Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần X

Xoan Ấn Độ

16:05 18/05/2017

Axadirachta indica A. Juss.

Tên đồng nghĩa: Melia azadirachta L.

Tên khác: sầu đâu, cây nim, xoan sầu đâu, xoan ăn gỏi, xoan trắng. 

Tên nước ngoài: Neem tree, margosa tree, indian lilac (Anh); arbre saint, azađừac de l'.Inde, jasmin de Perse, lilas des Antilles, latier blanc (Pháp). 

Họ: Xoan (Meliaceae).

Mô tả

Cây to, cao 8 - 15m. Lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le, gồm 6-7 đôi lá chét mọc đối, hình mác, dài 6 - 8cm, rộng 2 - 3cm, phiến lệch, nhẵn, đầu nhọn, mép khía răng (lá non có mép nguyên).

Cụm hoa mọc ở kẽ lá, ngắn hơn lá, gồm nhiều hoa xếp thành những xim nhỏ, cuống có lông; lá bắc ngắn, sớm rụng; hoa nhỏ màu trắng, giống hoa xoan, thơm, dài 5 - 6mm; đài 5 răng nhỏ, hình mắt chim, mặt ngoài có lông; tràng 5 cánh thuôn hẹp, uốn cong; nhị 10, phình ở gốc, hơi thắt lại ở đầu.

Quả hạch dài khoảng 2cm chứa một hạt.

Phân bố, sinh thái

Chi Azadirachta Juss. có 2 loài ở Việt Nam,trong đó loài xoan Ân Độ là cây nhập nội.

Xoan Ân Độ được du nhập và trồng thành công ở một số nước nhiệt đới thuộc vùng cận xích đạo. Năm 1981, một số hạt giống của xoan Ân Độ được đưa về trồng thử nghiệm ỏ khuôn viên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận. Sau nhiều năm, cây đã cho hạt giống để nhân trồng tiếp và đến năm 1998, hàng loạt cây con chính thức được đem trồng trên một vùng cát khô cằn thuộc xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Rừng xoan Ân Độ ở đây đã được 5 năm tuổi; cây sinh trưởng phát triển tốt, không cần chăm sóc nhiều (Nguyễn Trung, Báo Lao động, chủ nhật, 4/8/2002).

Xoan Ấn Độ là cây đặc biệt ưa sáng; cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, mặc dù lượng mưa ở vùng Ninh Phước được coi là thấp nhất ở Việt Nam. Cây trồng thích nghi cao với thời tiết nắng nóng có gió cát thường xuyên của vùng bán hoang mạc. Cây trồng được 5-6 tuổi, bắt đầu có hoa quả, vào các năm sau cây sẽ cho nhiều hoa quả hơn. Cây gieo trồng bằng hạt dễ dàng.

Gỗ xoan Ân Độ tương đối cứng, không bị mối mọt, được dùng trong xây dựng và đóng đồ. Xoan Ân Độ có triển vọng là cây trồng rừng quan trọng trên các vùng cát khô cằn ở ven biển.

Bộ phận dùng

Vỏ thân, vỏ rễ và quả.

Khi lấy vỏ thân làm thuốc nên chọn những cây đã đến tuổi khai thác gỗ (6 - 7 năm), chặt cả cây cạo bỏ vỏ đen ở ngoài rồi bóc lấy lớp vỏ lụa trắng của thân và cành to. Rễ cũng bóc lấy vỏ.

Vỏ thu được đem phơi hay sấy khó, khi dùng sao cho hơi vàng, hết mùi hăng là được.

Thành phần hóa học

Vỏ thân xoan Ấn Độ chứa các chất đắng nimbin (đ.c 204°), acid nimbidic, deacetylnimbin (đ.c 208°C) (Tetrahedron 1960, 11, 67; Indian J. chem, 1967, 5, 460) kulinon, kulacton, kulolacton; methylkulonat (Tetrahedron 1973, 29, 1911).

6ß hydroxy 4 stigmasten 3 - on; 6ß hydroxy - 4 - campesten - 3 - on (Phytochemistry '1973, 12, 903). Một chất tetranorterpenoid là vilasinin cũng được phân lập và xác định cấu trúc (CA, 1974, 80, 146356 u), 3 chất tricyclic điterpenoid là nimbosodinon, nimbisonol và dimethylnimbionon; 2 chất diterpenoid là margoson và margosolin đã được xác định cấu trúc (Planta med 1990, 56, 84). vỏ còn có các polysaccharid CSPI, CSPII và CSPIII (CA. 1990, 113, 178105 c; CA 1990, 112, 204662 h) các dẫn chất polyacetat như margosinon và margosinolon.

Vỏ rễ chứa các chất terpenoid như nũnbilin và nimolinin, các tricyclic triterpenoid như margocin, margocinin và margocilin (Phytochemistry 1990, 29, 911). Ngoài ra, còn các diterpenoid như nimbocidin và nimbilicin (CA. 1990, 112, 52298 d). Rễ có các triterpen azadirinin, 24 - methylencycloartanon, cycloeucalenon, 24 methylencycloartanol cycloeucalenol, 4. stigmasten - 3 - 4 campesten - 3 - on; triacontanol, aldehyd vanilic, acid vanillic và acid trans cinnamic.

Hạt xoan Ấn Độ chứa 45% dầu với các chỉ số như d310 0,9129; lỈQ1 1,4658; chỉ số sà phòng 195,6, chỉ số iod 69,2, chỉ số acid 11,2, thành phần chất béo chủ yếu là acid oleic (khoảng 53%) stearic (khoảng 18%) và acid palmitic (khoảng 14%), một lượng nhỏ các acid linoleic và arachidic. Dầu hạt có các chất tetranor triteipenoid như epoxyazadừadion (đ.c 199°) azadừadion; azadừon, meliantriol (đ.c 176°) deacetylnimbin (đ.c 208°) meldenin (đ.c 240°); vipinin; limbocinin và limbocidin và các glucosid của stigmasterol (CA. 1990, 112, 73762 r), nombinol (Tetrahedron 1990, 46, 775). Một chất có tác dụng trừ sâu là azadừachtin cũng được phân lập từ hạt.

Vỏ hạt và hạt còn có các tetracyđic triterpenoid azadừol, các tetranor triterpenoid azadừachtin H và I, K cùng với nimbolid; Ohchinolid B, 6 deacetyl nimbin, azadừadion, nimbin và solannin. (Indian f. chem 1992, 31B, 295) chất đắng nimbidinin và acid nimbidic (Phytochemistry 1971, 10, 857) các chất trinortriterpenoid; limbonin epoxy azadừadừadion (CA. 1992, 116, 191035 m).

Quả xoan Ân Độ chứa các triterpenoid: azadkachtin (Phytochemistry 1973, 12, 391) một chất đổng phân của epoxy azadiradion [a]D - 72° (CA. 1976, 84, 86739 s), sốlanin (CA. 1977, 87, 102473 v) 17p hydroxy azadừadion (Tetrahedron lett 1978, 611) 21, 23, 24, 25 diepoxy tirucall - 7 en - 21 ol (Planta Med 1979, 35, 76), một chất có tác dụng diệt sâu bọ được xác định là 1 - cinnamoyl 3, 11 dihydroxy meliacarpin (CA. 1991, 115, 25960 u).

Tác dụng dược lý

Dầu hạt xoan Ấn Độ với liều 4ml/kg/ngày cho chuột cống trắng cái uống vào những ngày 1-3, 4-6, 6- 8 và 8-10 của thai kỳ gây tác dụng chống sinh sản 80%, 60%, 50% và 30% tương ứng. Liều 6ml/kg/ngày vào những ngày 2-3 và ngày 1 và 3 gây tác dụng chống sinh sản 90% và 50% tương ứng; 3 trong 13 chuột uống liều này ở ngày 2 và 3 của thai kỳ đã chết. Dầu hạt xoan An Độ được đưa vào trong âm đạo chuột đã được thắt chi ở phía dưới các sừng tử cung (các nhóm B, c và D) trong các ngày 2-4, 4-6 hoặc 7-9 sau khi giao hợp, tương ứng. Chuột ở nhóm A (đối chứng) cho thấy sự thắt chỉ không gây tác dụng không mong muốn trên số lượng vị trí làm tổ, trong khi chuột ở các nhóm B, c và D không có vị trí làm tổ nào có khả năng sống ở cả hai sừng tử cung. Có thể những hoạt chất của xoan Ân Độ được hấp thu qua niêm mạc âm đạo vào trong tuần hoàn máu và gây tác dụng chống sinh sản.

Trong nghiên cứu về tác dụng nội tiết có liên quan đến tác dụng ngừa thai sau giao hợp, dầu hạt xoan Ân Độ tiêm dưới da với liều tối đa 0,3 ml/chuột không có tác dụng oestrogen, kháng oestrogen hoặc tác dụng kiểu progesteron, và hầu như không ảnh hưởng đến tác dụng của progesteron. Những phát hiện này được xác nhận trong xét nghiệm về kiến trúc mô học của tử cung chuột thử thuốc. Cao cồn vỏ và lá xoan Ân Độ có hoạt tính kháng khuẩn, vỏ có hoạt tính ức chế mạnh hơn lá trên Bacillus magaterium, Shigella sonnei và Aspergillus niger.

Đã nghiên cứu tác dụng của cao lá xoan Ân Độ trên sự tăng trưởng của nấm Aspergillus và sinh tổng hợp aflatoxin. Bào chế cao lá bằng cách trộn 50g lá tươi với dung dịch 1/10 mM kali phosphat, hoặc đun sôi lá trong dung dịch đệm. Trộn cao lá vào môi trường nuôi cấy nấm ở nồng độ 1,5, 10, 20 và 50% (theo thể tích) trước khi cấy truyền. Cao lá không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nấm (đến trọng lượng khô thể sợi nấm), nhưng chủ yếu phong bế (98%) sinh tổng hợp aflatoxin ở nồng độ trên 10% (theo thể tích). Tác dụng ức chế hơi giảm (ức chế 60 - 70%) ở cao lá đun nóng. Tuy vậy các chất bay hơi từ cao lá trộn không ảnh hưởng đến sự tổng hợp aflatoxin hoặc sự tăng trưởng của nấm.

Cao nước hạt xoan Ấn Độ có ảnh hưởng trên hệ thống men chuyển hóa thuốc. Khi cho chuột nhắt trắng uống cao nước hạt xoan Ân Độ trước khi cho pentobarbital, cao này đã tác động trên men chuyển hóa, nên có tác dụng làm chậm sự phân hủy của pentobarbital và kéo dài thời gian giấc ngủ của chuột. Một liều (10, 40 hoặc 160 mg/kg, 5ml/kg) của cao nước lá xoan Ân Độ có tác dụng chống loét dạ dày trên chuột cống trắng. Tác dụng của liệu pháp 5 liều cao nước lá xoan Ân Độ được nghiên cứu trên loét dạ dày, số lượng dưỡng bào niêm mạc và dịch nhầy tuyến dạ dày. Chuột nhịn đói 48 giờ được cho uống cao 10, 40 hoặc 160 mg/kg ở 9 và 17 giờ ở các ngày 1 và 2 và ở 9 giờ ngày 3. Cao lá xoan Ân Độ làm giảm mức độ thương tổn dạ dày phụ thuộc vào liều và dự phòng sự mất hạt của dưỡng bào; làm giảm dịch nhày ở chuột không bị stress nhưng làm tăng ở chuột có stress (160 mg/kg). Xoan Ân Độ có tác dụng chống loét do dự phòng sự mất hạt của dưỡng bào và sự tiêu chất nhầy ở chuột có stress.

Trong thử nghiệm trên cơ tâm nhĩ chuột cống trắng và chuột lang cô lập, kích thích điện và đập tự nhiên, cao methanol của rễ, quả hoặc lá xoan Ân Độ có tác dụng làm giảm nhịp tim và không có tác dụng rõ rệt trên lực co cơ tím. Cao aceton lá xoan Ân Độ có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung và hệ thần kinh tự động, làm giảm hoạt động tự nhiên, tần số hô hấp, trương lực cơ, giảm huyết áp, gây tình trạng tâm thần thụ động, dựng lông và hạ nhiệt sau khi cho chuột nhắt trắng uống. Phân đoạn tan trong ether của cao cồn lá xoan Ân Độ có hoạt tính giảm đau trong đau do viêm cấp, hoạt tính chống viêm yếu. Có thể phân đoạn này không chứa hoạt chất chống viêm, trong khi cao cồn có hoạt tính chống viêm. Dầu hạt xoan Ân Độ làm giảm đường máu lúc đói của thỏ bình thường. Chất đắng nimbidin với liều 200 mg/kg thể trọng làm giảm đường máu 5 giờ sau khi cho uống. Lá có tác dụng chống tăng đường máu trên chó. Dầu hạt có tác dụng gây hạ đường máu cả trên động vật được gây đái tháo đường thực nghiệm.

Một chế phẩm từ vỏ xoan Ấn Độ dùng chữa bệnh da thể hiện có tác dụng điều hòa miễn dịch in vitro. Một số polysacharid trong vỏ xoan Ân Độ có tác dụng điều hòa miễn dịch mạnh. Cao lá có tác dụng ức chế ký sinh trùng sốt rét trong thử nghiệm in vitro trên chủng Kj kháng nhiều thuốc của Plasmodium falciparum với nồng độ ức chế 50% bằng 100 - 499 (ig/ml. Cho gà uống cao nước quả (tương đương với 5g quả) thấy triệu chứng ngộ độc xuất hiện sớm, gà trông lờ đờ, sau đó không ăn, đầu rũ xuống và mào xanh tím; 60% gà chết trong vòng 24 giờ. LD50 của dầu hạt xoan Ân Độ bằng đường uống, sau thời gian theo dõi 24 giờ, là 14 ml/kg trên chuột cống trắng và 24 ml/kg trên thỏ. Trước khi chết, cả hai loài động vật đều biểu hiện những triệu chứng ngộ độc có thể so sánh được với nhau trên phổi và hệ thần kinh trung ương là những cơ quan đích bị nhiễm độc.

Cho gà con ăn thức ăn chứa 2% và 5% lá xoan Ấn Độ từ ngày 7 đến ngày 35 sau khi sinh, thấy những biến đổi bệnh lý chính là tăng hoạt độ các enzym lactic dehydrogenase, glutamic oxaloacetic transaminase và alcaline phosphatase, tăng nồng độ acid uric và bilừubin và giảm nồng độ protein toàn phần trong huyết thanh. Có những thay đổi đáng kể trong số lượng hồng cầu, nồng độ hemoglobin, kết hợp với màu vàng ở chân và mào gà và bệnh gan thận. Mô không hồi phục hoàn toàn sau khi ngừng cho thuốc hai tuần. Các enzym oxydase có vai trò trong tác dụng độc hại gan mật của cao nước lá. Các chất ức chế enzym oxydase (cimetidin và metyrapon) ức chế mạnh tác dụng độc hại gan của xoan Ân Độ. Cao nước lá xoan Ân Độ cho thỏ uống với liều 2328 mg/kg gây tăng đáng kể SGPT, SGOT và alcaline phosphatase, gây hoại tử lan rộng và tăng sản tế bào đường mật là những biểu hiện của tác dụng độc hại gan mật.

Sau khi dùng Nimbola là chế phẩm từ dầu hạt xoan Ân Độ, bệnh nhân thấy giảm các triệu chứng đau cơ, ngứa, mệt mỏi, đau bụng và khó tiêu. Dầu hạt xoan Ân Độ uống có tác dụng hiệp đồng với các thuốc đái tháo đường uống và giúp giảm dần liều các thuốc này. Thuốc trứng đặt vào âm đạo bào chế từ dầu hạt xoan Ân Độ được thử nghiệm trên lâm sàng ở thời kỳ trước giao hợp làm thuốc ngừa thai. Kết quả thử nghiệm lâm sàng gợi ý là dầu hạt xoan Ân Độ không tác động tới niêm mạc âm đạo hoặc các cơ quan sinh dục ngoài của nam giới, và không gây ung thư. Cơ chế tác dụng chống sinh sản của thuốc trứng có thể do hoạt tính kìm tinh trùng.

Công dụng

Xoan Ấn Độ chỉ được dùng trong một số trưòng hợp cá biệt để làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian ở Việt Nam.

Ở Ấn Độ, nhân dân dùng dầu hạt xoan Ấn Độ tri bệnh da như lao hạch, loét lâu lành, nhọt lở và bệnh nấm da, và làm thuốc bôi xoa trị thấp khớp. Dầu này còn có tác dụng trị giun và diệt sâu bọ. Nimbidin từ dầu hạt xoan Ân Độ và natri nimbidinat tương đối ít độc (liều chết tối thiểu đối với ếch là 0,25 mg/g thể trọng). Các chế phẩm từ nimbidin có tác dụng trị các bệnh da, mụn lở nhiễm khuẩn, loét do bỏng, chảy máu lợi và chảy mủ.

Vỏ cây là thuốc làm săn, chống sốt chu kỳ, sốt rét và bệnh da. Lá phơi trong râm để trong sách có tác dụng chống nhậy. Lá giã dấp tri nhọt, và nước sắc tri loét và eczema. Hoa khô được coi là thuốc lợi tiêu hóa. Quà có tác dụng tấy, làm mềm da và tri giun.Cành non để tươi dùng chải răng khi có viêm mủ lợi. Lá non nghiền nát với hạt tiêu và gừng với tỷ lệ bằng nhau, trộn kỹ và làm thành viên nhỏ bằng hạt đậu, ngày uống 2 lần mỗi lần một viên chữa đái tháo đường. Để trị sốt rét, lá khô tán bột (5g/lần, ngày 2 lần) uống trong 3 ngày với mật ong. Lá nhai đắp vào chỗ rắn cắn.

Ở Nepal, nhân dân dùng nước sắc từ hỗn hợp 5g lá xoan Ấn Độ, 1 g thân rễ thủy xương bồ và ít muối uống lúc nóng làm hai lần trong ngày. Dùng 2-4 ngày để trị viêm họng, làm long đờm. Dùng 5 - 7g lá sắc vối 1 lít nước còn 200ml, uống lúc nóng với mật ong, chia làm 2 lần trong ngày để trị tiêu chảy và lỵ. Dùng 2-3 ngày. Dầu hạt còn được dùng làm thuốc trị giun. Ở Pakistan, nhân dân dùng quả xoan Ân Độ sắc uống trị đau dạ dày, đau bụng sau khi đẻ và trĩ. Ở Nigiêria, cao nước lá xoan Ân Độ trị sốt rét.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC