Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần V

vọng cách

16:04 28/04/2017

Còn gọi là bọng cách, cách. Tên khoa học Premna integrifolia L. (Gumira littorea Rumph.).

Thuộc họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae.

A. Mô tả cây

Vọng cách là một cây nhỏ có nhiều cành, đôi khi mọc leo, có khi có gai. Lá mỏng, hình dáng thay đổi, khi thì hình trứng, khi thì hình hơi bầu dục, đầu lá tù hay hơi nhọn, phía cuống hơi hình tròn, dài từ 10-16cm, rộng 5-6cm, có khi tới lOcm hay hơn; mép lá nguyên hay hơi khía tai bèo. Hoa nhiều, nhỏ, màu xanh lục nhạt, mọc thành ngù ở đầu cành. Quả hình trứng, màu đen nhạt, to bằng hạt đậu, xù xì, ở đầu hơi hõm, có 4 ngăn, mỗi ngăn chứa một hạt. Toàn thân cây có mùi thơm dễ chịu, lá cũng có mùi thơm hơi hắc, rỗ có vị hăng đắng, mùi lá vọng cách dùng chữa lỵ, thông tiểu tiện, giúp sự tiêu hóa. Rễ vọng cách chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, chữa sốt.

Cây vọng cách và tác dụng chữa bệnh của nó

b. Tại ấn độ, indonesia

lá vọng cách được dùng dưới dạng sắc uống chữa tê thấp, thấp khớp. Lợi sữa cho phụ nữ mới sinh con. Mỗi ngày dùng 30-40g lá tươi hoặc 15-20g rễ.

B.Phân bố, thu hái và chế biến

 Cây vọng cách mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam và các nước Lào, Cămpuchia. Còn thấy mọc ở Mangát, An Độ, Inđônêxia, Philipin và châu Úc. Thường người ta hái lá quanh năm, có nơi dùng cả vỏ thân, rễ. Hái về rửa sạch, phơi hay sấy khô hoặc sao vàng mà dùng. 

C. Thành phần hóa học

Lá chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Basu N. K và Dandiya p. c (1947) đã chiết được từ vỏ thân hai ancaioit gọi là premnin và ganiarin. Trong rễ có tinh dầu thơm và một chất màu vàng.

D. Tác dụng dược lý

Theo kết quả nghiên cứu của Basu N. K và Dandiya p. c thì Premnin thí nghiệm trên ếch có tác dụng giống giaocảm (sympathomimetique), nó làm giảm sức cơ của tim và làm dãn nở, dãn đồng tử.

E. Công dụng và liều dùng

Vọng cách chỉ mới thấy được dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân. Ngoài công dụng làm thuốc, lá vọng cách được nhân dân dùng ăn gỏi cá. Làm thuốc

Đơn thuốc có vọng cách: Chữa kiết lỵ: Lá vọng cách tươi (30-40g), rửa sạch, vò nát thêm ít nước lã đun sôi để nguội.Khuấy đều. Vắt lấy nước, thêm tí đường cho trẻ em dùng nửa liều. Có thể hái phơi khô hay ngọt mà uống. Ngày uống một chén 30-40ml.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC