Vị thuốc vần B
Bạch Thược
Bạch Thược có Tên đồng nghĩa:Paeonia albiflora Pall.
Tên khác:Mẫu đơn trắng.
Tên nước ngoài:White paeony (Anh).
Họ:Mao lương (Ranunculaceae).
Mô tả
Cây thảo, sống lâu năm, cao 50 - 80 cm. Rễ củ to, mập, mặt ngoài màu nâu, ruột màu trắng hoặc hồng nhạt. Thân nhẵn, mọc thẳng. Lá mọc so le, có cuống dài, chia thành 3-7 thùy hình trứng hoặc mác thuôn, dài 8 - 12 cm, rộng 2-4 cm, đầu nhọn.
Hoa to mọc riêng lẻ ở ngọn thân, gồm nhiều cánh màu trắng, nhị vàng.
Mùa hoa: tháng 5-7; mùa quả: tháng 8-9.
Tránh nhầm với cây hoa thược dược (Dahlia variabilis Desf.) thuộc họ Cúc (Asteraceae) mà nhiều sách vẫn dùng để chỉ bạch thược. Cây này được trồng làm cảnh và trang trí vào ngày Tết Nguyên đán. Cũng tránh nhầm với cây đơn đỏ, đơn trắng (thuộc chi Ixora, họ Rubiaceae) là những cây bản địa cũng được gọi là mẫu đơn.
Bạch thược và tác dụng chữa bệnh của nó
Phân bố, sinh thái
Paeonia L. gồm một số đại điện là cây bụi. Một số tác giả đã tách chi này ra từ họ Ranunculaceae thành họ Paeoniaceae. Chúng phân bố ở vùng ôn đới ấm Bắc bán cầu: ở châu Âu đáng chú ý là vùng Địa Trung Hải; châu Á ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, và Ấn Độ. Chi Paeonia L. vốn nổi tiếng bởi một số loài được dùng làm cảnh (mẫu đơn: hoa to, đẹp, có mùi thơm đặc biệt) và làm thuốc quý (bạch thược, thược dược, xích thược...).
Bạch thược vốn là cây mọc tự nhiên ở một số tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm,Hà Bắc, Liêu Ninh, Sơn Đông... (Trung Quốc). Do giá trị và nhu cầu làm thuốc tăng, nên bạch thược cũng như một số loài khác cùng chi đã được đưa vào trồng từ lâu đời ở nhiều địa phương của Trung Quốc.
Bạch thược - Paeonia lactiflora Pall. Đơn trắng - Ị xo ra nigricans R.Br.Bạch thược được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam giữa những năm 70. Cây được trồng thử ở một vài nơi như Sa Pa, Tam Đảo và Đà Lạt (1978), nhưng hiện nay chỉ có Trạm Nghiên cứu cây thuốc Sa Pa - Viện Dược liệu trồng được cây này.
Bạch thược thuộc loại cây bụi ưa ẩm và ưa sáng. Cây trồng ở Sa Pa đã tỏ ra thích nghi với điều kiện khí hậu của vùng á nhiệt đới núi cao, nhiệt độ trung bình khoảng 15,3°c, lượng mưa 2800 mm/năm. Cây trồng từ hạt sau 4 hoặc 5 năm mới bắt đầu có hoa. Bạch thược rụng lá vào mùa đông, trên thân và cành có nhiều chồi ngủ. Đến khoảng giữa tháng 2 năm sau (sau tết âm lịch), từ các chồi ngủ nhanh chóng mọc ra cành và lá non mới.
Mùa hoa bắt đầu vào giữa tháng 5, kéo dài từ 10 đến 15 ngày, song mỗi hoa chỉ nở trong vòng vài giờ, đến trưa đã bắt đầu tàn. Hạt giống thu được ở những cây trồng, đem gito đã cho những lứa cây mới. Bạch thược có khả năng mọc chồi từ gốc hoặc từ rễ của cây. Chồi tách từ rễ củ có thể làm cây giống để trồng. Bạch thược là cây thuốc quý đã nhập trồng được ở Sa Pa. Trước mắt cần chú ý bảo tồn, tránh để mất giống. Đồng thời, có kế hoạch xúc tiến nhân trồng rộng rãi hơn.
Cách trồng
Bạch thược là cây thuốc nhập nội, ưa khí hậu ôn hoà, lượng mưa vừa phải, ít có sương muối, đủ ánh sáng, đất pha cát, thoát nước. Trong thời gian sinh trưởng, nếu mưa nhiều, đất ẩm kéo dài, rễ cây dễ bị thối. Bạch thược có thể nhân giống hữu tính hoặc vô tính, nhưng do thời gian ngủ nghỉ lâu nên cách nhân giống bằng hạt không được phổ biến.
Trong sản xuất thường áp dụng phương pháp nhân giống vô tính.
Có hai cách làm:
Cách thứ nhất: hàng năm vào cuối thu, bón gốc những cây đã được 2-3 năm tuổi, cắt lấy một số rễ to có nhiều rễ phụ (sau đó lấp đất lại để cây tiếp tục sinh trưởng). Rễ to có thể dùng làm thuốc, rễ nhỏ đem cắt thành những đoạn dài 5 - 7 cm rồi giâm vào trong cát ẩm cho nảy mầm.
Cách thứ hai: vào tháng 8 - 9, khi thu hoạch, cất hết rễ làm dược liệu, còn đoạn gốc đem bổ dọc thành 2-4 phần, mỗi phần có chứa 3-4 mắt ngủ, sau đó đem giâm trong cát ẩm cho nảy mầm. Trong quá trình giâm, cần giữ ẩm vừa phải, không quá khô hoặc quá ướt; chú ý đề phòng chuột, kiến, dế hoặc mối phá hoại. Tốt nhất nên xử lý cát với basudin và dùng một lồng lưới sắt để chụp. Sang mùa xuân, khi cây đã nảy mầm và bắt đầu ra rễ thì bứng đi trồng.
Bạch thược là cây lấy rễ, rễ mập, ăn sâu. Do đó cần chọn đất có tầng canh tác dày, cày sâu, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên thành luống cao 30cm, rộng 1 - l, 2m, bổ hốc với khoảng cách 40x50cm hoặc 50x60cm, sâu 15cm. Mỗi hốc bón lót lkg phân chuồng mục (15-20 tấn/ha). Sau đó đặt mầm, lấp đất sâu 4 - 5cm, rồi tưới nước thường xuyên để mầm đủ ẩm.
Bạch thuợc có hoa đẹp, còn được trồng trong chậu làm cảnh. Hàng năm cần xới xáo, làm cỏ, vun gốc, bón thúc 3-4 lần. Có thể dùng phân chuồng mục, nước phân, nước giải ngâm kỹ, tro bếp, NPK hoặc phàn vi sinh để bón thúc. Lượng phân trong 1-2 năm đầu không cần nhiều, sang năm thứ 3, thứ 4 cần tăng thêm vì lúc này khóm đã to; đợt thúc xuân và hè cần bón nhiều hơn đợt thúc qua đông. Bạch thược ưa chế độ ẩm vừa phải, rất sợ úng và không chịu được hạn. Khi mưa cần tháo nước ngay, khi hạn kéo dài cần tưới. Để có năng suất cao, cần tỉa bót rễ, chồi và ngắt bỏ nụ hoa. Sâu bệnh thường gặp ở bạch thược là gỉ sắt, thối gốc, đốm lá, rệp, sâu ăn lá, kiến, mối, chuột... Cần theo dõi phát hiện và phòng trừ kịp thời. Bạch thược trồng được 3-5 năm có thể thu hoạch. Thường thu vào tháng 8-9, lúc tròi nắng ráo. Khi đào, tránh làm đứt, gẫy rễ. Thu xong đem phân loại to, nhỏ và sơ chế. Có nhiều cách sơ chế tùy theo kinh nghiệm của từng nơi và tùy thuộc vào cách dùng. Nói chung, sơ chế bao gồm những công đoạn sau: Rửa sạch hoặc dùng cật tre cạo vỏ, ngâm qua nước từ 2 đến 3 giờ (tránh ngâm lâu làm mất chất), đồ mềm (có thể kết hợp ủ qua đêm), bào mỏng hoặc thái rồi phơi hay sấy đến khô. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Ở Việt Nam chưa có số liệu về năng suất.
Bộ phận dùng
Rễ thu hái từ cây 3-5 tuổi vào hè - thu, rửa sạch đất cát, cắt bỏ đầu đuôi và rễ con, gọt bỏ vỏ ngoài, cho vào nước sôi, đun sơ qua, vớt ra, đảo hoặc lăn tròn, rồi phơi hay sấy khô. Rễ hình trụ tròn, hai đầu đều nhau hoặc một đầu hơi to hơn, thẳng hoặc hơi cong queo, dài 10-20 cm, đường kính 1-2 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt hoặc màu phấn trắng, chỗ chưa cạo hết vỏ có màu nâu xám, đôi khi có đường nhăn dọc rõ rệt.
Thành phần hóa học
Rễ bạch thược chứa 3,30 - 5,70 % paeoniflorin, oxypaeoniflorin, albiflorin, benzoyl paeonifloriii. Ngoài ra, rễ còn có ít hoặc không có paconol, paeonosid hoặc paeonolid, lactiflorin, (Z) - (15,5R) - p - pinen - 10 - yl vicianosid, p - sitosterol, p - sitosterol - a - glucosid, acid benzoic (vào khoảng 1%), acid palmitic, acid cis - 9, 12 - octadecadienoic, nhiều alkan (C24 - C26), daucosterol, acid galic, methyl galat, d - catechin, myoinositol, sucrose và glucogalin. ch3 ì-^ỳ-CO. OH F?! =H R2 = p-glc _ . R1 = OH Oxypaeoniflorin J1 R2 = p-glc Theo Kokei Kamiya và cộng sự, 1997, bạch thược còn chứa các hợp chất triterpen và ílavonoid. Các hợp chất triterpen từ rễ là acid oleanolic; hederagenin; 11, 12 a - epoxy - 3p, 23 - dihydroxyolean - 28, 13p - olid; 30 - norhederagenin; acid betulinic; 3p - hydroxyolean - 12 - en - 28 - al, lla, 12a - cpoxỵ - 3p, 23 - dihydroxy - 30 - norolean - 20 (29) - en, 28, 13 - olid. Các ílavonoid từ lá (1,06 %) bao gồm kaempferol - 3 - o - p - D glucosid và kaempferol - 3,7 - di - o - p - glucosid. (Phytochemistry 1997, 44 (1), 141 - 144).
Tác dụng dược lý
1. Tác dụng kháng khuẩn: Cao nước bạch thược có tác dụng kháng khuẩn trên Shigella, Vibrio cholerae, Staphylococcus, Salmonella, Pneumococcus, và Corynebacterium diphtheriae.
2. Tác dụng trên co bóp ruột thỏ cô lập - Nước sắc bạch thược, ở nồng độ thấp gây ức chế; nồng độ cao, lúc đầu hưng phấn, sau ức chế. - Nước sắc bài "bạch thược cam thảo thang" (công thức xem ỏ dưới), liều thấp có tác dụng kích thích sự co bóp bình thường; liều cao gây ức chế. Nếu kích thích ruột thỏ từ trước bằng acetylcholin hoặc histamin, tác dụng ức chế rất rõ.
3. Tác dụng kháng cholin: Cao methanol 50% và hoạt chất paeoniílorin có tác dụng anticholinergic trên chuột cống trắng ìn vivo mà biểu hiện là tác dụng chống co thắt, chống tiêu chảy. Ngoài ra, còn tác dụng giảm đau.
4. Cao thân và lá có tác dụng chống thực khuẩn thể. Nước sắc rễ có tác dụng ức chế sự biến hóa sinh học acid arachidonic in vivo và in vitro. Trong thí nghiệm có so sánh với tác dụng của indomethacin.
5. Bạch thược thường có trong các bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt như kinh nhiều, rong kinh, thống kinh và vô sinh.
Do đó, đã nghiên cứu bài thuốc gồm bạch thược, quế, đơn bì, đào nhân, phục linh. Dùng nước sắc, liều tính ra dược liệu khô 300mg/kg chuột, uống trong 14 ngày thấy trọng lượng tử cung (cân tươi) giảm 65 %, hoạt tính của enzym thymidin - kinase giảm 64%, nồng độ LH giảm 94%, FSH giảm 67%, estradiol giảm 50%.
Tính vị, công năng
Bạch thược có vị đắng chua, hơi chát, vào 3 kinh can, tỳ, phế, có tác dụng bình can, chỉ thống, dưỡng huyết, điều kinh, liềm âm, chỉ hàn, tiêu viêm, làm mát, lợi tiểu.
Công dụng
Bạch thược chữa đau bụng, tả lỵ do ruột co bóp quá mạnh, lưng ngực đau, chân tay nhức mỏi, nhức đầu, mắt hoa, bệnh về mạch như viêm mạch huyết khối, tắc mạch, nghẽn mạch não, kinh nguyệt không đều, bế kinh, xích bạch đới, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó. Ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc. Để thuốc có hiệu quả hơn, tùy theo bệnh mà chế biến thích hợp:
- Để sống có tác dụng mát dịu, chữa đau cơ bắp,nhức đầu, hoa mắt, trị tả lỵ, cảm mạo, giải nhiệt, tiểu tiện khó, mồ hôi trộm.
- Sao tẩm chữa kinh nguyệt không đều, xích bạch đới, bế kinh.
Bài thuốc có bạch thược
1. Bạch thược cam thảo thang (bài thuốc của Trương Trọng Cảnh) : Chữa hai chân và đầu gối đau nhức, khó co duỗi, đau bụng, háo khát, đái đường: bạch thược 8g, cam thảo 4g, sắc chia 2 lần uống trong ngày hoặc tán bột, mỗi lần uống 4g, ngày 3 lần.
2. Quế chi gia linh truật thang (bài thuốc của Trương Trọng Cảnh) chữa đầu nhức, mắt hoa: Bạch thược 6g, quế chi 6g, đại táo 6g, sinh khương 6g, phục linh 6g, bạch truật 6g, cam thảo 4g. sắc chia 3 lần uống trong ngày.
3. Bài tứ vật thang chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, xích bạch đới, bế kinh sinh đau nhức: Bạch thược, sinh địa mỗi vị 20g, đương quy lOg, xuyên khung 4g, hoặc tứ vật gia ngưu tất (thêm ngưu tất 20g), hoặc tứ vật gia ngưu tất, mần tưới (mỗi vị 15g). Sắc uống hoặc chế thành- cao, hoặc viên hoàn uống.
4. Chữa băng huyết, rong huyết, hành kinh không dứt hoặc ngừng rồi lại thấy: Bạch thược, trắc bách điệp, sao sém đen, mỗi vị 12 - 20g, sắc uống (Nam dược thần hiệu).
Có thể bạn quan tâm:
>> Bài thuốc nam hỗ trợ trị bệnh viêm phần phụ
>> Đông y điều trị hiệu quả và phòng tái phát bệnh viêm phần phụ