Vị thuốc vần B
Bìm Bìm Dại
Operculina turpethum (L.) S.Manso
Tên đồng nghĩa: Ipomoea turpethum (L.) R.Br. Convolvulus turpethnm L.
Tên khác: Bìm bắp, bìm nắp, dây chìa vôi.
Tên nước ngoài: False jalap, indian jalap, indian rhubarb, indian turpeth, turpetli root (Anh); faux jalap, jalap indien (Pháp).
Họ: Bìm bìm (Convolvulaceae).
Mô tả
Cây cỏ leo, sống dai. Thân cành đôi khi có cạnh, lúc đầu có lông sau nhẵn. Lá mọc so le, hình trái xoan hoặc mũi mác, thường hình tam giác, dài 5-12 cm, rộng 2,5 - 7,5 cm, gốc hình tim, đầu nhọn, gân chỉnh 5-7; cuống lá dài 2,5 - 7 cm.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá, có 1 - 3 hoa, màu trắng hoặc vàng nhạt; lá bắc thường dài 1,5 cm, đôi khi đến 2 cm ở những lá dưới hoa, sớm rụng; đài có răng tù, những cái phía ngoài hơi dài hơn; tràng hình ống rồi loe ra ở đầu, cánh hoa mỏng; nhị đính ở gốc tràng, chỉ nhị đều, bao phấn xoắn; bầu nhẵn, đầu nhọn, 2 ô mang 2 noãn.
Quả nang, đường kính 1,5 - 1,7 cm, bao bọc bởi đài tồn tại; hạt 3-4, nhẵn, màu đen nhạt.
Phân bố, sinh thái
Chi Operculinu S.Manso ở Việt Nam đã biết 3 loài, trong đó có loài bìm bìm dại hay còn gọi là Bìm nắp kể trên. Cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, bao gồm Bắc Giang (Lạng Giang: Kép). Hà Tây cũ (Ba Vì: Thù Pháp), Phú Thọ (Đoan Hùng), Hà Nội (Gia Lâm), Hải Dưong (Chí Linh: Bảy chùa), Thanh Hoá (Hà Trung), và ở tỉnh Đắk Lắk (Hồ Lắk),...Trên thế giới, loài này có ở Ân Độ, Nam Trung Ọuốc, Thái Lan và một vài quốc gia Đông Nam Á khác.
Bìm bìm dại là dây leo sống nhiều năm, ưa ẩm, ưa sáng và thường leo quấn lên các loài cỏ cao, cây bụi ở ven rừng thứ sinh thưa, đồi cây bụi, tràng cỏ và bờ nương rẫy,... Ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ đôi khi thấy cây mọc lẫn trong các lùm bụi quanh làng và bờ rào vườn. Bìm bìm dại sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ấm, từ cuối mùa xuân đến gần cuối mùa thu. Cuối thu, sau khi quả đã già cây có hiện tượng bán tàn lụi.
Bìm bìm dại tái sinh tự nhiên tốt từ hạt. Tuy nhiên, để có được những bộ rễ lớn cho sử dụng, ước tính cây phải có độ tuổi ít nhất 2 năm. Cây có thể trồng được bằng hạt.
Bộ phận dùng
Thân, rễ.
Thành phần hóa học
Dây bìm bìm dại chứa 6 - 10% nhựa, 2% turpethin, tinh bột, chất béo, tinh dầu, một chất màu vàng.
Rễ củ có turpethin, jaiapin, turpethein, các acid jalapic, ipomoea tampinolic và valeriania.
Các acid glucosidic được nhận dạng là gluco - gluco - gluco rhamnosid của acid 11 - hydroxypalmitic (acid jalapinolic); acid 3, 12 - dihydroxypalmitic; acid 4, 12 dihvdroxypentadecanoic và acid 4. 12 dihydroxypalmitic.
Theo Rastogi và Mehrotra II, 1999, 499 từ nhựa cây đã phân lập được scopoletin. glucose, rliamnosc, fructose, các acid turpethinic A, B, c, D, E. tất cả đều có phần đường giống nhau, một nửa được nhận dạng là o - p - D - glticopyranosyl (Ị —>3)-0-a-L - rliamnopyranosyl (1 —► 3) - o - p - D - glucopyranosyl (1 —► 3) - O - B - D - glucopyranosid; aqlycon của acid turpethinic A được nhận dạng là acid 3. 12 diliydro.xypentadecanoic: B là acid 4, 12 - diliydroxypentadecanoic; c là acid 3, 12 - diliydroxyhexadecanoic; D là acid 4, 12 - dihydroxyhexadecanoic và E là acid 1 I - liydroxyhexadecanoic.
Tác dụng dược lý
1. Tác dụng trên ung thư vú và chống oxy hóa
Tác dụng chống oxy hoá và ức chế ung thư vú của cao methanol từ thân của cây bìm bìm dại đã được nghiên cứu trên chuột cống trắng cái dòng Sprague - Dawley được gây stress oxy hoá và ung thư vú bằng 7, 12 - dimethylbenzanthracen (DMBA). Thí nghiệm đưọc tiến hành 4 lô. Lô 1, đối chứng sinh lý, uống nước muối sinh lý thay cho cao bìm bìm dại và dầu ngô thay cho DMBA. Lô 2, cho chuột cống cao bìm bìm dại liều 100 mg/kg hàng ngày và uống dầu ngô thay cho DMBA. Lô 3 gây stress oxy hoá và ung thư vú bằng cách cho chuột uống 1 lần DMBA 20mg hoà trong dầu ngô. Lô 4, gây stress oxy hoá và ung thư vú như lô 3, sau đó cho uống cao bìm bìm dại 100 mg/kg mỗi ngày trong 45 ngày. Sau 45 ngày, xác định các thông số stress oxy hoá trong huyết thanh, trong gan và vú và khối lượng 11 vú ở mỗi lô.
Kết quả: Ở lô 3, mức độ peroxy hoá lipid tăng rất mạnh; hoạt tính của các enzym chống oxy hoá nliự SOD (Superoxid đismutase), CAT (catalase), GPx (glutathion peroxidase) cũng như các chất chống oxy hoá không phải enzym như glutathion khử, acid ascorbic và alpha - tocopherol (vitamin E) đều giảm có ý nghĩa so với lô 1 và 2, đồng thời khối lượng II vú tăng có ý nghĩa (P < 0,05) so với lô 1 và 2. Cao thân cây bìm bìm dại (lô 4) làm giảm rõ rệt hoạt tính peroxy hoá lipid, làm tăng mức độ chống oxy hoá và làm giảm có ý nghĩa khối lượng u vú so với lô 3. Nói một cách khác, cao thân cây bìm bìm dại có tác dụng chống oxy hoá và có tác dụng bảo vệ tốt trên ung thư vú ở chuột cống trắng do DMBA (Anbuselvam et al., 2007).
2. Tác dụng trên tổn thương và độc gan do NDMA
Đã nghiên cứu tác dụng của cao rễ bìm bìm dại trên độc gan ở chuột cống trắng do N - nitrosodimethyl - amin (NDMA). Xơ gan được gây ra ở chuột đực trưởng thành bằng cách tiêm phúc mạc nhiều lần NDMA liều 10 mg/kg mỗi ngày trong 3 ngày liên tiếp mỗi tuần và dùng liền 3 tuần. Cao rễ bìm bìm dại cho chuột uống với liều 75, 150 và 300 mg/kg lần đầu vào lúc 5 giờ sau khi tiêm NDMA và kéo dài đến ngày 21. Để đánh giá tiến triển của độc gan và xơ gan do NDMA, đã xét nghiệm để đánh giá 3 lần, lần đầu sau 7 ngày (mới dùng NDMA một đợt 3 ngày và dùng cao bìm bìm dại 7 ngày), lần 2 sau 14 ngày (dùng NDMA hai đợt và dùng cao 14 ngày), và lần 3 sau 21 ngày. Sau mồi đợt (7, 14 và 21 ngày) đều giết chuột để xét nghiệm, và mồi đợt đều dùng 5 lô. Lô 1 là lô đối chứng sinh lý. Lô 2 dùng NDMA để gây độc gan và xơ gan. Lô 3, 4 và 5 dùng NDMA như lô 2 đồng thời dùng cao bìm bìm dại với 3 liều khác nhau. Như vậy 3 đợt cần 15 lô.
Các thông số theo dõi để đánh giá gồm: các thông số hoá sinh trong huyết thanh và trong gan để đánh giá tình trạng stress oxy hoá do NDMA gây ra: các enzvm AST, ALT để đánh giá chức năng gan; hàm lượng hydroxyprolin để đánh giá mức độ xơ gan; enzym LDH (lacticodehydro- genase) kể cả isoenzym LDH4 và LDH5 để đánh giá mức độ tháo mở sợi DNA; số vi nhân trong tể bào tủy xương để đánh giá khả năng gây biến chứng của NDMA; xét nghiệm mô bệnh học cũng như nhuộm hoá mô miễn dịch học để đánh giá mức độ xơ gan và sự hoạt hoá tế bào hình sao của gan.
Kết quả: ở lô 2, dùng NDMA và không dùng cao bìm bìm dại so với lô 1, tất cả các thông số trên đều tăng rất mạnh, xơ thấy rõ ở gan và gây ra vi nhân trong tế bào tuỷ xương. Qua xét nghiệm các giai đoạn, các thông số hoá sinh tăng ngay từ sau 7 ngày, các thông số vi nhân, hàm lượng hỵdroxyprolin trong huyết thanh, các isoenzym LDH4 và LDH5, xơ gan, tế bào sao bị hoạt hoá tăng từ ngày xét nghiệm thứ 7 (nhưng còn ít), tiến triển cao hơn vào ngày xét nghiệm 14 và đến cực điểm vào ngày 21 lúc kết thúc thí nghiệm. Ở các lô 3, 4 và 5 tiêm NDMA và dùng thuốc với các liều khác nhau, tất cả những thay đổi so với lô 2 đều giảm rõ rệt, nhiều thông số trở về xấp xỉ lô 1, đặc biệt sự tạo xơ thì hoàn toàn không thấy.
Kết luận: Cao rễ bìm bìm dại có tác dụng bảo vệ gan, phòng ngừa xơ gan, chống lại sự tháo mở sợi ADN đối với xơ gan do NDMA (Ahmad và Ahmed et al., 2009).
3. Độc tính cấp
Rễ cây bim bìm dại, rửa sạch, phơi khô, nghiền thành bột thô, chiết với ethanol 50%, cô thu hồi dung môi rồi cô dưới áp suất giảm đến thể chất cao khô. Đã xác định được LD50 của cao rễ bìm bìm dại trên chuột nhắt trắng dùng đường tiêm phúc mạc là 1000 mg/kg (Bhakuni et al., 1969).
Tính vị, công năng
Toàn cây bìm bìm dại vị ngọt, hơi cay, tính bình, có công năng lợi thuỷ tiêu thũng, cường cân hoạt lạc. Rễ có công năng tẩy, nhựa cũng tẩy tương tự như jalap, nhưng tác dụng tẩy kém hơn.
Sách "Toàn quốc trung thảo dược hội biên" cũng ghi: Hạp quả đằng (tức là bìm bim dại) vị ngọt, hơi cay, tính bình, có công năng lợi thuỷ tiêu thũng, thư cân hoạt lac" [TDTH, 1997, tập 3: 433],
Công dụng
Toàn cây bìm bìm dại (có thể dùng riêng rễ củ hoặc riêng thân lá) là thuốc lợi tiểu và tẩy xổ mạnh, được dùng để chữa phù thũng, táo bón. Cũng dùng chữa đau khớp, thống phong, tê thấp, liều dùng 4 - 12g sắc lấy nước uống. Có thể dùng dạng rễ củ nghiền bột uống, mỗi lần 1 - 4g.
Ở Philippin, rễ củ được tán thành bột, chế ra dạng cồn thuốc là thuốc tẩy mạnh. Cũng sắc uống chữa đau khớp, thấp khớp và bệnh gút. Thân lá bỉm bìm dại được dùng cho phụ nữ đau bụng sau khi sinh. Lấy thân lá tươi, giã nát, hơ vào lửa cho nóng rồi đắp lên bụng phụ nữ mới sinh đế điều trị các cơn đau bụng và giúp cho sự co hồi cơ tử cung trở lại bình thường [Perry et al., 1980: 108].
Ở Indonesia, rễ củ bìm bìm dại được dùng chữa sốt, lợi tiểu, nhuận tràng, viêm khớp, thấp khớp [Mod.herb index Indonesia, 1995: 241], Ở Srilanca, rễ củ được dùng làm thuốc xổ tẩy và được coi như có thể thay cho jalap. Ở Trung Quốc, toàn cây bìm bìm dại được dùng chữa thuỷ thũng, đại tiện bí kết, rễ củ để hạ sốt, lợi tiểu, nhuận tràng [Perry et al., 1980: 108],
Ở Ẩn Độ, thường chỉ dùng rễ củ. Y học dân gian cho là rễ củ vị đắng, ngọt, tính nóng, có công năng thanh nhiệt, giải độc, tẩy xổ. Do tác dụng lợi tiểu và tẩy xổ, rễ củ bìm bìm dại thường dùng chữa phù thũng, u báng, xơ gan, lách to, táo bón cấp và mạn tính, rối loạn tiêu hoá, hoàng đản. Ở Ấn Độ có chia ra 2 loại là bìm bìm dại đen có tác dụng quá mạnh, dễ gây độc nên không khuyên dùng; loại bìm bìm dại trắng có tác dụng tẩy xổ nhẹ hơn nên được dùng. Loại này được cho là có tác dụng như jalap và mạnh hơn đại hoàng, nhưng người dùng thích hơn 2 loại kia vì bìm bìm dại không có vị buồn nôn. Ngoài ra, bìm bìm dại còn được dùng chống viêm, chữa thấp khớp, hạ sốt, chữa ho, long đờm, viêm phế quản; đau cơ, đau ngực, dùng tốt trong bệnh gan, tim, măt. bìm dại được dùng trị đau nửa đầu [Kirtikar et al., 1998, vol.3: 1729], [Sarin, 1996: 108],
Ở Fiji, lá hoặc thân non được dùng như chè uống để bài sỏi bàng quang, để chữa đau bụng hoặc đau dạ dày. Nước sắc lá được dùng như thuốc bổ cho người mẹ sau khi sinh.
Thân rễ bìm bìm dại hính thức được ghi trong như Ấn Độ và một số nước Nam Mỹ. Ở Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Asean. rễ được dùng làm thuố tẩy xổ mạnh, làm thuốc lợi niệu, cũng như để điều trị đau khớp, sốt, gút, vàng da, rối loạn đường mật, giun đường mật và thấp khớp [Van Valkenburg et al., 2001. vol. 2: 389],