Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Viêm tắc tĩnh mạch

Nguy hiểm với bệnh viêm tắc tĩnh mạch ở người cao tuổi

09:08 22/08/2017
Quá trình lão hóa khiến cho người cao tuổi phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, hầu hết thì những căn bệnh ở người già khi được phát hiện thì bệnh đã trở nặng, khó điều trị. Viêm tắc tĩnh mạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm, và có nguy cơ gây hại đến tính mạng người bệnh. Những người trên 60 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Viêm tắc tĩnh mạch ở người cao tuổi

Viêm tắc tĩnh mạch là tình trạng tắc nghẽn một tĩnh mạch do cục máu đông được vận chuyển trong dòng máu từ một nơi khác đến. Bệnh xảy ra khi cục máu đông được hình thành và làm tắc tĩnh mạch chi dưới hay tĩnh mạch chậu. Khi cục máu đông bị bóc tách ra khỏi thành mạch, nó có thể dẫn đến thuyên tắc phổi, gây tử vong.

Nguyên nhân gây ra viêm tắc tĩnh mạch

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch ở người cao tuổi.

         - Yếu tố lớn nhất là về độ tuổi, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng dần theo độ tuổi của người bệnh.

         - Tình trạng bất động thường xảy ra trong phẫu thuật, hoặc các vấn đề về sức khỏe khác khiến bệnh nhân phải nằm nghỉ trên giường kéo dài và không thay đổi tư thế trong một thời gian dài.

nguoi-cao-tuoi-co-nguy-co-viem-tac-tinh-mach-cao

Người cao tuổi có nguy cơ mắc viêm tắc tĩnh mạch cao

         - Tĩnh mạch giãn, hệ thống van bất toàn là yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch.

         - Suy tim ứ huyết: Người già thường mắc các bệnh về tim mạch, đặc biệt là mắc bệnh suy tim ứ huyết, cung lượng tim bị giảm, dẫn đến giảm lượng máu từ tĩnh mạch chi dưới trở về tim. Chấn thương trực tiếp ở chi dưới có thể dẫn đến sự hình thành cục máu đông và gây viêm tắc tĩnh mạch.

         - Tình trạng tăng đông máu: Bệnh lý ác tính, sử dụng oestrogen, hội chứng tăng độ nhớt của máu... có thể gây tình trạng tăng đông máu, làm tăng nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch.

Triệu chứng của bệnh viêm tắc tĩnh mạch ở người già

   Hơn một nửa những người có huyết khối không nhận ra rằng họ có tình trạng này, theo báo cáo của CDC.

   Các triệu chứng ban đầu của bệnh viêm tắc tĩnh mạch thường  chỉ xuất hiện những sợi tĩnh mạch nổi lên trên da lâu dần có thể chuyến sang màu xanh thẫm hoặc đỏ ở bắp chân. Nó không gây cảm giác đau mà chỉ gây mất thẫm mĩ nên ít người để ý tới.

   Khi bệnh đã nặng hơn sẽ có cảm giác đôi chân trở nên nặng nề và khó chịu, phù nề, nhức do tĩnh mạch bị viêm, máu sẽ lưu thông không tốt. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ, vận động suy giảm.

Các chi sưng đau dữ dội lâu dần có thể phát sinh hoại tử các đốt ngón tay, ngón chân.

Phòng và điều trị viêm tắc tĩnh mạch ở người cao tuổi

nguoi-cao-tuoi-can-co-che-do-an-hop-ly

Người cao tuổi cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, dinh dưỡng

          Tránh đứng trong một thời gian dài, và nếu có thể nâng chân của mình khi ngồi.

          Có một chế độ luyện tập phù hợp, tập thể dục thường xuyên, có thể vận động nhẹ nhàng như chạy chậm hay đi bộ cũng có thể giúp cho lưu lượng máu lưu thông tốt hơn, góp phần ngăn ngừa bệnh viêm tắc tĩnh mạch.

          Tập thể dục bàn chân, tránh ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài vì có thể làm giảm sự dẫn truyền máu ở tĩnh mạch.

          Ăn uống hợp lý, tránh các chất hóa học, các thực phẩm không tốt cho tim mạch, tránh xa thuốc lá.

Còn nếu bạn cần điều trị viêm tắc tĩnh mạch mà không biết nên điều trị thế nào, xin đừng quá lo lắng. Viêm tắc tĩnh mạch được rất nhiều người lựa chọn phương pháp điều trị bằng thuốc nam, bằng y học cổ truyền và đều đem lại kết quả tốt. Đông y sẽ có những phương thuốc đặc trị đối với những căn bệnh về tim mạch và đặc biệt là viêm tắc tĩnh mạch.

Để được tư vấn về bệnh lý, quý khách làm theo 1 trong 3 cách sau:
1. Gọi điện trực tiếp tới cho bác Khang theo số 0915.913.255
2. Kết bạn với Facebook Thọ Khang Đường
3. Để lại thông tin dưới đây để được tư vấn (Thực sự mong muốn chữa bệnh mới để lại thông tin)

Bài cùng chuyên mục:
BỆNH ĐẶC TRỊ
KẾT NỐI VỚI FANPAGE