Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cây Mỏ Qụa

09:05 05/05/2017

Còn gọi là hoàng lồ, vàng 16, xuyên phá thạch.

Tên khoa học Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur (1).

Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

A. Mô tả cây

Cây nhỏ thân mềm yếu nhiều cành, tạo thành bụi, có khi mọc thành cây nhỡ, chịu khô hạn rất khoẻ, có nhựa mủ trắng, rễ hình trụ có nhiều nhánh, mọc ngang, rất dài, nếu gặp đá có thể xuyên qua được (do đó có tên Xuyên phá thạch có nghĩa là phá chui qua đá), vỏ thân màu tro nâu, trên có nhiều bì khổng màu trắng, thân và cành có rất nhiều gai, gai già hơi cong xuống trông như mỏ con quạ (do đó có tên cây mỏ quạ). Lá mọc cách, hình trứng thuôn, hai đầu nhọn, mặt lá nhẵn, bóng, mép nguyên. Nhấm có vị tê tê ở lưỡi (đặc điểm), Cụm hoa hình cẩu, đường kính 7-10mm, màu vàng nhạt, mọc thành đôi hay mọc đơn độc ở kẽ lá. Hoa đơn tính, đực cái khác gốc. Mùa hoa tại Hà Nội là tháng 4. Quả màu hồng họp thành quả kép. Mùa quả tháng 10-11

Cây mỏ quạ và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mỏ quạ mọc hoang và được trồng làm hàng rào ở những đồi hoang hay đất vườn, cắt lấy những đoạn thân bánh tẻ đường kính l-2cm, dài 15-25cm, cắm nghiêng, thường xuyên tưới nước cho tới khi bén rễ thì thôi. Thường dùng lá tươi, có khi hái cả cành về, nhà mới bứt lá riêng. Còn dùng rễ, đào về rửa sạch đất, cắt thành từng mẩu 30-50cm, phơi hay sấy khô. Vỏ ngoài màu vàng đất, vết cắt màu vàng nhạt, vị hơi tê tê.

C. Thành phần hoá học

Mới biết có hợp chất ílavonoit

D. Công dụng và liều dùng

Lá mỏ quạ tươi gần đây được dùng chữa vết thương phần mềm theo kinh nghiệm của cụ lang Long (Hải Dương) như sau: Chủ yếu dùng lá mỏ quạ tươi, rồi tùy theo vết thương, thêm một hai vị khác. Lá mỏ quạ tươi lấy về rửa sạch, bò cọng, giã nhỏ đắp vào vết thương. Nếu vết thương xuyên thủng thì phải đắp cả hai bên, bãng lại. Mỗi ngày rửa và thay băng một lần. Thuốc rửa vết thương dùng là trầu không nấu với nước (40g lá trầu, 2 lít nước, nấu sôi đề nguội thêm vào đó 8g phèn phi, hoà tan, lọc và dùng rửa vết thương). Sau 3-5 ngày đã đỡ, khi đó hai ngày mới cần rửa và thay băng một lần. 3-4 ngày sau lại thay thuốc sau: lá mỏ quạ tươi, là thòng bong, lá hàn the (Desmodium heterophyllum DC.) ba thứ bằng nhau, cứ 3 ngày mới thay băng một lần để vết thương chóng lên da non. Sau 2-3 lần thay băng bằng 3 vị trên thì rắc lên vết thương thuốc bột chế bằng phấn cây cau (sao khô) 20g, phấn cây chè (sao khô) 16g, ô long vĩ (bổ hóng) 8g, phèn phi 4g. Các vị tán mịn, trộn đều rắc lên vết thương rồi để yên cho vết thương đóng vẩy và róc thì thôi (Tạp chí đông y và Sức khoè , 4/1966, 5/1966). Rễ được dùng trong nhân dân ta và nhân dân Trung Quốc (Quảng Tây) làm thuốc khứ phong, hoạt huyết phá ứ, chữa ứ tích lâu năm, bị đánh bị thương, phụ nữ kinh bế. Ngày dùng 10 đến 30g rễ dưới dạng thuốc sắc. Theo kinh nghiệm nhân dân, phụ nữ có thai không dùng được.

Chú ý nghiên cứu.Trường hợp vết thương tiến triển tốt nhưng lâu đầy thịt thì thay thuốc sau: lá mỏ quạ tươi và lá thòng bong (xem vị này) hai vị bằng nhau giã lẫn cả hai thứ đắp lên vết thương, mỗi ngày rửa

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC