Vị thuốc vần C
Cây Nhót
Còn gọi là cây lót, hồ đồi tử (Trung quốc).
Tên khoa học Elaeagnus latifolia L.
Thuộc họ Nhót Elaeagnaceae.
A. Mô tả cây
Cây nhỡ cành dài mềm có khi có gai. Lá hình bầu dục mọc so le nguyên, mặt trên màu xanh có lấm chấm những lông nhỏ hình sao trông mắt thường giống như hạt bụi, mặt dưới trắng bạc bóng đầy lông mịn hình sao. Hoa không tràng, chỉ có 4 lá đài, nhị 4. Quả nhót hình bầu dục, khi chín có màu đỏ tươi, trên phủ rất nhiều lông trắng hình sao, vị chua ( Hình 589).
Cây nhót và tác dụng chữa bệnh của nó
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Nhót thường được nhân dân trồng lấy quả để ăn và nấu canh. Các tỉnh miền Bắc đâu cũng có.
Làm thuốc người ta dùng lá, rễ và quả. Dùng tươi hay phơi khô.
C. Thành phần hoá học
Trong quả nhót có axit hữu cơ, lá nhót có tanin, saponozit, polyphenol.
Mới đây từ một loại nhót Elaeganus angustifolia, Nikolaeva A. F. đã chiết được hai chất ancaloit một là dihydroharman C12H12N2 và 2-metyl 1,2,3,4 tetrahydro p cacbolin C12H14N2 (theo Khimia prirod. soed., 1970, 5: 638).
D. Công dụng và liều dùng
Ngoài công đụng của quả nhót để ăn, ngưòi ta dùng các bộ phận khác của cây nhót như sau:
Lá nhót dùng tươi hay phoi khô chữa lỵ, cảm sốt, hen xuyễn, nhiều đờm với liều 6 đến lOg mỗi ngày, duới dạng bột hay thuốc sắc.
Quả nhót: Chữa lỵ, ỉa chảy, nhân có tác dụng sát trùng, trị giun sán.
Rễ nhót: Nấu nước tắm chữa mụn nhọt, không kể liều lượng.