Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần X

Xương Sâm

16:05 19/05/2017

Cyclea barbata (Wall.) Miers

Tên khác: Sâm lông, dây sâm, sâm nam leo, lá mối.

Họ: Tiết dê (Menispermaceae).

Mô tả

Dây leo mảnh, dài 8 - 10 m. Rễ nạc, dài, vỏ ngoài màu nâu nhạt, ruột hơi trắng hoặc vàng nhạt. Thân lúc non có lông mềm, sau nhẵn. Lá mọc so le, hình trứng hoặc tam giác, dài khoảng 17 cm, gốc bằng hoặc hình tim, đầu hơi nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mềm, mép nguyên có lông dạng mi, gân 5 nổi rất rõ: cuống lá dài khoảng 8 cm, đính vào trong phiến lá, có lông rậm.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùy; hoa đơn tính cùng gốc, màu vàng; hoa dực có 4 - 5 lá đài có lông lún phún, cánh hoa 4 hàn liền thành hình đấu, nhị 4 không cuống; hoa cái chụm lại sít nhau thành đầu gần hình cầu, lá noãn có lông.

Quả hình cầu, có lông, khi chín màu đỏ.

Phân bố, sinh thái

Chi Cyclea Arn. ex Wight có khoảng 30 loài, đều là dây leo; phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Nam Á, Đông Nam Á và phía nam Trung Quốc. Ở Malaysia có 10 loài, Việt Nam 7 loài trong đó có 3 loài được dùng làm thuốc.

Xương sâm là loài của vùng Ấn Độ - Malaysia (vùng theo địa lý thực vật), phân bố rải rác ở Ân Độ, Mianma, Lào, Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Thái Lan và một số đảo thuộc Indonexia. Ớ Việt Nam, cây cũng phân bố rải rác khắp vùng núi thấp, các tỉnh vùng trung du, đôi khi cả ở đồng bằng. Độ cao phân bố thường dưới 600 m. Ở Ân Độ và một số nước Đông Nam A khác, xương sâm có thể mọc ở độ cao 1200 m - 2800 m.

Xương sâm là cây ưa sáng, có thể hợi chụi bóng nhất là khi cây còn nhỏ. Cây thường leo lên các loại cây bụi hay cây gỗ nhỏ ở ven rừng, thứ sinh, rừng xen tre nứa, bờ nương rẫy, ven đồi hoặc mọc lẫn trong các lùm bụi quanh làng. Trong tự nhiên, thường gặp những dây xương sâm có độ dài 3 - 5m. Cá biệt có những dây lớn dài đến hơn 8m. Cây mọc ở các tỉnh vùng núi phía bắc có hiện tượng rụng lá vào mùa đông. Cây mang hoa đơn tính khác gốc, thụ phấn nhờ các loại côn trùng nhỏ. Quả chín vào giữa mùa thu, cây con mọc từ hạt được thấy vào giữa hoặc cuối mùa xuân năm sau. Xương sâm có khả năng tái sinh dinh dưỡng khỏe. Ở một số nơi thuộc Thái Lan hay Philippin... người ta đã trồng xương sâm bằng các đoạn thân hoặc đoạn rễ củ. Cây trồng ở đất ẩm, lúc đầu được che bóng và tỷ lệ nảy mầm khá cao. Ở Ân Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác đã coi xương sâm là một cây thuốc dân tộc quan trọng. Trong khi đó ở Việt Nam, cây chưa được quan tâm nhiều, kể cả phần nghiên cứu về mặt sinh học.

Bộ phận dùng

Rễ xương sâm thu hái quanh năm, đào về, rửa sạch đất cát, thái lát, phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Lin Lon Ze,Shieh, Huiling đã chiết xuất từ rề xương sâm các alcaloid có khung bis benzvl isoquinolein là (+) tetrandrìn; (-) limacin; (+) thalrugosin; (+) homoaromolin; (-) cycleapeltin (CA. 118, 1993, 56233 a).

Guinaudeau Helene; Lin Zon Ze cũng tách từ rễ xương sâm các bisbenzyl isoquinollin alcaloid là (-) - 2 - nor limacin (I), (+) - cvclea barbaún (II) và các alcaloíd (+) tetrandrin - 2' - p - N - oxvd từ cấu hình của hóa chức N - oxyd đã xác định các chất (+) berbamin; (-) repandin; (+) cvcleanorin; (+) daphnandrin; (-) curin; (+) coclaurín và (-) N methylcoclaurin (CA. 120, 1994, 101957 u).

Theo Trung dược từ hải (tập II trang 380), trong xương sâm có các alcaloid tetrandrin, isochondrodendrin, homoaromalin, (-) limacin, magnoflorin, protoquercitol, thalrugosin, cycleapeltin và curin.

Tác dụng dược lý

Cao chiết từ rễ xương sâm có hoạt tính chống sốt rét và độc với tế bào.

1. Tác dụng trên kỷ sinh trùng sốt rét: Các hoạt chất alcaloid có tác dụng ức chế sự phát triển của Plasmodium falciparum nuôi cấy và các dòng tế bào u. Tuy nhiên, chỉ số chọn lọc của các alcaloid trên (hoạt tính trên tế bào động vật / hoạt tính trên p. falciparum) là 2 - 100, thấp hơn nhiều so với quinin hoặc artemisinin là trên 1000.

2. Tác dụng giãn cơ: Chất (-) - curin trong rễ xương sâm khi methyl hóa sẽ cho dimethyl (-) - curin dimethochlorid (I) là chất có cấu trúc hóa học gần với (+) - tubocurarin (II) có trong cây Chondrodendron tomentosum Ruiz et Pavon mọc ở nam Mỹ. Cả hai chất đều gây giãn cơ thuộc loại không khử cực, và vị trí phong bế là thụ thể cholinergic ở màng sau sináp. Tác dụng giãn cơ và ức chế hô hấp bị neostigmin đối kháng. Tác dụng phụ là hạ huyết áp nhẹ và vừa phải, và mặt bị lạnh thoáng qua, rối loạn tim mạch không đáng kể. Vì vậy chất I dược coi là một thuốc giãn cơ an toàn trong phẫu thuật.

3. Tác dụng phong bế kênh Ca2+ và K*: Chít (+) - s, s - tetrandrin là alcaloid chính có trong rễ xương sâin (chiếm khoảng 3%) có tác dụng phong bế kênh Ca2+ kiểu L phụ thuộc điện thế ở nhiều loại tế bào chịu kích thích như tế bào tim, tế bào tiền yên GH3, nguyên bào thần kinh và các tận cùng thần kinh thùy sau tuyến yên ở chuột cống trắng. Đồng thời, thuốc phong bế cả kênh Ca2+ kiểu T phụ thuộc điện thế. Tác dụng trong điều trị các bệnh tim mạch, kể cà chữa cao huyết áp và loạn nhịp trên thất, chủ yếu là do phong bế các kênh Ca2+ này.

Ngoài ra, thuốc còn phong bế mạnh kênh K+ dược Ca2+ hoạt hóa của các tận cùng thần kinh ở thùy sau tuyến yên. Tác dụng này còn chưa thấy áp dụng trên lâm sàng, nhưng đó là chất rất tốt để nghiên cứu chức năng của kênh K+.

4. Tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch: Các tác dụng này thường cần dùng liều cao hơn liều có tác dụng trên tim mạch. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh chất tetrandrin ức chế sự giải phóng các chất trung gian gây viêm và các cytokin như histamin, prostaglanđin, các leucotrien, yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, interleukin - 1, yếu tố hoại tử u và oxyd nitric.

Tác dụng ức chê' yếu tố hoại tử u đã được chứng minh trong thí nghiệm in vivo, dùng mô hình viêm gan ở chuột nhắt trắng. Chất tetrandrin ức chế chọn lọc đáp ứng miền dịch phụ thuộc tế bào T ở chuột nhắt trắng và ức chế phản ứng viêm mạn tính trong mô hình viêm khớp thực nghiệm ở chuột cống trắng.

5. Tác dụng cùa R, s - isotetrandrin: R, s - isotetrandrin (IV) là một đồng phân không gian của s, s - tetranđrin (III) cũng có tác dụng tương tự trong môi trường có calci, nhưng hoạt tính trên kênh Ca2+ ít đặc hiệu hơn. Khác vói tetrandrin chỉ gây ra hoạt tính trong môi trường có Ca2+, isotetrandrin hoạt động cả trong môi trường không có Ca2+. Nó cũng có các hoạt tính khác như ức chế sự giải phóng histamin (in vít ro), ức chế sự sản sinh ra oxyd nitric (in vít ro), ức chế chọn lọc đáp ứng miễn dịch phụ thuộc tế bào T (in vivo ở chuột nhắt trắng) và ức chế rõ rệt tác dụng gây u của 12 - 0 - tetrađecanonylphorbol - 13 - acetat trong nghiệm pháp gây ung thư da ở chuột nhắt trắng. 

6. Tác dụng của các hoạt chất khác: Chất R, s - chondocurin cũng có tác dụng ức chế sự sản sinh ra nitric oxyd (in vitro), ức chế chọn lọc đáp ứng miễn dịch phụ thuộc tế bào T (in vivo ở chuột nhắt trắng), ức chế phản ứng tăng mẫn cảm chậm (in vivo ở chuột nhắt trắng), làm giảm yếu tố hoại tử u trong mô hình viêm gan ở chuột nhắt trắng.

Chất (+) - homoaromolin và fangchinolin ức chế sự sản xuất ra histamin từ tế bào RBL - 2H3.

Tính vị, công năng

Rễ xương sâm có vị đắng, tính hàn, có tác dụng giải độc, giảm đau, tán ứ. Lá có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận tràng nhẹ.

Công dụng

Rễ xương sâm được dùng chữa đau họng, đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, bệnh về gan, trĩ, đau răng, dòn ngã tổn thương, ghẻ cóc. Ngày 15 - 20g sắc uống.

Lá thường được vò ra làm thạch gọi là thạch sâm, ăn có tính mát, giải khát, trị đái dắt và táo bón. Lá rửa sạch, giã nát, đắp chữa đau mắt đỏ.

Thân cho vỏ dùng thay vỏ chay để ăn trầu.

Bài thuốc có xương sâm

Chữa đái vàng, đái dắt, nóng ruột, sôi bụng: Lấy 100g lá xương sâm tươi già, loại bỏ lá úa, lá sâu. Rửa sạch (cần nhẹ tay tránh làm rách lá), để ráo nước, rồi cho vào chậu sạch. Đổ vào 1-1,5 lít nước đun sôi, để nguội. Vò mạnh cho nát lá từ 15 - 20 phút. Lọc nhanh bằng vải màn, tốt nhất là bằng ráy. Vớt hết bọt nổi tròn mật, rồi để yên cho đông lại thành thạch gọi là thạch sâm. Thái nhỏ thạch, trộn với dưòng, ăn.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC