chuột cống trắng và bệnh bạch cầu L - 121 ở chuột nhắt trắng, và được tiêm truyền một đợt ngắn 15 phút cho bệnh nhân có khối u rắn đã được áp dụng hóa liệu pháp trước đó. Các tác đụng không mong muốn hạn chế việc sử dụng là giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu, và độc tính tích luỹ khi dùng những liều nhắc lại. Nói chung, tác đụng độc hại gan ngăn cản việc tiếp tục nghiên cứu.

Heliotrin có tính chất gây ung thư, ngược lại indicin N - oxyd lại kháng carcinom Ehrlich và sarcom 180 trên chuột nhắt bằng đường uống hay tiêm vào phúc mạc. Trong những mô hình gây vết thương bằng đường rạch hoặc cắt bỏ da ở chuột cống trắng, cao 10% (trọng lượng/ thể tích) của vòi voi trong nưốc muối được bôi tại chỗ trước khi gây vết thương, kết quả thử nghiệm về sức căng dãn cho thấy vòi voi có tác dụng tốt trong giai đoạn tái tạo làm lành vết thương. Vòi voi cũng có tác dụng chống viêm.

Tính vị, công năng

Cây vòi voi có vị đắng nhạt, hơi cay, mùi hăng, tính mát, có tác dụng thông huyết, trừ phong thấp, thanh nhiệt, tiêu viêm.

Công dụng

Cây vòi voi được dùng theo kinh nghiệm dân gian để chữa phong thấp, sưng khớp, lưng gối nhức mỏi, viêm họng, nhọt viêm tấy, mẩn ngứa. Ngày dùng 15 - 30g dưới dạng thuốc sắc. Vòi voi còn được dùng làm thuốc thông kinh, khi dùng liều cao có thể gây sẩy thai. Dùng ngoài, cành lá hoa tươi, giã nhỏ, chưng với giấm đắp, chữa mụn nhọt, chín mé, viêm hạch, vấp ngã tụ máu, bong gân. Vì cây vòi voi có tác dụng độc hại đối với gan, nên hạn chế việc dùng uống để chữa bệnh. Ở một số nước Đông Nam Á, lá cây vòi voi được dùng trị hột cơm, mụn cóc và làm thuốc đắp để tri các khối u. Ở Indonesia, nước sắc lá trị bệnh tưa, bệnh do nấm Candìda. Trong y học dân gian Lào và Campuchia, toàn cây vòi voi được dùng dưới dạng thuốc sắc uống hoặc thuốc đắp trị viêm, sưng tấy, bong gân, thâm tím, đụng giập, viêm họng, áp xe và thấp khớp, thuốc đắp lá trị herpes và thấp khớp. Ở Philippin, rễ được dùng làm thuốc điẻu kinh, nước hãm lá để rửa vết thương và mụn nhọt, lở loét. Ở Thái Lan, nước sắc phần trên mặt đất là thuốc hạ sốt, chống viêm và rẻ trị bệnh về mắt. Ở Tây Phi, thuốc đắp lá trị eczema và chốc lở. Ở Ấn Độ, cây vòi voi được dùng để làm mềm đa, lợi tiểu, trị vết thương và dùng đắp tại chỗ trị loét, chốc lở, vết thương, nhọt ỏ lợi, bệnh da, thấp khóp và sâu bọ cắn. Nước sắc chổi non trị ho và ghẻ; nước sắc lá trị sốt và mày đay, nước sắc rễ trị ho và sốt. Hạt nhai và nuốt làm dễ tiêu. Ở Nam và Trung Mỹ, nước sắc lá còn trị lỵ và trĩ, dịch ép lá uống chữa chảy máu bên trong, nước hãm lá dùng súc miệng trị viêm họng. Ở Bờ Biển Ngà, nhân dân bôi dịch ép vòi voi để chữa vết thương, đắp lá rồi băng lại để trị một số bệnh da, đặc biệt trị eczema và chốc lở trẻ em.

Bài thuốc có vòi voi

1. Chữa sai khớp và bong gân, sau khi đã chỉnh hình các khớp: Vòi voi (lá và hoa) 30g, tỏi 1 củ, muối ăn 10g. Tất cả giã nát đắp vào chỗ sưng tấy, băng chặt.

2. Chữa vết thương phần mềm: Vòi voi 50g, sài đất 200g, tô mộc 20g. sắc nước rửa.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC