Vị thuốc vần C
Cây Thạch Lựu
Còn có tên gọi là bạch lựu, tháp lựu, lựu chùa Tháp.
Tên khoa học Punica granatum L.
Thuộc họ Lựu Punicaceae.
Ta dùng vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ phơi hay sấy khô (Cortex Granati) hay có khi dùng vỏ quả lựu phơi hay sấy khô (Pericarpium Granati). (Vỏ, thân và rễ lựu có độc, dùng phải cẩn thận).
A. Mô tả cây lựu
Cây lựu là một cây thuộc mộc, cao chừng 3- 4m, cây nhỏ, có khi có gai. Lá dài, nhỏ, mềm mỏng, đơn, mép nguyên có khi mọc thành cụm nhưng thường mọc so le hoặc hơi mọc đối, cuống ngắn. Mùa hạ nở hoa màu đỏ tươi hoặc màu trắng (bạch lựu) hoặc mọc riêng lẻ hoặc từng xim có độ 3 hoa. Quả to bằng nắm tay. Đầu quả còn 4-5 lá đài tổn tại. Vỏ dày, ngoài da sắc lục, khi chín có màu vàng đỏ lốm đốm. Trong quả có 8 ngăn xếp thành hai tầng, tầng trên có 5 ngăn tầng dưới có 3 Các loại ngăn phân cách bời các màng mỏng, hạt rất nhiều, hình 5 cạnh, sắc hồng trắng.
Cây thạch lựu và tác dụng chữa bệnh của nó
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Được trồng ở khắp nơi để làm cảnh và lấy quả. Trồng bằng cách dâm cành. Tỷ lệ ancaloit thay đổi tùy theo cách bón phân. Nếu bón bằng canxi supephotphat tỷ lệ ancaloit sẽ là 5,5% (cành) và 7,5% (rễ).
Nếu bón bằng phân amon sunfat thì tỷ lệ ancaloit là 4,2% (cành) và 6,3% (rễ).
Nếu bón bằng phân sắt sunfat tỷ lệ ancaloit là 5,7% (cành) và 6,1% (rễ).
Vậy tỷ lệ ancaloit trong rễ bao giờ cũng cao hơn. Thường người ta quy định tỷ lệ ancaloit toàn phần là 2,5%.
Vỏ bóc về phơi khô để dành. Dùng càng sớm càng tốt. Có người nói vỏ để lâu quá 1 năm không còn tác dụng. Nhưng có tác giả đã dùng để dành trên 10 năm vẫn còn tác dụng. Không phải chế biến gì khác.
C. Thành phần hóa học
Vỏ rễ, vỏ thân và vỏ cành có chứa chừng 22% tanin (axit galatanic hoặc digalic và axit punicotanic). Ngoài ra còn chứa các chất ancaloit: Peletierin C8H15ON Isopeletierin CgH15ON Cả hai không bị NaHCOj đây là vì ancaloit có N bậc 2. Metylpeletierin C8H|4(CH3)ON Pseudopeletierin C9HI5ON (bị NaHCOj đẩy là vì ancaloit có N bậc 3).
Tỷ lệ ancaloit trung bình tính bằng dạng sunfat trong lkg vỏ là:
Peletierin sunfat 0,7-1 g
Isopeletierin sunfat 1,3-1,5 g
Pseudopeletierin 1,5-2 g
Metylisopeletierin 0,04 g
Nhưng tỷ lệ này thay đổi tùy theo điều kiện hái, cách chăm sóc và bảo quản.
Trong các ancaloit trên chỉ có peletierin, isopeletierin có tác dụng trị sán.
Theo các tài liệu mới gần đây, người ta không công nhận có peletierin, mà chỉ có isopeletierin, pseudopeletierin và metylisopeletierin. Trong vỏ quả có chừng 28% tanin và chất màu
D. Tác dụng dược lý
1. Tanin là một chất có tác dụng săn da và sát khuẩn mạnh.
2. Chất peletierin độc đối với sán, nó gây tê liệt đối với ếch: trước giai đoạn tê liệt có một gia đoạn kích thích. Đối với động vật có vú lúc đầu peletierin tăng độ kích thích của phản xạ, sau đó làm tê liệt thần kinh trung ương và gây ngừng hô hấp mà chết.
Peletierin kích thích cả cơ trơn và cơ vân.
Đối với người, liều 0,5 đến 0,6g peletierin (hơi quá cao đối với điều tri thông thường) đã đủ gây chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa, ỉa lỏng,chân tay xỉu đi, người lả, mắt hoa v.v...
Dù với liều điều trị khi dùng thuốc, bệnh nhân cẩn phải nằm yên trong phòng tối để tránh mọi ảnh hưởng không tốt của thuốc. Thường phối hợp với tanin để tránh tác dụng thuốc quá mạnh.
Peletierin không dùng được cho trẻ con và phụ nữ có thai.
Thử trên sinh vật: Ngâm các đốt còn sổng của con sán Tenia seưata vào dung dịch muối 1/ 10.000 peletierin sunfat nó sẽ hết cử động trong vòng 5-6 phút. Nếu khi đó lấy ra, cho vào dung dịch muối 1% có thêm 0,1% Na2C03 thì sau 15- 30 phút các đốt sẽ cử động lại. Nếu như đã ngâm các đốt sán vào dung dịch peletierin quá 10 phút, các đốt sán sẽ chết hẳn.
Thí nghiệm trên giun đất và giun mỏ (ankylostome) cũng thấy các kết quả tốt.
E. Công dụng và liều dùng
1. Làm thuốc chữa sán (phụ nữ có thai và trẻ em không dùng được).
Nên dùng vỏ rỗ lựu vì trong vỏ, chất peletierin, isopeletierin được kết hợp tự nhiên với tanin thành một chất không tan, tác dụng nhiều đối với sán ở trong ruột, ít làm mệt cơ thể người. Tuy nhiên uống cả vỏ hơi khó uống.
Nên chọn vỏ mới đào, vì vỏ tươi hiệu lực mạnh hơn do có nhiều ancaloit. Khi dùng rỗ khô, cần ngâm nước vài giờ trước khi pha chế thì vẫn có hiệu lực chữa sán (Soubeyran). J. E. de Vì đã đùng vỏ lựu bảo quản được 13 năm để chế cao mà vẫn có hiệu lực như vỏ tươi.Ta có thể dùng peletierin chế từ vỏ lựu. Liều dùng peletierin sunfat thường là 0,30g phối hợp với 0,40g tanin. Một số tác giả cho rằng tác dụng của peletierin có tác dụng thường kèm theo tới 50-50% pseudo-peletierin không có tác dụng. Trong trường hợp này lều phải tăng lên từ 0, 30g đến 0,50g trong 24 giờ.
Nhưng dùng phải rất thận trọng, có trường hợp dùng liều thường vẫn bị ngộ độc chết người.
2. Ngoài công dụng chữa sán, vỏ rễ và vỏ thân còn dùng làm thuốc ngậm chữa đau răng, chữa đi ngoài, đi lỵ.Nhưng để chữa lỵ đi ngoài, thường dùng vỏ quả (xem vỏ quả ờ muc các vi thuốc chữa lỵ).
Ngoài ra còn dùng để thuộc da, làm mực.
Đơn thuốc có vỏ lựu .
1.Thuốc chữa sán theo dược thư của Pháp
Vỏ lựu khô tán vừa phải 60 g Nước cất 750 g Cần ngâm bột trong 6 giờ. Sau đó sắc còn 500g rồi gạn và lọc. Sáng sớm uống thuốc này, chia làm 2 lần hay 3 lần uống cứ cách nửa giờ uống 1 lần, sau khi uống liều cuối cùng được 2 giờ thì uống 1 liều thuốc tẩy. Khi uống thuốc cần nằm nghỉ, nhắm mắt lại cho đỡ mệt.
2. Đơn thuốc chữa sản có phổi hợp với thuốc tẩy
Vỏ rỗ lựu 40 g
Đại hoàng 4 g
Hạt cau 4 g
Nước 750ml sắc còn 300ml.
Tối hôm trước nhịn đói. Sáng sớm hôm sau uống thuốc này, chia làm 2-3 lần uống. Trong khi uống thuốc cần nằm nghỉ. Đợi khi nào thật buồn đi ngoài hãy đi, mông nhúng hẳn vào một châu nước âm ấm để sán ra hết