Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Chè vằng

14:04 28/04/2017

Còn gọi là chè cước man, dây cẩm văn, cây dâm trắng, cây lá ngón, dây vắng, mổ sẻ.

Tên khoa học Jasminum subtriplinerve Blume.

Thuộc họ Nhài Oleaceae.

Nhiều người gọi nhẩm cây chè vằng là cây lá ngón, nhưng một cây có hoa vàng (lá ngón thật), một cây kia hoa trắng, ngoài ra còn một số điểm khác cần chú ý để tránh nhầm lẫn.

A. Mô tả cây

Cây chè vằng là một cây nhỏ, mọc thành bụi ờ bờ rào hay bụi tre hoặc bám vào các cây lớn. Thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường kinh 5-6mm, chia thành nhiều cành, có thể vươn cao  1- l,5m    và vươn dài tới 15-20m, thân và cành đều nhẵn. Lá mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hoi tròn, đầu lá nhọn, dài 4-7,5cm, rộng 2-4,5cm,    những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, mép nguyên, trên có 3 gân rõ rệt. Cuống lá nhẫn, dài 3-12mm. Hoa mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, đường kính 7-8mm (bằng hột ngô). Khi chín có màu vàng, trong quả có một hạt rắn chắc. Mùa quả chín tháng 7-10 ..

Cây chè vằng và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây chè vằng hiện nay mọc hoang ở toàn nước Việt Nam, từ Nam chí Bắc. Tại miền Bắc có ở Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại miền Nam đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng vì dây vằng vừa dẻo lại dai.

Nhân dân thường hái lá quanh năm làm thuốc hay để đun nước tắm ghẻ. Dùng tươi hay phơi khô để dành. Trồng bằng dâm cành, rất dễ mọc: cắt thân hay cành thành từng đoạn 15-20cm, đâm xuống đất ẩm chừng 1 tháng sau cây bén rễ.

C. Thành phần hóa học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

D. Tác dụng dược lý

Bệnh viện Thái Bình có làm kháng sinh đồ so sánh với penixilin 1 đơn vị quốc tế trong lml và streptomyxin 20y trong lml, cloroxit 50y trong lml và suníamit thì thấy dây vằng có tác dụng kháng sinh mạnh hơn các thuốc trên đối với tụ cầu khuẩn (Staphyllococcus) và liên cầu khuẩn tan huyết (Streptococcus hemolytique). Bệnh viên Thái Bình còn dùng dây vằng chữa áp xe vú có kết quả (Nguyễn Văn Lờ, Y học thực hành 11-1963: 14-15).

E. Công dụng và liều dùng

Nhân dân nhiều tỉnh dùng lá vằng phơi khônấu hay pha nước uống hằng ngày hay cho phụ nữ sau khi đẻ uống. Có nơi dùng lá nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ lở. Tại miền Nam, nhân dân dùng lá chữa sưng vú, cho phụ nữ mới đẻ uống, còn dùng chữa rắn cấn, rễ mài với dấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ. Liều uống hằng ngày: 20-30g lá khô.

Dùng ngoài: Không kể liều lượng. Kinh nghiệm dùng lá chè vằng của bệnh viện Thái Bình. Dùng lá chè vằng giã nát đắp vào nơi áp xe vú hoặc giã lá với cồn 50° rồi đắp vào nơi áp xe. Ngày 3 lần, đêm 2 lần. Thời gian điều trị thường là ] ngày đến 1 tuần tùy theo bệnh nặng nhẹ và được bắt đầu chữa bằng lá chè vằng sớm hay muộn. Trung bình 1,5 đến 2 ngày. Bệnh nhân điều trị bằng chồ vằng thường hết sốt sau 2 giờ dùng thuốc, sau khi khỏi công thức và số lượng bạch cầu trở lại bình thường, sữa cũng trở lại bình thường.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC