Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cam Thảo Nam

14:05 12/05/2017

Cam thảo nam còn có tên là dã cam thảo (Trung Quốc), thổ cam thảo (Trung Quốc), giả cam thảo.

Tên khoa học Seoparia dulcis L.

Thuộc họ Hoa mõm chó Scrophulariaceae.

Cam thảo nam (Herba Sceopariae) là toàn cây tươi hoặc phơi khô sấy khô của cây cam thảo nam.

A. Mô tả cây

Cam thảo nam là một loại cỏ mọc thẳng đứng, cao 30-80cm, thân nhẵn, rễ to hình trụ. Lá đơn, mọc đối hoặc vòng 3 lá một. Phiến lá hình mác hay hình trứng ngược, dài l,5-3cm, rộng 8- 12mm, phía cuống hẹp lại thành cuống ngắn, mép lá nửa phía trên có răng cưa to, phía dưới nguyên. Mùa hạ ra hoa nhỏ màu trắng ở kẽ lá, mọc riêng lẻ hoặc thành đôi. Quả nhỏ hình cầu, trong chứa nhiều hạt nhỏ

Cam thảo nam và tác dụng chữa bệnh của nó

 B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang khắp nơi ờ Việt Nam. Có mọc cả ờ miền Nam Trung Quốc, đặc biệt vùng Quảng Tây, nhân dân cũng dùng cây này với tên dã cam thảo. Tại Ấn Độ, Malaixia, Thái Lan, châu Mỹ đều có. Có thể thu hái quanh năm, có khi dùng tươi, nhưng phần nhiều dùng khô: Đào toàn cây cả rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô là được.

C.Thành phần hóa học

Theo Heyne, trong cây cam thảo nam có một tí ancaloit và một chất đắng. Có tác giả cho biết rằng, ừong cây có nhiều axit xilixic. Mới đây theo các tài liệu An Độ, trong cây này có một hoạt chất gọi là amelin dùng uống được để chữa các triệu chứng axit (acidose) của bệnh đái đường. Tuy nhiên năm 1918, Whittaker H. trong Brit. Med. 3. theo dõi áp dụng chất amelin trong 2 trường hợp thì cho rằng amelin không công hiệu đối với bệnh đái đường. Tuy lá cây có vị ngọt, nhưng không có hoạt chất của cam thảo bắc.

D. Công dụng và liều dùng

Nhân dân nhiều vùng ở Việt Nam cũng như nhân dân vùng Quảng Tây, Trung Quốc dùng thay vị cam thảo bắc để chữa sốt, chữa say sắn độc, giải độc cơ thể.

Liều dùng tùy tiện thường 30-100g sắc uống riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Tại Malaixia, nhân dân dùng làm thuốc chữa ho.

Tại đảo Angti, rễ cam thảo nam được dùng làm thuốc thu sáp, thuốc nhầy để chữa bệnh lậu, kinh nguyệt quá nhiều. Tại Braxin, lấy nước ép cam thảo nam thụt chữa bệnh đi ỉa lỏng và pha uống chữa ho.

Tại Ấn Độ, cam thảo nam được dùng chữa triệu chứng axit (acidose) trong bệnh đái đường nhưng có tác giả đã không xác nhận sự công hiệu của thuốc này. Cẩn chú ý nghiên cứu thêm.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC