Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cây Câu Đằng

16:04 28/04/2017

Tên khoa học Uncaria rhynchophylla (Miq) Jack.

Thuộc họ Cà phê Rubiaceae.

Câu đằng-Rynchophylla-Ramulus et Uncus Uncariae-gai móc câu là mẩu thân có gai của cây câu đằng.

A. Mô tả cây

Cây câu đằng là một thứ dây leo, thường mọc nơi mát. Lá mọc đối có cuống, hình trứng đầu nhọn, mặt dưới như có phấn, ở mặt lá có gai mọc cong xuống trông như lưỡi câu do đó có tên câu đằng. Mùa hạ nở hoa nhỏ màu vàng trắng, hình cầu

Cây cau đằng và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này mọc hoang ở vùng thượng du Cao Bằng, Lào Cai. Chưa được trồng. Cắt những mẩu cành đem về, chỉ lấy phần đót có móc câu phoi hay sấy khô. Có đốt có 1 móc, có đốt có 2 móc câu. Loại 2 móc câu được coi là tốt hơn.

C. Thành phần hóa học

Trong câu đằng có 2 chất ancaloit: rhynchophylin C22H2g04N2 và isorynchophylin C22H2804N2. Trong rynchophylin người ta đã xác định được các gốc xeton và metoxy như sau: tác giả (T. Sollmann, 1948) đã cho rằng cơ chế tác dụng của câu đằng là do ức chế sự hưng phấn thần kinh giao cảm. Liều nhỏ rhynchophylin có tác dụng hưng phấn trung khu hô hấp, làm dãn vi huyết quản, làm cho huyết áp giảm xuống.

 D. Tác dụng dược lý

Liều nhỏ rhynchophylin có tác dụng hưng phấn trung khu hô hấp, đồng thời làm giãn mạch máu ngoại biên làm cho huyết áp hạ xuống rõ rệt. Tiêm rhynchophylin vào tĩnh mạch của thỏ làm cho thỏ thở hổn hển và tê liệt vận động.

Nếu dùng liều độc gây chết thì con vật chết do hô hấp bị tê liệt. Nếu tiêm liều độc thấp gây chết (30-40mg cho lkg thể trọng) thì chỉ thấy hiện tượng thở hổn hển mà thôi. Vì cấu tạo hóa học của rhynchophylin gần như câu tạo hóa học của chất yohimbin cho nên có tác giả (T. Sollmann, 1948) đã cho rằng cơ chế tác dụng của câu đằng là do ức chế sự hưng phấn thần kinh giao cảm. Liều nhỏ rhynchophylin có tác dụng hưng phấn trung khu hô hấp, làm dãn vi huyết quản, làm cho huyết áp giảm xuống.

E. Công dụng và liều dùng

Tính chất theo tài liệu cổ:

Vị ngọt, tính hàn, vào 2 kinh can và tâm bào. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, trấn kinh. Chữa trẻ con hàn nhiệt kinh giản, người lớn đầu nhức mắt hoa.

Hiện nay câu đằng được dùng làm thuốc trấn kinh, trấn tĩnh, bệnh cao huyết áp:

Đầu quay, mắt hoa, trẻ con kinh giật, khóc đêm, phụ nữ xích bạch đới. Ngày dùng 6-15g dưới dạng thuốc sắc.

Ngoài ra nhân dân nhiều nơi còn dùng cây câu đằng làm nguồn chất chát để ăn trầu. Đơn thuốc có câu đằng chữa bệnh cao huyết áp Câu đằng lOg, xuyên khung 5g, cam thảo 2g, quế chi 3g, nước 600ml, sắc còn 200 ml.Chia 3 lần uống trong ngày (Diệp Quyết Tuyền).

Chú thích:

ở Việt Nam còn khai thác với tên câu đằng một số loài câu đằng khác trong đó có loài Uncaria tonkinensis Havil. Có tác giả trước (Lambert) không thấy có ancaloit mà chỉ thấy có một thứ casu (Cachou).

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC