Viêm tắc tĩnh mạch
Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa viêm tắc tĩnh mạch bằng đông y
Khi bạn có các triệu chứng sau: Đau nhức tứ chi hay Tứ chi lạnh, không cử tĩnh được thì rất có thể bạn đã mắc viêm tắc tĩnh mạch. Vậy nguyên nhân, triệu chứng cụ thể và cách điều trị bệnh theo phương pháp Đông y như thế nào? Nội dung bài viết sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin trên.
Viêm tắc tĩnh mạch là gì?
Theo Y học cổ truyền, viêm tắc tĩnh mạch còn được gọi là bệnh thoát thư, thoát ung, thoát cốt thư, thoát cốt đinh…. Bệnh này thường gặp ở tay, chân, đặc biệt là ở chân. Bệnh này là bệnh thuộc hệ thống thần kinh – mạch máu toàn thân, tiến triển mãn tính.
Theo y học hiện đại, viêm tắc tĩnh mạch thực chất là viêm nội mạc các tĩnh mạch. Màng nội mạc tĩnh mạch có xu hướng dày lên dẫn đến tình trạng tắc lòng tĩnh mạch gây hoại tử vùng chi tương ứng được tĩnh mạch đi qua. Bệnh này thường gặp ở nam giới, tắc tĩnh mạch ở chân xảy ra nhiều hơn, ngoài ra còn xảy ra ở tĩnh mạch ruột, tĩnh mạch não, tĩnh mạch vành….
Viêm tắc tĩnh mạch là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến hoại tử tứ chi.
Nguyên nhân gây viêm tắc tĩnh mạch
Y học hiện đại cho rằng: nguyên nhân gây tắc tĩnh mạch là do xơ vữa tĩnh mạch khiến tĩnh mạch không thể phát triển tại tứ chi, do người bệnh bị tăng độ quánh của máu, rối loạn chức năng thần kinh thực vật, do kích thích của hệ thống đại não…
Y học cổ truyền cho rằng: khi mạch bị tắc nghẽn, khí huyết không được lưu thông, làm tổ chức bì phu cơ nhục không được nuôi dưỡng gây ra hoại tử. Nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn mạch là do thể hư hàn, huyết ứ, nhiệt độc và thể lưỡng hư với các mức độ biểu hiện bệnh lý khác nhau.
Nếu như theo Y học hiện đại, viêm tắc tĩnh mạch có 3 giai đoạn: giai đoạn rối loạn chức năng, rối loại dinh dưỡng và giai đoạn hoại tử, hoại thư thì Y học cổ truyền chia làm 3 cấp độ bệnh:
- Giai đoạn đầu: Khí huyết không điều hòa, máu lưu thông kém dẫn đến triệu chứng ngón chân lạnh, tê dại như kiến bò, bàn tay, bàn chân đau, tê lạnh, đau chia thành quãng cách hồi.
- Giai đoạn thứ hai: Do khí trệ huyết ứ, mạch máu bị tắc nghẽn, ngón tay ngón chân bầm tím, đau nhức khó chịu.
- Giai đoạn 3: Hàn tà bị bó lại, uất kết nung nấu, hỏa độc làm cơ nhục tổn thương, sưng to, chảy nước màu vàng hoặc có lẫn máu, mủ, gây tổn thương cơ nhục, xương khớp hoại tử, thậm chí rụng đốt xương.
Dấu hiệu lâm sàng bệnh viêm tắc tĩnh mạch
- Biểu hiện của người mắc hư hàn: Người bệnh sắc mặt tái nhợt, mệt mỏi, người sợ lạnh, đau tê dại, chân tay hay co giật, đau cách hồi, nhất là khi di chuyển cũng thấy cơn đau, nước tiểu trong, bị đầy bụng, đại tiện lỏng. Ngoài ra, lưỡi nhợt, rêu trắng, mỏng, mạch trầm trì vô lực.
- Biểu hiện của người mắc thể chế huyết ứ: sắc mặt tối sạm, tinh thần ủ rũ, người bứt rứt, dễ nóng nảy, chân tay đau, lạnh tê cứng, da khô, tím bầm. Lưỡi đỏ hoặc tím thâm, khi bắt mạch thấy mạch trầm tế.
- Biểu hiện của người mắc nhiệt độc thịnh: sắc mặt sạm, khô, người bứt rứt, khó chịu trong người, chóng mặt ù tai, tứ chi đen tím tái, sưng to, đau đớn, tại chỗ đau bắt đầu lở loét, hoại tử, tứ chi sưng phù, da bóng, chảy nước hoặc chảy máu, mủ. Lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch tế sác.
- Biểu hiện của người mắc thể khí lưỡng hư: người đổ mồ hôi liên tục, xanh xao, gầy yếu, mỏi mệt, chi bị bệnh đau ít hoặc ko đau, vết loét lâu ngày chảy mủ, máu hoặc nước vàng không lành được vết thương, da sắc vàng sạm. Lưỡi nhợt, mạch trầm vô lực.
Lựa chọn Đông y điều trị viêm tắc tĩnh mạch an toàn mà hiệu quả
Chữa viêm tắc tĩnh mạch: Tại sao bạn không thử phương pháp Đông y?
Đông y chữa trị viêm tắc tĩnh mạch do hư hàn: Người bệnh cần sử dụng các bài thuốc để ôn kinh, tán hàn, hoạt huyết thông lạc. Có thể sử dụng bài thuốc như sau:
Bài Đào hồng tứ vật thang gồm các vị thuốc:
Đương quy 12g Xích thược 12g
Đào nhân 10g Hồng hoa 8g
Quế chi 8g Đan sâm 12g
Ngưu tất 16g Tang kí sinh 16g
Bạch giới tử 8g Sinh hoàng kỳ 12g
Xuyên luyện tử 12g Bào khương 8g
Hắc phụ tử 10g
Tất cả các vị thuốc trên cho vào nồi, đong khoảng 2000ml nước, đun sôi chắt lọc lấy 200ml uống ngày 1 thang chia làm 3 lần.
Chữa trị thể khí huyết ứ: Người bệnh áp dụng bài thuốc Thông mạch hoạt huyết thang gồm:
Đương quy 12g Hoàng kỳ 16g
Sinh địa 12g Huyền sâm 12g
Kim ngân hoa 10g Bồ công anh 10g
Tử hoa địa đinh 12g Đan sâm 12g
Hồng hoa 8g Nhũ hương 10g
Một dược 10g Diên hồ sách 8g
Cam thảo 6g
Tương tự, cho các vị thuốc trên đun sôi 2000ml nước, chắt lấy 200ml uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
Điều trị thể nhiệt độc thịnh: Người bệnh dùng bài Tứ diệu thang gia giảm:
Hoàng kỳ 16g Đương quy 12g
Kim ngân hoa 16g Sinh cam thảo 16g
Đan sâm 12g Tử thảo nhung 12g
Xích thược 12g Ngưu tất 12g
Nhũ hương 10g Một dược 10g
Địa miết trùng 10g Địa long 12g
Cũng sắc uống ngày 1 thang, chia đều 3 lần. Bài thuốc trên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, thông lạc.
Chữa trị thể khí huyết lưỡng hư : Người bệnh dùng bài thuốc Cố bộ thang gia giảm tác dụng bổ khí dưỡng huyết, hoạt huyết thông lạc:
Kim ngân hoa 16g Đương quy 12g
Thạch hộc 12g Hoàng kỳ 16g
Sâm cát lâm 12g Ngưu tất 12g
Xuyên sơn giáp 10g
Thuốc trên sắc uống ngày 1 thang.
Ngoài việc uống thuốc, người bệnh cần kết hợp ngâm rửa bằng nước sắc lá mỏ quạ và muối, hoặc sử dụng các thuốc bôi như Bát nhị đơn, bạch ngọc cao hoặc Ngọc hồng sinh cơ cao.
Khi người bệnh thấy có các triệu chứng đau ở tứ chi cần đến khám tại các cơ sở chuyên khoa mạch máu ngoại vi để được tư vấn chuẩn xác nhất về cấp độ bệnh. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mạch đập tại các vị trí nếp bẹn, khoeo chân, mu chân và ống gót. Nếu không có mạch đập, hoặc mạch đập quá yếu có thể do hẹp tắc mạch.
Bên cạnh đó, với kỹ thuật hiện đại, người bệnh cần làm các xét nghiệm: siêu âm mạch máu, chụp cắt lớp tĩnh mạch để xác định mức độ thiếu máu, hẹp tắc cụ thể ở vị trí nào để đưa ra phương pháp điều trị viêm tắc tĩnh mạch cụ thể nhất.