Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Viêm tắc tĩnh mạch

Cảnh báo: Các nguy hiểm từ viêm tắc tĩnh mạch sâu bạn đã biết

10:08 16/08/2017
Viêm tắc tĩnh mạch sâu (huyết khối tĩnh mạch sâu) là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu hiện nay có thể gây tử vong cho người bệnh. Vậy, hãy cùng tìm hiểu một số thông tin dưới đây để biết thêm về chứng bệnh này.

Viêm tắc tĩnh mạch sâu là gì?

          Viêm tắc tĩnh mạch sâu là một chứng bệnh có liên quan đến tình trạng đông máu cục trong các tĩnh mạch nằm sâu trong cơ thể, gặp nhiều nhất là ở tĩnh mạch chi dưới. Đây là tình trạng nghẽn một tĩnh mạch do xuất hiện những cục máu đông di chuyển từ một nơi khác đến. Khi các khối máu bị bóc tách ra khỏi bề mặt tĩnh mạch nó có nguy cơ gây ra thuyên tắc phổi dẫn đến tử vong.

          Nhóm có nguy cơ cao mắc viêm tắc tĩnh mạch sâu là nhóm người trên 45 tuổi và thường phải ngồi trong thời gian dài. Trong đó có khoảng 10% trường hợp có thể nghẽn mạch phổi và tử vong.

          Một huyết khối trong tĩnh mạch sâu thường tạo ra một khối máu dài, mềm với một đầu dính vào thành vách trong của tĩnh mạch. Khối máu  này có thể  lớn hơn và tách rời vào dòng máu. Khi khối máu bị bóc tách ra, nó được xem như là nguyên nhân làm nghẽn mạch, và vật làm nghẽn mạch này có thể di chuyển trong dòng máu đến những tĩnh mạch lớn hơn ở chân gây ra viêm tắc tĩnh mạch sâu chi dưới.

viem-tac-tinh-mach-gay-hoai-tu

Viêm tắc tĩnh mạch sâu là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời

           Sau đó, khối máu đông này làm nghẽn mạch có thể được mang lên tĩnh mạch lớn nhất của cơ thể - tĩnh mạch chủ, và vào tim. Từ tim, vật làm nghẽn mạch lại bị đưa đẩy ra các động mạch vào phổi và làm nghẽn những động mạch này, cuối cùng gây nên chứng thuyên tắc động mạch phổi - pulmonary embolism (pe). Nghẽn mạch phổi (nmp) nặng quá sẽ làm phổi xẹp và tim suy. Chứng này là một trong những nguyên nhân tử vong đột ngột.

Triệu chứng bệnh viêm tắc tĩnh mạch sâu

           - Triệu chứng của viêm tắc tĩnh mạch sâu thường gặp ở chi dưới là cẳng chân và đùi: sưng, đau, đỏ đoạn chi ở mắt cá chân và bàn chân. Đau thường bắt đầu từ bên trong và có thể có cảm giác như chuột rút.

           -  Trường hợp nặng có thể nở loét ở bắp chân và thường sảy ra ở một chân.

           -  Đau hoặc sưng ở cánh tay, cổ tay. Điều này có thể xảy ra nếu cục máu đông hình thành trong cổ hoặc cánh tay.

Tuy nhiên cũng có trường hợp không có một triệu chứng gì ở chân đang bị bệnh này, bệnh chỉ được phát hiện khi đã gây biến chứng tắc nghẽn mạch phổi do hậu quả của huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân. Khi bị tắc nghẽn mạch phổi xuất hiện các triệu chứng: khó thở, đau ngực và ngất.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tắc tĩnh mạch

co-tim-bi-tac-nghen

Tĩnh mạch bị viêm, tổn thương gây những biến chứng nguy hiểm

1. Ít vận động: bệnh có thể xảy ra do thói quen nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt, di chuyển lâu dài trên máy bay, tàu hỏa và xe hơi... Mà cơ thể không hoặc ít vận động, điều này có thể tăng nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch sâu vì khi cơ thể không vận động, máu trong tĩnh mạch sẽ chảy chậm và làm tăng nguy cơ làm đông máu.

2. Tĩnh mạch bị tổn thương: bị đụng dập do chấn thương gây tổn thương ở tĩnh mạch làm tăng nguy cơ bị bệnh này, ngược lại chính huyết khối tĩnh mạch sâu có thể làm tổn thương thành tĩnh mạch và làm tăng nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch sâu khác trong mạch máu.

3. Do dùng thuốc điều trị là hormon sinh dục nữ: các thuốc có chứa estrogen khi dùng để điều trị một số bệnh như ung thư, chữa chứng tiền mãn kinh sẽ có những tác dụng phụ làm máu dễ bị đông hơn, do đó gia tăng nguy cơ bị mắc bệnh này.

4. Do di truyền và mắc một số bệnh: bệnh nhân bị ung thư, suy tim, mang thai, béo phì, trên 40 tuổi, di truyền từ cha mẹ sang con... Là các yếu tố làm cho máu dễ đông, do đó tăng nguy cơ bị viêm tắc tĩnh mạch sâu.

Để điều trị bệnh viêm tắc tĩnh mạch sâu một cách hiệu quả và an toàn nhất, các bệnh nhân nên tới địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy và chỉ dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.

Để được tư vấn về bệnh lý, quý khách làm theo 1 trong 3 cách sau:
1. Gọi điện trực tiếp tới cho bác Khang theo số 0915.913.255
2. Kết bạn với Facebook Thọ Khang Đường
3. Để lại thông tin dưới đây để được tư vấn (Thực sự mong muốn chữa bệnh mới để lại thông tin)

Bài cùng chuyên mục:
BỆNH ĐẶC TRỊ
KẾT NỐI VỚI FANPAGE