Vị thuốc vần B
Bông Gạo
Còn gọi là cây gạo, mộc miên, gòn, roca (Cămpuchia), ngiou (Lào), kapokier du Tonkin, kapokier du Malabar.
Tên khoa học Gossampinus malabarica (D. c.) Meư., {Bombax malabaricum DC., Bombax heptaphyỉla Cav.)
Thuộc họ Gạo Bombacaceae.
A. Mỏ tả cây
Cây gạo có thể cao tới 15m hay hơn, cành mọc ngang với những gai hình nón, thân cũng có gai. Cành non dày, không gai. Lá sớm rụng, kép chân vịt với 5 đến 8 lá chét hình mác hay hình trứng, dài 9-15cm, rộng 4-5cm. Hoa đỏ, nhiều, mọc trên những cành nhỏ trước khi có lá non. Quả nang hình thoi, dài 8-15cm vói 5 van cứng, mặt trong có nhiều sợi bông. Hạt hình trứng, xung quanh có lông dài, trắng, mịn
Bông gạo và tác dụng chữa bệnh của nó
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây gạo được trồng ở khắp các tỉnh miền Bắc nước ta nhất là hai bên đường. Còn mọc ỏ Ân Độ, Inđônêxya, Trung Quốc. Người ta dùng vỏ, rễ và chất gôm của cây gạo. Thường dùng tươi, vỏ cây bóc về cạo bỏ vỏ thô và gai, rửa sạch, thái nhỏ phơi hay sấy khô sắc uống hay giã nát dùng tươi. Hoa và hạt cũng được dùng,
c. Thành phần hoá học
Trong vỏ cây gạo có chất nhày. Các bộ phận khác và hoạt chất khác chưa thấy nghiên cứu. Trong hạt có 20-26% chất béo đặc (nhân chứa tới 35%) màu vàng.
D. Công dụng và liều dùng
Vỏ gạo thường được dùng bó gãy xương, vỏ tươi giã nát bó vào nơi gãy, sao vàng sấc đặc để uống làm thuốc cầm máu, chữa lậu, thông tiểu. Mỗi ngày uống 15-20g. Có thể sắc và ngậm chữa đau răng. Do chất nhầy trong vỏ, vỏ gạo còn được dùng để loại bỏ tạp chất khi chế tinh bột, vì chất nhầy có tác dụng quện những tạp chất của tinh bột. Hoa gạo sao vàng sắc uống chữa ỉa chảy, kiết lỵ. Ngày uống 20-30g. Hạt còn dùng ép lấy dầu. Khô dầu (bã hạt sau khi ép dầu) được dùng cho súc vật ăn để ra sữa. Chất gôm cày gạo được dùng uống chữa lậu, thông tiểu, cho mát. Ngày uống 4-10g.