Vị thuốc vần C
Cây Cóc
Spondias dulcis Solapđ. ex Forst.f.
Tên đồng nghĩa: Spondias cytherea Sonn.
Tên khác: Sấu tàu.
Tên nước ngoài: Hog plum, golden apple (Anh) pomme cythère (Pháp).
Họ: Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Mô tả
Cây nhỡ, cao 5 - 10m. Cành có nhiều chấm trắng.Lá mọc so le, 4 - 5 đôi lá chét hình thuôn, phiến lệch, gốc thuôn, đầu nhọn, mép khía răng hơi tròn, cuống lá kép tròn ở gốc và dẹt ở phía trên.
Cụm hoa hình chùy rộng, dài bằng lá, phân nhánh, nhẵn hoặc có ít lông; đài có răng nửa bầu dục; cánh hoa thuôn nhọn, nhị hơi ngắn hơn cánh hoa; bầu không cuống.
Quả mọng, hình bầu dục, nhẵn, khi chín màu vàng; hạt có nhiều lông dài dạng gai dày.
Phân bố, sinh thái
Chi Spondias L. ở Việt Nam có 3 Ioàị, trong đó có loài cây cóc (s.cytherea Sonnerat) kể trên, được nhập nội để trồng lấy quả ăn.
Cây cóc có nguồn gốc ờ vùng nhiệt đới Đông Nam Á hoặc Nam Á. có tài liệu cho rằng xuất sứ của loài này từ đảo Polynedi (Võ Văn Chi, 1997).
Cây mọc tự nhiên ở vùng rừng thưa, đồng thời cũng được trồng khá phổ biển tại Philippin, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Ôxtraylia và một vài đảo quốc khác ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, quần thể cây cóc mọc tự nhiên thường có quả nhỏ và phẩm chất quả kém hơn cây cóc trồng. Ngay trong quần thể cây trồng hiện cũng bao gồm nhiều giống (cultivar) khác nhau. Ở Việt Nam, cây cóc được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam, nhất là ở vùng Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Vài năm gần đây cũng có người đem ra trồng ở Miền Bẳc, nhưng không rõ kết quả. Mặc dù vậy, cho đến nay cũng chưa biết cụ thể là loài cây ăn quả này đưọc nhập nội vào nước ta từ bao giờ.
Theo các tác giả trong cuốn Prosea 2 - Edible fruits and Nuts (1992), cây cóc có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở cả vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ấm. Cây ưa sáng, nên nếu bị các loài cây gỗ khác che bóng chúng có rất ít quà và thậm chí không ra quả. Cây cóc sống được trên nhiều loại đất, bao gồm đất của vùng núi đá vôi, đất bazan, đất pha cát hơi chua... và có khả năng chịu hạn tốt. Cây trồng ở vùng cận nhiệt đới sẽ ra hoa vào mùa xuân, còn ở đảo Java (Indonesia), Philippin và các tỉnh phía Nam Việt Nam cây thường ra hoa vào tháng 7-8, quả chín từ tháng giêng đến tháng 4. Cây trồng dễ dàng bằng hạt hay bằng cành chiết, sau 4 năm bắt đầu cho thu hoạch. Tại nhiều nước ở vùng Đông Nam Á, cây cóc là loại cây ăn quả quan trọng. Từ quả chín hoặc xanh, người ta đã chế biến thành nưóc giải khát, mứt quà hay đồ hộp.
Bộ phận dùng
Lá, vỏ thân và quả; dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học
Cây cóc chứa chất gôm là arabinogalactan từ chất gôm này người ta đã tách được polysaccharid mà thành phần chính chứa galactose, arabinose, manosexylon, rhamnose, acid glucononic và các dẫn chất 4 - 0 - methyl của chúng [Maritza, Gladys Leon de Pinto, Carbohydrate Research 338(2003)619-624].
Tác dụng dược lý
Trong thử nghiệm dược lý phần trên mặt đất của cây cóc, đã nhận xét thấy tác dụng chống co thắt cơ trơn trên hồi tràng cô lập chuột lang (Bhakuni D.c et al., 1969: 260). Thịt quả cóc chứa hoạt chất có tác dụng gây hoạt hoá các đại thực bào màng bụng một cách phụ thuộc vào liều (Iacomini M. et al., 2005).
Tính vị, công năng
Vỏ có vị chát, có tác dụng làm săn.
Công dụng
Quả có thịt cứng, chứa nhiều dịch màu vàng, có vị chua, thường dùng ăn. Ở Campuchia, vỏ cóc phối hợp. với vỏ chiêu liêu, nghệ được dùng sắc uống để trị tiêu chảy (Võ Vãn Chi, 1997: 296).
Ở Indonesia, phụ nữ lấy lá trộn với một số dược thảo khác để tẩy rửa làm sạch cơ thể sau khi sinh đẻ (Perry M.L et ai., 1980: 16 - 17).
Ở Ấn Độ, quả có mùi vị giống như quả dứa hoặc quả xoài và ăn được, nhưng không đưọc tất cả mọi người ưa thích. Quả tươi cho dịch ép thơm ngon có thể dùng làm đồ uống Hoặc nước quả. Lá được luộc hoặc hấp và ăn. Lá đôi khi đưọc nấu với thịt để làm mềm thịt. Quả được coi là một nguồn cung cấp sắt (Cliadha Y.R, 1976: 16 - 17).
Ở Brazil, vỏ cây cóc được dùng trong y học cổ truyền để bào chế các dung dịch sát khuẩn, và rễ đưọc dùng trị sốt, nhức nửa đầu và tiêu chảy, nước hãm lá được dùng trị bệnh lậu, viêm bàng quang và viêm niệu đạo (Iacomini M.et al., 2005).