Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần B

Ban Tròn

15:05 23/05/2017

Hypericum patulum Thunb.

Tên khác: cỏ vỏ lúa. ban vỏ lúa, ban tràn.

Họ: Ban (Hypericaceae)

Mô tả

Cây bụi nhỏ, cao 0,4 - lm. Thân cành mành, hình trụ, vỏ ngoài màu đỏ. Lá mọc đối, cuống rất ngắn, hình trái xoan hay bầu dục, dài 3-5 cm, gốc tròn, đầu tù hay hơi nhọn, mặt trên màu lục, mặt dưới nhạt hơn, có điếm tuyến rõ.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành ngù: hoa to, 3-4 cái màu vàng; 5 lá dài. 5 cánh hoa. 10-15 nhị. bao phấn nhỏ hình mắt chim.

Quả nang, hình trứng, đầu thót dần. dài 1 - 2 cm: hạt hơi cong, có mũi nhọn, dài 1,5 mm.

Phân bố, sinh thái

Chi Hypericum L.. có khoảng 420 loài trên thế giới. phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới và ôn đới ấm. Ở Việt Nam. theo những nghiên cứu mới nhất, có khoảng 15 loài (Ngô Đức Phương. 2006), trong đó có cây ban tròn. Đó là một loài mới được ghi nhận, bổ sung cho hệ thực vật ở Việt Nam.

Ban tròn được phát hiện ở một số nơi thuộc vùng núi cao phía bắc như Hà Giang (huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ); Lai Châu (Sìn Hồ) và Lào Cai (Sa Pa). Trên thế giới, loài này còn có ở Trung Quốc, Ấn Độ.

Ban tròn là cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng khi còn nhỏ. Cây thường mọc ở ven rừng (nhất là rừng núi đá vôi), bờ nương rẫy hay ở đồi cây bụi. Độ cao phân bố 1300 - 2000m (đèo Hoàng Liên Sơn). Ở các điểm phân bố kể trên, ban tròn mọc tự nhiên trong vùng có khí hậu nhiệt đới núi cao, quanh năm mát và ẩm. Nhiệt độ trung bình năm: 13.5 - 15.5°c, độ ẩm không khí trung bình trên 85%, trong năm không có tháng khô hạn. Cây sinh trưởng  mạnh trong mùa xuân - hè, ra hoa quả mùa thu, đến đầu mùa đông quả già. khô xác và tự mở cho hạt thoát ra ngoài.

Ban tròn tái sinh tự nhiên từ hạt và từ phần thân cành còn lại sau khi bị chặt. Cây có hoa màu vàng sẫm rất đẹp, lá khi sắp rụng có màu nâu đỏ nên có thể trồng để làm cảnh.

Bộ phận dùng

Hạt và phần trên mặt đất.

Thành phần hoá học

Các loài trong chi Hypericum L. có thành phần hoá học hết sức phong phú. Chúng chia các nhóm chất chính như: xanthonoid, anthraqumonoid, cathcchin, flavonoid. coumarin, acid hữu cơ, acid amin. tinh dầu. Gần đây nhiều tác giả còn phát hiện thấy các nhóm chất khác như các imanin trong loài Hypericum perforatum L. [Camilla craccliiolo, 2002 "St.John's Worts treatise". Alternative medicine Jill, 19, 2002. 15] nhóm pliloroglucinol, carotcn...

Đối với loài ban tròn, trước đó một số tác giả đã phân lập và chứng minh cấu trúc một số hợp chất chính như: paglucihol, demctliylpaxantlionin, acid oleanolic và p - sitosterol.

Đến năm 1999 Ishiguro K et al. bằng phương pháp nuôi cấy sinh khối loài ban tròn đã phân lập được 2 hợp chất thuộc nhóm xanthonulucosid và đặt tên là patulosid A và B.

Năm 2006. Nguyễ Quốc Thức (Viện Dược liệu) đã nghiên cứu khá kỹ về thành phần hoá học của 2 loài ban là Hypericum japonicam và Hypericum patuìum. Định tính bằng SK.LM đã chứng minh trong ban tròn có các nhóm chất: Flavonoid, hợp chất phenol, sterol và các acid hữu cơ nhân tlurin. Bằng phương pháp SKI.CA đã chứng minh có các hợp chất Iilur acid c/iloroịỊcnic. astilbin. quercctin và qucrcitrin. Nhưng không phát hiện tlhấy livpericin trong cả hai loài H. ịaponicimi và H. patulum. Hàm lượng flavonoid toàn phần trong ban tròn lá 12.24%. Trong đó. astilbin chiếm 2,76%. quercitrin chiếm 1,45% và một ít quei celin. không có rutin.

Từ 5kg dược liệu khô ban tròn, Nguyễn Quốc Thức đã chiết bằng ethanol 95%, thu được 480g cao đặc ethanol. Lấy 40g cao đặc ethanol chiết lần lượt với n - hexan, ethylacetat và butanol. Từ 2 phân đoạn  cao ethylacetat và butanol, chạy trên sắc ký cột với hỗn hợp dung môi dicloromethan: methanol tỷ lệ 2:8 và 1:9 đã phân lập được quercetin, querecitrin và astilbin.

Quercetin ở dạng kết tinh hình kim trong aceton, có màu vàng nhạt, điểm nóng chảy 312-315C, phổ UV cho Ymax ở 372 và 256nm. Phổ hồng ngoại co các đỉnh hấp thụ mạnh ở 3433cm-1, 1722cm-1 và 1273cm-1. Phổ khối cho pic [M]+ 302mu, tương ứng với công thức phân tử C15H10O7.

Querecitrin thu được từ phân đoạn chiết với butanol, dạng kết tinh màu vàng nhạt trong acetoon, điểm nóng chảy 191 -193C. Phổ UV cho Ymax ở 352 và 256nm, đặc trưng cho khung flavonol. Phổ hồng ngoại cho các đỉnh hấp thụ mạnh ở 3443, 2965 và 1720cm-1. Phổ khối cho pic[M]+ ở 302um tương ứng với công thức phân tử của quercetin trong công thức cấu tạo của quereitrin và quercetin - 3 - rhamnosid.

Astibin cũng được thu từ phân đoạn chiết với butanol,có dạng kết tinh màu vàng đậm trong aceton. Phổ tử ngoại cho Ymax ở 216 và 290nm, đặc trưng cho khung 3 - hydroxy - flavanon. Phổ hồng ngoại có các đỉnh hấp thụ mạnh ở 3441, 2933 và 1721 cm-1.Phổ 13C và các phổ DEPT đều chứng minh phân tử có chứa 21 carbon của flavonoid có một phân tử đường. Trên phổ H - NMP cho thấv tổng số proton là 15H. trong đó có 5H của nhóm CH vùng aromat, 6H của nhóm CH có dính với oxy và ở vùng trường cao có pic 3H ứng với 1 nhóm CH3. Từ các số liệu phổ,tác giả đã chứng minh astilbin phân lâp được là taxifolin có gắn một đường ở vị trí số 3.

Tác dụng dược lý

Cao chiết suất với cloroform của ban tròn có hoạt tính kháng khuẩn có ý nghĩa trong thử nghiệm khuếch tán trên đĩa đối với một chủng phân lập ở lâm sàng Staphylococcus aureus kháng methicillin. Cao chiết xuất với ethanol 50% cùa toàn cây ban tròn có tác dụng ức chế co thắt trên hồi tràng cô lập chuột lang gây bởi acetylcliolin và histamin và có tác dụng lợi tiểu.

Cao nước lá ban tròn có tác dụng bảo vệ gan. ức chế quá trình xơ hóa gan. Trên mô hình gây tổn thương gan và xơ gan bằng carbon tetraclorid ở chuột nhắt trắng, cao nước lá ban tròn làm giảm enzym gan ALT và bilirubin, và có tác dụng ức chế xơ gan, làm giảm hàm lượng collagen ở lô chuột điều trị với cao thuốc so với lô chuột bệnh lý đối chứng không điều trị. Cao nước lá ban tròn còn có tác dụng lợi mật, làm tăng lưu lượng mật một cách có ý nghĩa; có tác dụng chống viêm mạn tính trên mô hình u hạt thực nghiệm ở chuột cống trắng; và có tác dụng chống oxy hoá, làm giảm hàm lượng malonvldialdehvd ở gan chuột cống trắng gây nhiễm độc bằng carbon tetraclorid.

Cao chiết xuất từ cây ban tròn mọc ở Ấn Độ đã được thử nghiệm về tác dụng dược lý tâm thần với 2 liều (200 và 400 mg/ml, cho uống), ở một số mô hình động vật khác nhau. Tất cả các dạng cao thử nghiệm đều có tác dụng làm tăng hoại động vận động tự nhiên của chuột nhắt trắng và hành vi thăm dò bằng thử nghiệm "cúi đầu xuống" ở chuột nhắt trắng, và thử nghiệm mê lộ Y ở chuột cống trắng. Cao ban tròn làm giảm có ý nghĩa thời gian ngủ gây bởi pcntoharbiton ở chuột nhắt trắng và có tác dụng dược lý tâm thần có ý nghĩa kết hợp với tác dụng chống trầm cảm.

Cao methanol phần trên mặt đất của cây ban tròn được thử nghiệm in vitro về tác dụng độc hại tế bào trên các dòng tế bào HEP-2. Đánh giá khả năng sống được và các thay đổi hình thái của tế bào. Cao chiết xuất từ thân cây có tác dụng độc hại tế bào mạnh nhất đối với tất cả các dòng tế bào được thử nghiệm; nồng độ độc hại tế bào 50% (CTC50) là 1.71 ug/ml đối với các dòng tế bào Vero. Cao chiết suất từ lá ban tròn có tác dụng độc hại tế bào mức độ vừa.

Các hợp chất đặc trưng của chi Hypericum là naphthodiantliron như hypericin và pseuđoliypericin. Tác dụng dược lý của các hợp chất này đã được chứng minh có tác dụng kháng virus mạnh đối với các retrovirus, như HIV-1, virus cúm, và virus cự bào; liều điều trị không gây tác dụng không mong muốn. Về mặt này, hypericin có vẻ có tác dụng mạnh hơn pscmdoliypcncin, và các thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành với hypericin. 

Ở mức phân tử, hypericin và pseudolivpericin ức chế đặc hiệu protein kinase c. với nồng độ ức chế 50 (IC50) là, theo thứ tự tương ứng, 1,7 ug/mol và 15ug/ml. Như vậy, hoạt tính kháng retrovirus có thể được quy cho sự ức chế protein kinase c là chất xuất hiện trong nhiễm virus các tế bào và gây ức chế các phản ứng pliosplioryl - hoá. Thêm vào tác dụng kháng virus, hoạt tính chống tăng sinh đối với các tế bào động vật có vú. có thế do ức chế protein kinaase C, đã được báo cáo.

Việc uống hypericin hoặc pseudohypericin (hoặc các tiền chất bán tổng hợp proto - hypericin/proto - pseudohypericin) và sự phơi nhiễm sau đó với ánh sáng tử ngoại, bước sóng 320nm, có thể gây viêm da ánh sáng. Do đó, phải tránh sự phơi nắng sau khi dùng các thuốc có nguồn gốc từ Hvpericuni. Ở động vật. hội chứng này gọi là nhiễm độc hypericin. Các triệu chứng là sưng mặt,ngứa, rụng tóc lông, xuất hiện các mụn lở và cuối cùng là đột quy và chết.

Tác dụng chống trầm cảm của ban tròn đã được báo cáo. Vẫn còn chưa biết rõ hoạt tính chống trầm cảm có liên quan với hàm lượng của hypericin/pseudohvpericin hay không. Các thí nghiệm với các chất tinh chế không cho các kết quả rõ ràng, và sự nghiên cứu các cao chiết cho thấy các hợp chất khác (ví dụ: flavon) có thể có vai trò trong tác dụng này.

Công dụng

Ở Việt Nam, Lào. Campuchia, hạt ban tròn được giã và đắp trị rắn cắn và ong đốt.

Ở Trung Quốc, toàn cây ban tròn được dùng chữa nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm gan, viêm thận và lỵ. Rễ làm tăng tuần hoàn máu, kích thích tiết sữa. lợi tiểu.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC