Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần X

Xuyên Khung

14:05 19/05/2017

Conioselinum univittatum Turcz.

Tên đồng nghĩa: Ligusticum wallichii Franch.

Tên khác: Khung cùng, sang sông (H' Mông).

Họ: Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Cây thảo lớn, sống lâu năm. Rễ phình lên thành củ, rất thơm. Thần mềm, có khía dọc, rỗng giữa. Lá xẻ lông chim, 2-3 lần, mọc so le, có cuống dài và bẹ to, các thùy mọc đối, hình mác, gốc tròn hoặc men theo cuống, đầu nhọn, thùy lớn lại chia thành những thùy nhỏ, nông và khía răng không đều, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục bóng.

Cụm hoa mọc thành tán kép; tổng bao gồm những lá bắc nguyên hoặc chia 3 thùy hẹp; hoa nhỏ màu trắng.

Quả bế, hình trứng. Toàn cây, nhất là rễ củ có tinh dầu.

Mùa hoa quả: tháng 8 - 10.

Phân bố, sinh thái

Xuyên khung có nguồn gốc ở vùng Đông Bắc Trung Quốc (?). Cây đã được trồng từ lâu đời, hiện không còn thấy trong hoang dại. Xuyên khung cũng được trồng nhiều ở Đài Loan, Nhật Bản và Triều Tiên.

Vào khoảng năm 1965 - 1966, xuyên khung được nhập vào Việt Nam. Lúc đầu cây được trồng thử ở Trại thuốc Sa Pa, Nông trường Dược liệu Bắc Hà (Lào Cai), sau chuyển sang Nông trường Dược liệu Sìn Hồ (Lai Châu). Đến năm 1970, cây được phát triển trồng lớn hơn ở 3 khu vực kể trên. Trong đó, một số xã ở huyện Sìn Hồ - Lai Châu như Tả Ngảo, Tả Phin, Hồng Thu, Tả Sủ Chồ, Făng Xu Lin... đã trở thành nơi sản xuất nhiều xuyên khung với chất lượng tốt nhất ở Việt Nam.

Xuyên khung là cây của vùng ôn đới ấm. Khi được trồng ở Việt Nam, cây tỏ ra thích nghi, sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ẩm mát, của vùng nhiệt đới núi cao (từ 1300 đến 1600 m). Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng: 13 - 16°C; tối cao tuyệt đối dưới 30°c và tối thấp tuyệt đối có khi xuống 0°c. Lượng mưa 2600 - 2850 mm/năm. Độ ẩm không khí 85%. Xuyên khung trồng ở SaPa và Sìn Hồ cũng thích ứng đặc biệt với loại đất mùn tơi xốp, dễ thấm nước ở chân núi đá vôi, pH của đất là 6 - 7. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân - hè, đến mùa thu bắt đầu có hoa quả. Tuy nhiên, hạt không được sử dụng để nhân giống mà là các đốt của gốc thân, sau khi đã thu hoạch củ. Quan sát những cây xuyên khung trồng bằng cách nhân giống trên cho thấy, chính các mấu của hom giống sau chuyển hóa thành củ (thân rễ); Các chồi gốc mọc lên sau thành thân của cây xuyên khung.

Xuyên khung là vị thuốc bắc quý, được dùng nhiều trong y học dân tộc. Nhiều năm gần đây, do chính sách mở cửa biên giới, dược liệu xuyên khung từ Trung Quốc được nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam, làm cho việc trổng xuyên khung ở 3 vùng trồng chủ yếu trên bị đình trệ. Đây là một vấn đề cần được nghiên cứu để điều chỉnh hợp lý, nhằm đảm bảo phát triển đa dạng kinh tế nông nghiệp ở các vùng rẻo cao.

Cách trồng

Xuyên khung ưa khí hậu mát, ẩm, được trồng chủ yếu ở các vùng cao từ 800 m trở lên như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai), Đồng Văn (Hà Giang) và một số nơi khác ở Hòa Bình, Thanh Hóa.

Cây được nhân giống bằng mầm thân. Khi thu hoạch, chọn những thân cấy khỏe, không bị sâu bệnh, bảo quản qua mùa đông để làm giống. Có thể ngâm vào dung dịch benlat 0,3%. trong 10 phút, vớt ra, để ráo, sau đó bảo quản bằng một trong hai cách:

- Bó 20 - 30 cây thành từng bó, dựng ở chỗ râm, thoáng mát, phủ cỏ khô, thỉnh thoảng tưói giữ ẩm.

- Chọn đất cao ráo, làm đất thật kỹ, để ải, xử lý đất với thuốc diệt nấm rồi rải đều một lóp thân cây lên mặt, phủ đất dày 2-3 cm, lại rải tiếp một lớp thân cây khác rồi phủ đất. Có thể để được 3-4 lớp như vậy. Sau đó, làm giàn che, cao độ lm.

Thời vụ trồng xuyên khung thích hợp nhất từ giữa tháng 1 đến hết tháng 2. Trồng sớm quá, cây lâu mọc, mầm nằm lâu dưới đất dễ bị thối. Trồng muộn quá, thời gian sinh trưởng ngắn, củ nhỏ, năng suất thấp. Khi trồng, cắt lấy đoạn đốt thân có mầm mập, khoẻ, không sâu bệnh, dài 3-4 cm. Tốt nhất nên lấy 4-5 đốt từ gốc lên. Mầm cũng có thể xử lý lại bằng cách ngâm trong dung dịch benlat 0,3% trong 8-10 phút.

Xuyên khung ưa đất nhẹ, nhiều mùn, thoát nước, pH 6 - 6,5. Đất cần cày bừa, để ải, đập nhỏ, lên luống cao 20 - 25 cm, rộng 60 - 80 cm để trồng 2 hoặc 3 hàng. Đất dốc nên đánh luống ngắn dọc theo sườn dốc để dễ thoát nước và hạn chế xói mòn. Nếu có cỏ khô, rơm, rạ rải trên mặt đốt trước khi làm đất sẽ hạn chế được sâu, bệnh.

Xuyên khung cần nhiều phân. Trung bình, nên bón mỗi hecta 25 - 30 tấn phân chuồng thật hoai mục, 200 kg đạm sulfat, 400 kg supe lân và 150 kg kali. Nếu có tro bón thay kali càng tốt. Phân lân ủ với phân chuồng trước 1-2 tháng và dùng 2/3 để bón lót theo hốc. Khoảng cách giữa các hốc từ 20 X 20 era đến 25 X 25 cm. Sau khi đặt mầm, lấp một lóp đất hoặc tro dày 2 - 3 cm, tưới đủ ẩm. Khi cây còn nhỏ, cần làm cỏ, xói xáo nhẹ để tránh đóng váng.

Khi cây cao 10 - 15 cm, dùng 1/2 số phân đạm pha loãng 2% để tưới thúc lần thứ nhất. Sau một tháng, tưới thúc số đạm còn lại. Vào giữa tháng 6, bón 1/3 phân chuồng và lân còn lại với 1/2 lượng kali, xới xáo vun phủ gốc để lấp kín phân và chống đổ cây. Đầu tháng 8, bón nốt số kali còn lại.

Xuyên khung thường bị sâu xám hại mầm vào các tháng 3 - 5 và bệnh thối củ vào tháng 8-9. Phương pháp phòng bệnh chủ yếu là dùng mầm sạch bệnh để trồng, vệ sinh đồng ruộng, luân canh.

Củ xuyên khung thu vào tháng 11 - 12, khi cây lụi gần hết lá. Trưóc khi thu, cắt thân để chọn làm giống rồi đào lấy củ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, đầu củ, phơi hay sấy nhẹ đến khô.

Năng suất trung bình đạt 5 - 6 tấn củ tươi / ha.

Bộ phận dùng

Thân rễ, thu hái vào lúc mấu của thân phình ra, loại bỏ đất cát, phơi nắng, sấy nhẹ cho đến khô hẳn, rồi loại bỏ rễ con.

Chế biến: Thân rễ đã loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ cho mềm, thái thành phiến mỏng, rồi phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Loài Ligusticum wallichii chứa tinh dầu 1%, dầu béo, acid ferulic, một hợp chất kết tinh. Trong một số loài xuyên khung khác có chứa tinh dầu, nhiều phtalid như ligustilid, butylphtalid, butylidenphtalid, hợp chất có N như ligustrazin, adenin, adenosin.

Tác dụng dược lý

Các phthalid butylphthalid, butyliden phthalid và ligustilid có tác dụng ức chế co bóp của tử cung chuột cống trắng không mang thai gây bởi prostaglandin F2a. Sự thay thế alkyl ở c - 3 của cấu trúc phthalid làm tăng hoạt tính ức chế, có lẽ do tăng độ hòa tan trong mỡ. Butyliden phthalid có tác dụng mạnh hơn ligustilid, có lẽ do tính chất thơm của butyliden phthalid. Các phthalid cũng biểu lộ hoạt tính chống loạn nhịp tim và gây giãn động mạch vành.

Ligustrazin (tetramethylpyrazin) phân lập từ xuyên khung ức chế sự kết tập tiểu cầu và có thể có khả năng dịch chuyển Ca2+ khỏi màng tiểu cầu. Nó dự phòng sự tạo cục đông máu ở động mạch, có lẽ do ức chế sự kết tập tiểu cầu. Ligustrazin tiêm tĩnh mạch cho chuột lang với liều 10 mg/kg làm tăng lưu lượng máu ở động mạch vành và giảm lực co cơ tim ở tim cô lập. Ở chó gây mê, làm giảm huyết áp động mạch và tăng áp suất tâm thất trái, nhịp tim, lưu lượng máu ở động mạch vành, và sự tiêu thụ oxy ở cơ tim.

Trong thử nghiệm lâm sàng với cao xuyên khung để điều trị bệnh dộng mạch vành, thấy ở những bệnh nhân có bệnh động mạch vành trước khi điều trị, sự kết tập tiểu cầu, p - thromboglobulin, yếu tố tiểu cầu IV, và thromboxan Bj cao hơn nhiều trong khi 6 - cetoprostaglandin Fla thấp hơn so với những đối tượng có cùng tuổi và giới. Sau khi điều trị, ở những bệnh nhân này, sự kết tập tiểu cầu, p - thromboglobulin, yếu tố tiểu cầu IV, và thromboxan B2 đã giảm, và 6 - cetoprostaglandin Fia đã tăng lên, cho thấy xuyên khung là một thuốc có tác dụng tốt ức chế sự kết tập tiểu cầu và sự tổng hợp thromboxan.

Tetramethylpyrazin hydroclorid được nghiên cứu dược lý và lâm sàng, cho thấy có khả năng làm tăng vi tuần hoàn trong mạc treo ruột thỏ, và làm giãn mao mạch in vitro. Tetramethylpyrazin không những ức chế sự kết tập tiểu cầu gây bởi adenosin diphosphat, mà còn làm tách rời tiểu cầu đã kết tập. về mặt lâm sàng, nó có tác dụng tốt trong điều trị bệnh tắc mạch máu não, như nghẽn mạch não. Hiện nay, tetramethylpyrazin được sản xuất ở quy mô lớn bằng phương pháp tổng hợp. Cao xuyên khung có tác dụng làm tăng khả năng biến dạng của hồng cầu; làm tăng (10 - 20%) khả năng kéo dài của hồng cầu dưới sức kéo 40 dyn/cm3, và làm cho sự phục hồi hình dạng hồng cầu nhanh hơn. Sự tăng khả năng biến dạng của hồng cầu dưới tác dụng của xuyên khung là do thay đổi tính chất cơ học của màng hồng cầu.

Rễ xuyên khung được chứng minh có tác dụng chống đông máu, ức chế sự đông máu chung, ức chế các giai đoạn đông máu nội sinh, ngoại sinh và tạo fibrin, trong thử nghiệm in vitro trên máu người. Xuyên khung có tác dụng làm giảm huyết áp trên mèo gây mê bằng clorai hydrat. Tác dụng giảm huyết áp không do đối kháng với thụ thể nhận adrenalin alpha, mà có khả năng do tác dụng trực tiếp trên cơ trơn mạch máu gây giãn mạch. Xuyên khung có tác dụng làm giảm cholesterol máu trong các mô hình gây tăng cholesterol máu ngoại sinh trên chuột nhắt và chuột cống trắng; làm giảm cholesterol máu nội sinh trên gà; và làm giảm tỷ số p/a lipoprotein máu và lipid máu toàn phần trên chuột cống trắng.

Nghiên cứu cơ chế tác dụng của tetramethylpyrazin và của acid ferulic có trong xuyên khung trên co bóp tự nhiên của tử cung chuột cống trắng in situ cho thấy tác dụng ức chế gây bởi tetramethylpyrazin bị phong bế bởi propranolol, nhưng không bị phong bế bởi cimetidin, và tác dụng ức chế cũng có d chuột cống trắng đã tiêm reserpin. Tetramethylpyrazin ức chế nhẹ co bóp tử cung gây bởi 5 - hydroxytryptamin hoặc oxytocin, nhưng không ức chế co bóp gây bởi acetylcholin. Tác dụng ức chế gây bởi acid íerulic không bị phong bế bởi propranolol hoặc cimetidin. Acid ĩerulic ức chế mạnh co bóp tử cung gây bởi oxytocin, nhưng không ức chế co bóp gây bởi acetylcholin hoặc 5 - hydroxytryptamin. Indomethacin không ảnh hưởng đến tác dụng ức chế gây bởi tetramethylpyrazin và acid íerulic.

Sau một đợt điều trị bằng tiêm tĩnh mạch chế phẩm Ligustrazini một cao chiết từ thân rễ xuyên khung, cho 49 bệnh nhân có bệnh tim phổi nặng, đã nhận xét thấy Ligustrazini có tác dụng làm giảm huyết áp động mạch phổi và sức kháng của mạch máu phổi, làm tăng hiệu suất của tim, tăng chức năng tâm thất trái và chất lượng của huyết lưu biến học. Những kết quả này cho thấy Ligustrazini có tác dụng giãn mạch và làm tăng chất lượng của huyết lưu biến học trong bệnh tim phổi nặng do nghẽn phổi mạn tính. Trong một thử nghiệm làm sàng, thuốc cổ truyền chống huyết khối Xinmaining, bào chế từ rễ xuyén khung, rễ đan sâm và một số dược liệu khác, được dùng điều trị huyết khối não, với liều uống 2-4 nang (0,5 g/nang), ngày hai lần. Kết quả thử nghiệm cho thấy thuốc có tác dụng làm giảm độ nhớt của máu, độ nhớt huyết thanh, tỷ lệ thể tích huyết cầu; làm tăng tốc độ điện di hồng cầu; và làm giảm tỷ lệ kết tập tiểu cầu. Thuốc có tính an toàn, không gây tác dụng không mong muốn.

Nước sắc xuyên khung có tác dụng in vitro làm tăng sức bền của hồng cầu thỏ chống sự tan máu khi cho hỗn dịch hồng cầu thỏ vào một dung dịch nhược trương. Xuyên khung có tác dụng ức chế co thắt cơ trơn ruột cô lập gây bởi histamin và acetylcholin và có tác dụng lợi tiểu. Tinh dầu xuyên khung có tác dụng kháng khuẩn in vitro đối với các chủng vi khuẩn: phế cầu, liên cầu tan máu, Streptococcus ịaecalis, tụ cầu vàng, Shigella shigae, Sh. sonnei, Sh. Ịlexneri, Bacillus subtilis, trực khuẩn mủ xanh, Escherichìa coli, Klebsiella pneumoniae.

Tính vị, công năng

Xuyên khung có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Vào ba kinh: can, đởm, tâm bào, có tác dụng hành khí, điều kinh, hoạt huyết, trừ phong, giảm đau.

Công dụng

Xuyên khung được dùng chữa nhức đầu, hoa mắt, cảm mạo, phong thấp nhức mỏi, ngực bụng đầy trướng, ung nhọt, phụ nữ sau khi đẻ bị rong huyết kéo dài. Ngày dùng 6 - 12g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hay rượu thuốc.

Kiêng kỵ: Người âm hư, hỏa vượng không nên dùng.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, xuyên khung được dùng chữa rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, đau kinh, đau bụng, đau nhói ở ngực và vùng xương sườn; viêm và đau do thương tổn chấn thương, nhức đầu, đau khớp dạng thấp. Ngày dùng 3 - 9g.

Bài thuốc có xuyên khung

1. Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi có bệnh tim mạch, phụ nữ sau khi đẻ, tiền mãn kinh:

a) Xuyên khung 8 g, thục địa 16 g; đương quy, bạch thược, mỗi vị 12 g. sắc uống ngày một thang.

b) Xuyên khung 8 g, đảng sâm (thay nhân sâm) 16 g; hoàng kỳ, thục địa, bạch thược, đại táo, mỗi vị 12 g; đương quy, bạch truật, viễn chí, mỗi vị 8 g; trần bì, quế chi, phục linh, cam thảo, ngũ vị tử, mỗi vị 6 g. Sắc uống ngày một thang.

c) Xuyên khung 8 g; thục địa, đương quy, bạch thược, mạch môn, mỗi vị 12 g; táo nhân, mộc qua, mỗi vị 8 g; cam thảo 4 g. sắc uống ngày một thang.

2. Chữa thấp tim (thể viêm khớp kèm theo hiện tượng suy tim):

Xuyên khung 12 g; kim ngân, thổ phục linh, mỗi vị 20 g; bạch truật, đảng sâm, mỗi vị 16 g; phục linh, đương quy, bạch thược, thục địa, ngưu tất, mỗi vị 12 g; huyền hồ sách 8 g, cam thảo 4 g. sắc uống ngày một thang.

3. Chữa thiếu máu:

a) Xuyên khung 8 g, thục địa 16g; bạch thược, đương quy, cao ban long, kỷ tử, mỗi vị 12 g; a giao 8g. Sắc uống ngày một thang.

b) Xuyên khung 8 g; thục địa, đảng sâm, mỗi vị 16 g; đương quy, bạch thược, bạch truật, mỗi vị 12g; phục linh 8g, cam thảo 6g. sắc uống ngày một thang.

4. Chữa chảy máu do ứ huyết gây thoát quản:

Xuyên khung, bạch thược, đương quy, huyền hổ sách, bồ hoàng, ngẫu tiết, huyết dư, địa du, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

5. Chữa liệt dây thần kinh VII ngoại biên:

Xuyên khung 8g; ngưu tất, thục địa, đảng sâm, bạch truật, mỗi vị 12g; khương hoạt, độc hoạt, tần giao, bạch chỉ, đương quy, bạch thược, phục linh, hoàng cầm, mỗi vị 8g; cam thảo 6g. sắc uống ngày một thang.

6. Chữa đau dây thần kinh hông do lạnh:

Xuvên khung, độc hoạt, uy linh tiên, đan sâm, tang ký sinh, ngưu tất, mỗi vị 12 g; phòng phong, quế chi, tế tân, chỉ xác, trần bì, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

7. Chữa đau dây thần kinh liên sườn do lạnh:

Xuyên khung 8 g, đan sâm 12 g; quế chi, bạch chỉ, phòng phong, khương hoạt, uất kim, chỉ xác, mỗi vị 8g; thanh bì 6g. sắc uống ngày một thang.

8. Chữa đau lưng cấp do co cứng các cơ:

Xuyên khung 16g; phục linh, ý dĩ, mỗi vị 12g; can khương, thương truật, quế chi, mỗi vị 8g; cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.

9. Chữa đau dây thần kinh và nhức đầu:

Xuyên khung 8g, thạch cao 15g, cam thảo 15g; quế chi, bạc hà, mỗi vị 5g. sắc uống ngày một thang.

10. Chữa viêm đa khớp dạng thấp:

Xuyên khung 8g; độc hoạt, tang ký sinh, phòng phong, tục đoạn, đương quy, ngưu tất, thục địa, bạch thược, đảng sâm, ý dĩ, mỗi vị 12g; tần giao lOg, quế chi 8g; cam thảo, tế tân, mỗi vị 6g. sắc uống ngày một thang.

11. Chữa loạn thần kinh thực vật:

Xuyên khung 10g, táo nhân 50g; tri mẫu, phục linh, mỗi vị 15g; cam thảo lOg. sắc uống ngày một thang.

12. Chữa thiếu sữa:

Xuyên khung (sao vàng) 20g, móng chân lợn đực (sao với cát, nỏ vàng đều) 50g; thông thảo (thái mỏng), gạo nếp, mỗi vị 30 g; hành tươi (cà cây) 5 cây. Sắc kỹ lấy nước uống, ngày một thang. Uống mỗi lần một bát vào lúc đói, ngày uống 3-4 lần, cho đến khi sữa xuống đủ ăn cho trẻ.

13. Chữa viêm đại tràng:

Xuyên khung 8 g; đảng sâm, bạch truật, ý dĩ, mỗi vị 12 g; hoàng bá, hoàng liên, chỉ xác, mộc hương, uất kim, mỗi vị 8 g. sắc uống ngày một thang.

14. Chữa viêm phần phụ:

a) Thuốc uống: Xuyên khung lOg; kê huyết đằng, ý dĩ, mỗi vị 16 g; bồ công anh, kim ngân hoa, mỗi vị 12g; huyền hỗ 8g; nhũ hương, một dược, cam thảo, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang.

b) Thuốc thụt hậu môn:

Xuyên khung lOg, bổ công anh 16g, xích thược lOg; nhũ hương, một dược, mỗi vị 4g. Sắc với 200 ml, còn 100 ml, thụt hậu môn ở nhiệt độ 37 - 40°c trong 20 phút, nằm nghỉ (phải thụt tháo phân trước khi thụt thuốc). Trong mồi liệu trình, thụt 6 lần, cứ 2 ngày một lần. Nếu không đỡ, nghỉ 7 - 10 ngày rồi thụt lại đợt thứ hai.

15. Chữa trĩ:

Xuyên khung 8g; thục địa, đương quy, bạch thược, địa du, hoàng kỳ, mỗi vị 12g; a giao 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

16. Chữa cảm mạo phong hàn:

Xuyên khung, bạch chỉ, sinh địa, hoàng cầm, mỗi vị 8g; khương hoạt, phòng phong, thương truật, tế tàn, cam thảo, mỗi vị 6g. sắc uống ngày một thang.

17. Chữa viêm tắc động mạch:

Xuyên khung 12g; thục địa, bạch thược, đảng sâm, mỗi vị 16g; đương quy, bạch truật, mỗi vị 12g; phục linh 8g, cam thảo 4g. sắc uống ngày một thang.

18. Chữa lao xương và lao khớp xương:

Xuyên khung 12g; thục địa, bạch thược, bạch truật, hoài sơn, mỗi vị 16g; đương quy, quy bản, kỷ tử, đảng sâm, phục linh, mỗi vị 12g; kê nội kim 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

19. Chữa suy dinh dưỡng thể khô do khí huyết hư, người gầy, da khô, khô loét giác mạc, phù thũng:

Xuyên khung, đảng sâm, bạch truật, thục địa, đương quy, bạch thược, mỗi vị 8g; phục linh 6g, cam thảo 4g. Nếu loét, khô giác mạc, thêm kỷ tử 8g, cúc hoa 8g; nếu loét miệng, thêm ngọc trúc 6g, thăng ma 6g, hoàng liẽn 4g; nếu có phù dinh dưỡng, thêm phục linh 12g, quế chi 2g. sắc uống ngày một thang.

20. Chữa kinh nguyệt trước kỳ, lượng kinh nhiêu:

a) Xuyên khung 8g, sinh địa 16g; bạch thược, hoàng cầm, mỗi vị 12g; đương quy 8g, hoàng liên 4g. Sắc uống ngày một thang.

b) Xuyên khung 8g; thục địa, bạch thược, a giao, mỗi vị 12g; đương quy, hoàng bá, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

21. Chữa kinh nguyệt trước kỳ, lượng kinh ít:

Xuyên khung 8g, sinh địa 16g; bạch thược, địa cốt bì, mỗi vị 12g; đương quy, đan bì, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

22. Chữa kinh nguyệt sau kỳ, chậm kinh:

a) Xuyên khung 8g; đảng sâm, đương quy, ngưu tất, mỗi vị 12g; bạch thược, nga truật, đan bì, mỗi vị 8g; quế tâm, cam thảo, mỗi vị 4g. sắc uống ngày một thang.

b) Xuyên khung 8g; bạch truật, đảng sâm, bạch thược, hoàng kỳ, mỗi vị 12g; phục linh, thục địa, đương quy, mỗi vị 8g; cam thảo, nhục quế, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang.

c) Xuyên khung 120g; nam tinh chế, hương phụ, mỗi vị 160g; thương truật 120g. Tán thành bột, uống mỗi ngày 12 - 16g với nước nóng.

23. Chữa chậm kinh do khi uất, bụng chướng đau:

Xuyên khung 8g, sài hồ 12g; hương phụ, đương quy, nga truật, ngải diệp, đan .bì, ô dược, hồng hoa, ô mai, mỗi vị 8g; tam lăng 6g. Tán bột, ngày uống 20 - 30g. Hoặc sắc uống ngày một thang.

24. Chữa rong huyết:

Xuyên khung 8g; bạch truật, đảng sâm, mỗi vị 12g; thục địa, bạch thược, đương quy, hương phụ, hoàng kỳ, địa du, bồ hoàng, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

25. Chữa viêm mũi dị ứng:

Xuyên khung, hoài sơn, ké đầu ngựa, mỗi vị 16g; bạch truật, bạch chỉ, mỗi vị 12g; tang bạch bì lOg, quế chi 8g, tế tân 6g; cam thảo, gừng, mỗi vị 4g. sắc uống ngày một thang.

26. Chữa chóng mặt, ù tai, nôn mửa (hội chứng Mẻ-ni- e) ở người thiểu máu, xơ cứng động mạch:

Xuyên khung 12g; thục địa, hà thủ ô, tang ký sinh, mỗi vị 16g; kỷ tử, ngưu tất, long nhãn, cỏ nhọ nồi, hoài sơn, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC