Vị thuốc vần C
Cây Thùn Mũn
Còn gọi là cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), cây phi tử, cây chua ngút - vốn vén, tấm cùi (Thổ), xốm mun (Thái).
Tên khoa học Embeỉỉa ribes Burm.
Thuộc họ Đơn nem Myrsinaceae.
Người ta dùng quả phơi hay sấy khô của cây thùn mũn.
A. Mô tả cây
Cây mọc hoang ở các đồi thành từng bụi cao chừng l-2m. Thân màu tía tím thỉnh thoảng có cành đỏ tươi hơn, trông như hơi mốc. Có vạch dọc rất rõ, bì không nhỏ như hạt kê. Lá mọc so le, hình lưỡi mác, mặt dưới nhạt hon, dài 4,5- 5cm, rộng I,5-2cm. Phiến ở phía cuống hẹp nhọn. Cuống ngắn 5-6mm. Khi quả chín hái về xát sạch vỏ, phơi khô; khi dùng tán nhỏ. Vị lúc đầu ngọt sau chua và hơi tê tê.
Cây thùn mũn và tác dụng chữa bệnh của nó
B. Thành phần hóa học
Trong quả có tanin, tinh dầu và axit embelic (còn gọi là embelin hay embelon=dihydroxy 2- 5-lauryl 3-benzo quinon 1-4) một chất có cấu tạo quinonic.
C. Tác dụng dược lý
Chưa có tài liệu nghiên cứu, nhưng nhân dân dùng làm thuốc chữa giun sán, không thấy có hiện tượng độc, chì hơi say say.
D. Công dụng và liều dùng
Nhân dân dùng hạt trị giun đũa, giun kim và sán xơ mít. Tối hôm trước nhịn, sáng sớm hôm sau uống 5g bột trộn với mật hoặc đường. Trẻ con uống 2-2,5g. Ở Bắc Ninh có nơi uống tới 3 thìa xúp gạt ngang.
Chú thích:
1. Tên chua ngút, phỉ tử còn dùng chỉ hạt và quả của cây Cordỉa bantamensis Blume thuộc họ Vòi voi Borraginaceae và cây Leea rubra Blume thuộc họ Leeaceae, chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Những công đụng và liều dùng cũng như trên.
2. Các nước khác còn dùng quả cây E. ro- busta Roxb, E. micrantha DC. cùng họ.