Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần X

Xoan Trà

16:05 18/05/2017

Chcerospondias axillaris (Roxb.)Burtt et Hill

Tên đồng nghĩa: Spondias axillaris Roxb., s. acuminata Gamble

Tên khác: Xoan nhừ, xoan rừng, lát xoan, xuyên cóc.

Họ: Đào lộn hột (Anacardiaceae).

Mô tả

Cây gỗ to, cao 15 - 30 m, rụng lá hàng năm. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, dài 25 - 40 cm, gồm 7 - 15 lá chét mọc đối, dài 10 - 13 cm, rộng 2 - 3,5 cm, gốc hơi lệch, đầu thuôn nhọn, mép nguyên hoặc hơi khía răng.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chùy, dài 4 - 12cm; hoa tạp tính, khác gốc, màu đỏ tím nhạt; hoa đực và hoa lưỡng tính nhỏ; hoa cái mọc đơn độc hoặc tụ họp 2-3 cái, to hơn; các hoa đều mẫu 5, lá đài có lông, cánh hoa khi nở cong gập xuống, nhị 10, chỉ nhị ngắn, bầu thượng 5 ô.

Quả hình bầu dục, dài 2,5 - 3 cm, có thịt ăn được; hạt cứng có 5 vết lõm nhỏ ở đầu.

Phân bố, sinh thái

Chi Ch cc rospondias Burtt. et Hill gồm một số loài đều là cây gỗ phân bố ở vùng Đông Á và Ân Độ. Ở Việt Nam chỉ có 1 loài là xoan trà. Cây có nguồn gốc ở vùng phía đông Trung Quốc và Nhật Bản, phân bố sang cả Bắc Việt Nam, Lào và Ân Độ. Ở Việt Nam, xoan trà chỉ thấy ở các tỉnh miền núi, từ phía tây Nghệ An trở ra, độ cao phân bố dưới 600m. Cây thường mọc ở rừng kín thường xanh đã trở nên thứ sinh do khai thác gỗ chọn. Đất rừng nơi có xoan trà thường màu mỡ, thuộc loại đất đỏ - vàng, có tầng đất thịt dày. Rễ xoan trà phát triển cắm sâu xuống đất đến 3m.

Xoan trà là cây ưa sáng, mọc nhanh, đặc biệt là 5 năm đầu, tốc độ tăng trưởng về chiều cao trên 2m/năm; sau 10 năm tuổi, đường kính thân có thể đến 20 cm (Vu Van Dung et al, 1996). Cây ra hoa quả nhiều, tái sinh tự nhiên từ hạt tốt. Gỗ xoan trà tuy không cứng nhưng không bị mối mọt, được sử dụng để đóng đồ dùng gia đình và làm nhà cửa.

Bộ phận dùng

Vỏ thân, thu hái quanh năm. Quả thu hái lúc chín, phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Theo Deng Lijia và cs, 1989, quả xoan trà chứa daucosterol, p - sitosterol, aciđ salicylic, quercetin, kaempferol-1-0- glucosid, naringenin.

Theo Wang Naili và cs, 1987, quả còn có acid protocatechuic, acid galic, acid elagic, acid 3, 3' - đimethoxyelagic, acid citric và p. dihydroxybenzen. Các chất nói trên trừ p. dihydroxybenzen đều ức chế ngưng kết tiểu cầu thỏ in vitro.

Vỏ thân chứa naringenin và choerospondin (4' - p - D - glucopyranosid của naringenin) (W. Tang và cs, 1992; CA 99: 67.493 u).

Theo Phan Tống Sơn và cs, 1993, vỏ thân cây xoan trà mọc ở Quảng Ninh có naringenin, (+) - catechin hydrat và 2 hợp chất flavonoid.

Vỏ thân, lá cây xoan trà mọc ở Vĩnh Phú chứa acid hữu cơ, dầu béo, flavonoid, phytosteroỉ, quinon, tanin (thuộc nhóm pyrocatchic. vỏ thân chứa naringenin, ß - sitosterol và một chất thuộc nhóm flavanon. Hàm lượng tanin ở vỏ thân, vỏ cành và lá cây 30 tuổi theo thứ tự 29,26%, 19,43% và 14,65%. Cây càng lâu năm, hàm lượng tanin ở vỏ thân càng cao: 17,05% (cây 7 tuổi), 24,5% (cây 20 tuổi), 31,54% (cây 35 tuổi), vỏ cây nếu được bảo quản trong 2 năm trong điều kiện kín thì hàm lượng tanin giảm ít (từ 29,26% còn 28%). Ngược lại sẽ giảm nhiều (từ 29,26% còn 21,30%). vỏ cây còn có các nguyên tố Mg, Ca, Ba, Fe, Mn, Ti, Cu, Na, Zn (Triệu Duy Điệt, luận án tiến sĩ dược học 1995).

Tác dụng dược lý

Cao chiết với nước nóng vỏ cây xoan trà và thành phần naringenin có tác dụng ức chế yếu các chủng vi khuẩn: tụ cầu vàng. Shigella flexneri, Escherichia coli, Bacillus subtilis; và rất yếu đối với trực khuẩn mủ xanh in vitro. Cao vỏ xoan trà có tác dụng chống viêm trên chuột nhắt trắng, lợi niệu trên chuột cống trắng, gây trấn tĩnh, giảm hoạt động vận động; có tác dụng giảm huyết áp động mạch, gây co mạch trong thí nghiêm tai thỏ cô lập, và gây giãn mạch trong thí nghiêm tai thỏ cô lập, nhưng bảo tồn dây thần kinh đi từ tai tới hệ thần kinh trung ương.

Cao cồn 1/80 vỏ cây xoan trà có hoạt tính chống oxy hóa in vitro, đạt mức 63,3% so với dối chứng; chất naringenin vói nồng độ 20 mg/ml có hoạt tính chống oxy hóa đạt 34%. Cao chiết với nước nóng từ bột vỏ cây xoan trà đã loại tanin, với liều chứa lượng catechin 400 mg/kg thể trọng chuột nhắt trắng, tiêm phúc mạc trước khi chiếu xạ 15 phút ở liều 8GY, đã cứu sống 55,5% chuột khỏi tử vong, với thời gian sống trung bình 20,7 ngày. Tác dụng bảo vệ chống phóng xạ của vỏ cây xoan trà ở mức trung bình.

Cao chứa flavon toàn phần từ quả xoan trà tiêm phúc mạc với liều 5,1 - 11,2 mg/kg làm giảm rõ rệt tỷ lệ và lượng oxy tiêu thụ ở chuột cống trắng và tăng rõ rệt sự chịu đựng của chuột cống trắng đối với giảm oxy không khí thở vào. Những thay đổi trên điện tâm đồ gây bởi pituitrin tiêm cho chuột cống trắng đã giảm rõ rệt khi cho cao flavon toàn phần. Ngoài ra, cao flavon toàn phần có tác dụng chống loạn nhịp tim gây bởi thiếu máu cục bộ cơ tim cấp tính. Ở chuột nhắt trắng, liều tiêm tĩnh mạch chống loạn nhịp của cao flavon toàn phần từ quả xoan trà là 11,2 mg/kg, và liều chết LD50 là 112 mg/kg.

Cao xoan trà, khi được bôi lên bề mặt vết thương bỏng mới, đã được xử lý vô khuẩn, tạo ra một màng thuốc bám chạt che phủ vết thương bỏng. Ở các nhóm động vật thí nghiệm được gây bỏng nông và sâu (khoảng 20% và 30% diện tích cơ thể, tương ứng), các hiện tượng sút cân, giảm đường máu, giảm protid toàn phần ở máu, thiếu máu, tăng bạch cầu và biến đổi công thức bạch cầu, cùng những biến đổi nội tạng (gan, thận) sau khi gây bỏng, là những dấu hiệu điển hình của giai đoạn nhiễm khuẩn - nhiễm độc bỏng, được biểu hiện rõ rệt ở động vật nhóm chứng, đã giảm nhẹ nhiều ở nhóm động vật được bôi cao xoan trà lên vết bỏng, theo dõi trong 30 ngày sau bỏng. Đặc biệt những biến đổi vi thể ở các nội tạng (gan, thận) cũng xuất hiện ít hơn và diễn biến nhẹ hơn ở nhóm bôi cao xoan trà so với nhóm bôi dung dịch cồn 4% tanin và nhóm chứng.

Cao xoan trà không gây dị ứng trong điều trị. Không thấy hình ảnh thuốc trở thành dị vật xâm nhập vào các tổ chức viêm, hoặc tổ chức tái tạo, cũng không thấy hình ảnh dị dạng tế bào, tổ chức; thuốc không gây độc cho gan và thận. Màng thuốc tạo thành che chở vết bỏng, ngăn sự thoát dịch máu và mất nước do bốc hơi nước từ vết bỏng. Không cần thay băng nên giảm bớt đau đớn cho người bệnh khi phải thay băng. Do màng thuốc và vết bỏng luôn khô ráo nên không có mùi hôi. Màng thuốc tuy khô nhưng tương đối mềm mại, không cản trở vận động nhẹ của người bệnh và không cản trở thầy thuốc khám bệnh.

So với các phương pháp chữa bỏng khác, thời gian điều trị được rút ngắn hơn (bỏng độ II - thượng bì trung bình 9 ngày, bỏng độ III - trung bì trung bình 19 ngày). Không gặp hiện tượng sẹo lồi nào ở bỏng trung bì. Cao xoan trà bôi lên vết bỏng gây cảm giác đau và xót kéo dài 30 - 40 phút. Thuốc không có tác dụng điều trị các vết thương bỏng đến muộn (sau 48 - 72 giờ) hoặc đã viêm nhiễm khuẩn. Trong trường hợp đó, bôi cao thuốc hoặc rắc phun bột thuốc không tạo được màng thuốc.

Tính vị, công năng

Xoan trà có tác dụng tiêu viêm, giải độc, cầm máu, giảm đau.

Công dụng

Vỏ cây, quả và lá xoan trà thường được dùng chữa bỏng, vết thương, dưới dạng nước sắc đặc hoặc chế thành cao sánh bôi.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, xoan trà được coi là có tác dụng tăng lưu thông khí huyết, làm mạnh tim, được dùng chữa ứ trệ khí huyết với đau ngực, đánh trống ngực, hơi thở ngắn, trạng thái khó chịu về tinh thần. Dùng ngoài trị bỏng. Ở Nepal nhân dân dùng hạt xoan trà rang vàng và chế thành bột nhão, mỗi lẩn uống hai thìa cà phê với mật ong, ngày uống 2 - 3 lần trong 2-4 ngày trị tiêu chảy. Nếu đem bột nhão đắp lên nhọt sẽ làm khô mủ và mau lành. Còn dùng thịt quả xoan trà chín phơi khô với liều khoảng lOg, sắc với 150 ml nước thêm ít muối, uống lúc nóng trước khi đi ngủ để chữa ho và cảm sốt

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC