Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần B

Bạch Đàn Và Tinh Dầu Bạch Đàn

14:05 09/05/2017

Còn gọi là cây khuynh diệp.

Tên khoa học Eucalyptus globulus Labill.

Thuộc họ Sim Myrtaceae.

Tên bạch đàn là tên có từ lâu ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh tên khuynh diệp là do mùi tinh dầu có mùi tinh dầu tràm, cây cũng có lá nghiêng cho nên đặt tên. Hiện nay, tên bạch đàn phổ biến hơn.

Tuy nhiên cần chú ý tên bạch đàn trước đây thường dành cho một cây khác có mùi thơm như trầm có tên là đàn hương, tên khoa học là Santalum album L. thuộc họ Đàn hương (iSantalaceae), cây này chưa thấy có ở Việt Nam, trước đây ta vẫn dùng tinh dầu chữa bệnh lậu.

Eucalyptus globulus do chữ Hy Lạp eu là tốt, kalyptos là cái bao, vì nụ hoa có bao hình ứòn, globulus là hình cầu vì quả có hình cầu.

A. Mô tả cây

Cây cao to, có thể cao tới 10m hay hơn. Cành non có 4 cạnh. Hai loại lá: Trên cây non hay cành non lá mọc đối, gần như không cuống, phiến lá hình trứng hoặc giống hình trái tim, sắc lục, mỏng, như có sáp, dài 10-15cm, rộng 4- 8cm. Trên cành cây già, lá mọc riêng biệt, so le, hình liềm, cuống ngắn, cong, phiến lá hẹp dài 16-25cm, rộng 2-5cm, cành già tròn, không cạnh. Phiến lá soi lên sáng thấy rõ những điểm trong trong, đó là những túi tinh dầu. Từ kẽ lá có những nụ hoa hình núm oản ngửa, có 4 cạnh tương ứng với 4 lá đài. Quả hình chén, phía trên có 4 ngăn, trong chứa ít hạt ( Hình 571).

Ngoài cây bạch đàn kể ừên, chúng ta còn di thực vào nhiều loài bạch đàn khác như bạch đàn trắng Eucalyptus camaỉdulensis (E. rostrata), bạch đàn lá nhỏ Eucalytus tereticornis (E. umbellata), bạch đàn long duyên Eucalyptus exserta, khi còn nhỏ cũng cho lá dễ nhầm với bạch đàn lá nhỏ, bạch đàn đỏ Eucalyptus ro- busta, bạch đàn chanh (có mùi thơm của chanh) Eucalyptus cỉtriodora v.v...

Bạch đàn và tinh dầu bạch đàn và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Bạch đàn vốn quê ở châu úc, nhưng từ lâu bạch đàn được di thực vào nhiều nước trên thế giới từ châu Âu đển châu Á, châu Mỹ, châu Phi. Vì cây. này có bộ rễ ãn sâu, rông, cây lại mọc nhanh (một cây ưồng 7 năm đã có thể cao 20m), có khả năng hút nước trong đất rất mạnh cho Bnên thường được trồng ở những nơi vùng lầy, ẩm thấp để cải tạo những vùng này, làm giảm tỷ lệ bệnh sốt rét. Mùi thơm của lá cũng có tác dụng đuổi muỗi.

Tại nước ta, từ trên 40 năm trở lại đây, đã di thực một số ít cây trồng rải rác nhiều nơi như loại bạch đàn trắng ở vùng Đò Cầm (Nghệ An), và một vài nơi khác nữa, hiện nay đang được phổ biến rộng rãi. Còn cây Eucalyptus globulus thì rất ít gặp. Từ năm 1956 trở lại đây với phong trào trồng cây gây rừng, làm xanh đồi trọc, cây bạch đàn là một cây được trồng nhiều nhất để phủ xanh những đồi trọc tỉnh trung du như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên v.v...

Ngoài công dụng trồng để lấy gỗ, bóng mát, ta đã bắt đầu khai thác bạch đàn để lấy lá dùng làm thuốc và cất tinh dầu làm thuốc. Để có thể sử dụng nhiều lá, theo kinh nghiệm của Trung Quốc, vào năm thứ 3 và thứ 7 chặt cây để lấy toàri bộ lá và gỗ nhỏ, những chồi mọc ra ta cũng sẽ cắt lấy lá và chỉ để lại 2 nhánh cho phát triển, cuối cùng cũng chỉ còn lại một chồi để thay thế cây cũ.

Để lấy làm thuốc, thường ta hái lá gần mùa hè, phơi trong râm, đến khô rồi đựng trong lọ hay túi kín. Chỉ những lá hình lưỡi liềm được dùng làm thuốc. Nên tránh hái lá non mặc dầu tỷ lộ tinh dầu trong lá non cao hơn.

Từ lá và cành non, ta có thể đem cất lấy tinh dầu để dùng thô hay tinh chế mà dùng.

Việc trồng bạch đàn chủ yếu do cán bộ lâm nghiệp phụ trách vì đây là một cây cho gõ. Bạch đàn trồng bằng hạt hái vào những tháng thu đông (tháng 8 đến tháng 11). Để trồng bảo đảm, hạt thường được ngâm nước 30°c 24 giờ trước khi đem gieo, vớt ra để ráo. Sau khi cây con mọc trong vườn ươm được 5-7 tháng thì đem ứồng ở nơi cố định. Những cây con đem trồng thường cao 0,30 đến lm, đường kính thân từ 0,5 đến lcm. Mùa gieo vào tháng 9-11, trồng vào tháng 2-4 hoặc gieo vào tháng 1-3, trồng vào tháng 7- 9, lá thu hoạch ở  những cây từ 3 năm trở lên.

C. Thành phần hoá học

Lá bạch dàn chứa tanin, nhựa và tinh dầu (3 đến 6% tính trên lá khô kiệt).

Tinh  dầu bạch đàn màu vàng nhạt, rất lỏng, mùi thơm, vị lúc đầu mát sau nóng. Tỷ trọng .0,910-0,930, độ sôi 168-180°c. (a)D=0 đến +15 chỉ số chiết quang 1,457-1,469, một thể tích tinh dầu thêm 3 thể tích cồn 70°, phải được dung dịch trong. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là xineola hay eucalỵptola hay cajeputola (60 đến 85%) kèm theo pinen quay phải, camphen, fenchen, các andehyt valeric và butyric. 

Xineola hoạt chất chính của tinh dầu là một chất lỏng, không màu tỷ trọng 0,923-0,926, sôi ờ 178°c, làm lạnh, kết tinh thành tinh thể chảy ở +l°c. Vì tỷ lệ xineola quyết định giá trị của tinh dầu cho nên các Dược điển thường hay quy định những phương pháp định lượng xineola.

Dược điển Pháp quy định phương pháp định lượng xineola cãn cứ vào tính chất của xineola cho với orthocresola một chất có độ kết tinh thay đổi tuỳ theo tỷ lộ xineola. Nếu toàn bộ tinh dầu xineola thì hỗn hợp kết tinh ở 56°6 nếu tỷ lệ xineola trong tinh dầu là 39% thì độ kết tinh của hỗn hợp sẽ là 18°. Trong trường hợp ta định lượng xineola trong một tinh dáu có tỷ lệ xineola thấp hơn 39% thì ta thêm vào đó một là lượng xineola đã biết rồi thêm orthocresoa, rồi đo độ kết tinh suy ra lượng xineola, sau khi trừ đi lượng xineola đã thêm vào, ta có tỷ lệ xineola thực sự.

Một phương pháp định lượng khác dựa trên tính chất xineola cho với axit photphoric một kết hợp phân tử C)0H18O.H3PO4 có tinh thể. Đặt một bình thuỷ tinh vào hỗn hợp sinh hàn, cho vào đó 10g tinh dầu và thêm axit photphoric đặc từng giọt một (tỷ trọng axit photphoric 1,75). Trong điều kiện này, tinh dầu ngả màu đỏ và cuối phản ứng, hỗn hợp có màu đỏ tươi. Nếu cho quá axit ' photphoric thì hỗn hợp sẽ trở thành; íihão. Ép tinh thể giữa 2 tờ giấy thấm và làm như vậy cho đến khi tờ giấy thấm không còn vết tinh dầu. Cân tinh thể và nhân trọng lượng với 6,11 ta sẽ có tỷ lệ xineola trong 100 phần tinh dầu (theo Helling và Passmore).

Một phương pháp nữa dựa trên nguyên tắc xineola cho với resorxin một hỗn hợp tan trong dung dịch no resorxin: Cho vào một bình lOOml có cổ dài và phần cổ bình có chia ngấn từng ml và 10ml dung dịch resorxin 50%, lắc mạnh trong 5 phút rồi thêm dung dịch resorxin cho tới khi tinh dầu nổi tói ngấn cuối cùng ở cổ bình. Đọc thể tích tinh dầu còn lại. Lấy 10 trừ đi số ml tinh dầu  còn lại nhân với 10 sẽ là tỷ lệ xineola trong lOOml tinh dầu.

Theo Charabot, phương pháp resorxin là tốt nhất nhưng cần chú ý rằng nếu tinh dầu chứa nhiều tạp chất chứa oxy khác giống như xineola cũng có thể tan trong dung dịch resorxin, do đó kết quả quá cao thì truớc khi định lượng cần cất phân đoạn tinh dầu và chỉ lấy phần sôi giữa 170- 190°c chứa toàn bộ xineola hoặc làm lạnh tinh dầu ờ 5 và 10°c xineola sẽ kết tinh, lấy riêng xineola bằng ly tâm rồi tiến hành thí nghiệm.

Trên đây mới là thành phần hoá học của lá cây và tinh dầu của bạch đàn Eucalyptus globulus. Trên thực tế, người ta cất tinh dầu từ nhiều loài rất khác nhau do đó thành phần tinh dầu bạch đàn cũng rất thay đổi. Có nước như nước Anh công nhận mọi tinh dầu cất từ nhiều loài bạch đàn miễn là tinh dầu đó đáp ứng những tiêu chuẩn yêu cầu, nhưng có nước như Pháp chỉ công nhận làm thuốc có tinh dầu cất từ cây bạch đàn Eucalyptus globulus.

Về thành phần hoá học, người ta chia tinh dầu bạch đàn thành 3 loại:

1. lình dầu chứa xineola như loài E. globulus.

2. Tình dầu chứa Tecpen và sesquitepen như loài E. robusta.

3. Tinh dầu chứa xitral như loài bạch đàn chanh E. citriodora thường chỉ dùng trong công nghiệp nước hoa.

Ngoài ra lại còn tinh dầu bạch đàn chứa piperiton. Từ piperiton người ta chế thành mentola và tymola.

D.Công dụng và liều dùng

Lá bạch đàn dùng dưới dạng thuốc hãm 20g trong 1 lít nước, xirô, cồn thuốc (1/5). Làm thuốc bổ (do tanin) chữa ho, giúp sự tiêu hoá (do tinh dầu). Cồn thuốc còn dùng để xông mũi, chữa cảm sốt (nhỏ 2 đến lOml cồn thuốc vào nước sôi).

Tinh dầu dùng bôi xoa ngoài dạ như tinh dầu tràm, hoặc chế thành thuốc tiêm (ngày tiêm 1-2 ống chứa 0,10-0,20g tinh dầu hoà tan trong dầu lạc trung tính). Còn dùng tinh dầu pha với dầu làm thuốc nhỏ mũi.

Chú thích:

Ngoài tinh dầu và lá làm thuốc ra, một số cây bạch đàn cho chất gôm màu đỏ gọi là Red-gum hay Kino do chứa tanin nên được dùng trong cây nghệ thuộc da trắng.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC