Vị thuốc vần B
Bát Giác Phong
Bát Giác Phong có tên đồng nghĩa: Stylidium chinense Lour.
Tên khác : Thôi chanh, thôi ba, tông đa.
Họ: Thôi chanh (Alangiaceae).
Mô Tả
Cây gỗ to, cao 4 - 8m, có thể hơn. Cành mọc nằm ngang, cành non có nhiều lông màu hung, cành già nhẵn, màu nâu hoặc đen nhạt. Lá mọc so le, phiến mỏng hình bầu dục, đôi khi có cạnh hoặc thùy ở gần đầu lá, gốc hơi hình tim lệch, đầu nhọn, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới đôi khi có lông, gân nổi rõ, hai gân bén toả từ gốc lá; cuống lá ngắn có màu đỏ.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim phân đôi; lá bắc dễ rụng; hoa màu trắng; bao hoa mẫu 6 - 8 gồm dài hình đấu, có răng ngắn; cánh hoa đài và hẹp khi nở uốn cong xuống; nhị có chỉ nhị dẹt; bầu 2 ô.
Quả hạch, hình trái xoan hoặc gần hình cầu, phía trên có vết tích của đài.
Mùa hoa quả: tháng 6-8.
Nhiều loài khác như Aiangiiim decipiens F. Evrard., A.platanifolium (Sieb, et Zucc.) Harms., A.salviifoliiim (L.f.) Wang in Engl, cũng được dùng với công dụng tương tự.
Bát giác phong và tác dụng chữa bệnh của nó
Phân bố sinh thái
Chi Alangium Lamk. gồm các đại diện là cây gỗ hoặc bụi lớn, phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới hoặc ôn đới ấm. Ở Việt Nam, có 6 loài thì 4 loài được làm thuốc, trong đó có bát giác phong. Bát giác phong là cây có nguồn gốc ở vùng ôn đới ẩm, phân bố ở Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Ở Việt Nam, loài này thường chỉ gặp ở các vùng núi phía bắc với độ cao phân bố tới 2000 m.
Cây ưa sáng và ưa khí hậu ẩm mát, thường mọc ở ven rừng, bờ mương rẫy sát chân núi. Cây có thể rụng lá (không hoàn toàn) vào mùa đông, ra hoa quả nhiều hàng năm, song hiếm thấy mọc tập trung trong các quần thể tự nhiên.
Bộ phận dùng
Rễ thu hái vào mùa hạ, thu, dùng tươi hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học
Rễ bát giác phong chứa đi - anabasin, neonicotin, veroterpin (Trung dược từ hải I, 1993) Theo Itoh Atsuko, 1997, lá chứa o - ß - D - xyloxypyranosylsalicin và 6' - o - trans cafeoylsalicin.
Tác dụng dược lý
1. Tác dụng giãn cơ: Nước sắc rễ tơ (nhỏ) bát giác phong, trên chó thí nghiệm với liều 5g/kg tiêm xoang bụng hoặc tiêm bắp thịt đều gây giãn cơ rõ rệt, súc vật nằm rạp, 4 chân duỗi sát đất, đầu không ngóc lên được, nhưng vẫn tỉnh táo..Alcaloid toàn phần từ rễ bát giác phong tiêm tĩnh mạch cho chó với liều 1,5 mg/kg, sau khi tiêm ngay lập tức tác dụng giãn cơ xuất hiên. Trên thỏ, alcaloid toàn phần tiêm tĩnh mạch thì liều tối thiểu gây giãn cơ là 2,47mg/kg còn liều gây chết là 5,65mg/kg. So sánh với succinylcholin, tác dụng giãn cơ của alcaloid toàn phần nảy yếu hơn nhưng độ an toàn lại cao hơn.
Thí nghiệm về thần kinh - cơ cho thấy chất anabasin chiết từ rễ bát giác phong ức chế hoàn toàn sự co bóp của cơ khi kích thích dây thần kinh chi phối cơ, nhưng nếu kích thích trực tiếp thì cơ vẫn co bóp. Điều đó chứng tỏ tác dụng của thuốc là phong bế sự truyền dần hóa học ở khớp thần kinh cơ, còn đối với bản thân cơ thì không có tác dụng.
2. Tác dụng đối với hệ thần kinh:
Dịch chiết bằng cồn từ rễ tơ bát giác phong tăng cường tác dụng các thuốc gây ngủ, nhưng bản thân dịch chiết không có tác dụng này. Thí nghiệm trên chó và thỏ, alcaloid toàn phần bát giác phong có tác dụng hiệp đồng với các thuốc an thần.
3. Ảnh hưởng đối với hô hấp: Trên thỏ, nước sắc rễ tơ bát giác phong tiêm tĩnh mạch với liều 1,25 - l,5g/kg hoặc alcaloid toàn phần vói liều 1,0 - l,8mg/kg, lúc đầu hô hấp bị kích thích trong 1 thời gian ngắn, sau đó gặp khó khăn. Nếu dùng với liều lớn lại gây ngừng hô hấp.
4. Đối với tim mạch: Trên thỏ, nước sắc rễ tơ hoặc alcaloid toàn phần bát giác phong tiêm tĩnh mạch đều có tác dụng hạ huyết áp, còn trên chó gây mê alcaloid toàn phần lại có thể gây tăng huyết áp. Alcaloid toàn phần bát giác phong có tác dụng ức chế sức co bóp của tim.
5. Tác dụng đối với cơ trơn: Trên ruột và tử cung cô lập thỏ, nước sắc rễ tơ và alcaloid toàn phần bát giác phong đều có tác dụng kích thích, tăng cường sự co bóp.
6. Các tác dụng khác: Trên chuột nhắt trắng, dạng chiết cồn từ rễ tơ có tác dụng chống làm tổ của trứng đã thụ tinh và có tác dụng ngừa thai giai đoạn đầu.
Trên mô hình gây phù thực nghiệm chân chuột cống trắng, bát giác phong có tác dụng ức chế viêm rõ rệt. Độc tính cấp Nước sắc rễ tơ bát giác phong trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm xoang bụng có LD50 = 9,98g/kg. Alcaloid toàn phần trên thỏ bằng đường tiêm tĩnh mạch có liều gây chết là 5,65 ± 0,58mg/kg. Chất anabasin trên thỏ bằng đường tiêm tĩnh mạch có liều gây giãn cơ là 1,18 ± 0,092mg/kg và liều gây liệt hô hấp là 1,47 ± 0,13mg/kg. Độc tính bán mạn
Trên thỏ nước sắc từ rễ tơ bát giác phong bằng đường uống với liều l0g/kg, hoặc alcaloid toàn phần tiêm tĩnh mạch vơí liều l,9mg/kg, dùng trong 15 ngày liên tục đều có hiện tương gan nhiễm mỡ nhẹ, riêng ở lô dùng alcaloid toàn phần còn xuất hiện viêm thận nhẹ.
Tính vị, công năng
Bát giác phong có vị cay, tính ôn, có độc, có tác dụng khư phong, trừ thấp, thư cân, hoạt Lạc, tán ứ, chỉ thống. Công dụng Rễ bát giác phong chữa phong thấp, đau mỏi, tê liệt, đau lưng do làm việc quá nhiều, vết thương do đánh dập, còn dùng chữa tâm thần phân liệt (Trung Quốc). Ngày dùng 3 - 6 g, sắc nước uống.
Chú ý: Bát giác phong có độc, liều dùng cần khống chế chật chẽ. Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em và người già ốm yếu.
Bài thuốc có bát giác phong
1. Chữa viêm khớp thấp: Rễ bát giác phong rửa sạch, thái mỏng, ngâm rượu trắng với tỷ lệ 1:3 trong vòng 20 ngày, cứ cách 1 ngày lắc đều 1 lần. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần lOml.
2. Thuốc giãn cơ trong phẫu thuật ngoại khoa: Rễ bát giác phong (9g), nước (150ml) đun sôi 20 - 30 phút, uống trước khi phẫu thuật 1/2 giò. Chủ yếu dùng cho tiểu phẫu thuật và khi rạch da cần dùng thêm một ít thuốc gây tê tạichỗ.
3. Chữa tâm thần phân liệt: Bột rễ bát giác phong, mỗi lần uống 1,5 - 2,4g. Ngày uống 2 lần. Không được dùng quá liều.
4. Chữa mất ngủ: Bột rễ bát giác phong, mỗi lần uống 0,5 - l,0g. Ngày 2 - 3 lần. Uống trước khi đi ngủ.
5. Chữa bán thân bất toại: Bắt giác phong (4,6g) ninh với thịt gà ăn trong ngày.