Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Chim Sẻ

09:04 15/04/2017

Tên khoa học Passer montanus malaccensis Dubois.

Thuộc họ Sẻ Ploceidae.

Con chim sẻ cho ta vị thuốc mang tên bạch đinh hươg còn có tên ma tước phần, hùng tước xí-Faeces PasserumAa phân khô của con chim sẻ.

A. Mô tả con vật

Chim sẻ là loài chim định cư rất phổ  biến ở nước ta. Sẻ thườg làm tổ tập đoàn, nhưng cũng nhiều lúc gặp sẻ làm tổ riêng. Có thể tìm thấy sẻ ở dưới mái nhà, khe tườg, trong các ống tre ở  mái nhà, trong hốc cây trên cây cau, cây dừa, đôi khi ở kẽ núi đá. Tổ sẻ  làm cách mặt đất 2- 25m (thông thườg 2-5m). Vật liệu xây dựng tổ  là cỏ, rơm, rạ, lá khô, sợi thực vật, vụn vải v.v... Cả hai chim đực và cái đều tham gia làm tổ. Mỗi ngày đôi sẻ cô thể tha rác làm tổ đến 300-400 lần. Tổ làm trong 6-7 ngày hoàn thành. Mỗi lứa sẻ đẻ 3-5 trứng. Mỗi năm sẻ đẻ ba lứa, thời gian â'p trứng của sẻ 12-15 ngày. Sau lúc nở 13-14 ngày chim non rấ to và được chim mẹ và bô' mớm môi thêm 4-6 ngày nữa, sau đó sô'ng tự lâp được. Thức ăn của chim sẻ thay đổi tùy theo mùa nhưng cơ bản là các hạt thực vật; vào mùa hè (từ tháng 4-7) chim sẻ ăn một lượng côn trùng đáng kể (Hình 755).

B. Phân bố, thu nhặt và chế biến

Ở miền Bắc nước ta tỉnh nào cũng có, thành phố cũng như nông thôn. Ngoài ra chim sẻ còn thấy ờ Miến Điện, Trung Quốc (Vân Nam, Hải Nam), Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Malaixia, Inđônêxya.

Phân chim sẻ có thể lấy quanh năm, loại bỏ đất cát, phơi hay sấy khô làm thuốc. Phân chim sẻ hình trụ nhỏ, hai đầu hơi tù, có khi hơi cong queo, thường dài 5-8mm, đường kính l-2mm, mặt ngoài màu tro trắng hay tro nâu, chất dòn, dễ gãy, vết gãy màu nâu hơi lổn nhổn, mùi hơi tanh.

C. Thành phần hóa học

Theo Học viện dược Nam Kinh thì trong phân chim sẻ có 33,7% độ ưo, 5,60% nitơ toàn phần, 0,22% amoniăc. Theo Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội trong l00g thịt chim sẻ có 18,9% protit, 6,9% lipit. Các thành phần khác chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

D. Công dụng và liều dùng

Phân chim sẻ được dùng làm thuốc từ lâu đời. Tài liệu ghi sớm nhất là bộ Danh y biệt lục viết vào khoảng 502-549 dương lịch. Theo tài liệu cổ phân chim sẻ có vị đắng, tính ôn, hơi có độc, có tác dụng tiêu tích, trừ trướng, sáng mắt, uống trong chữa tích tụ, sán khí, dùng ngoài chữa mắt có màng mộng,ung nhọt.

Hiện nay thường dùng chữa bệnh vàng da, với liều 3 đến 6g, dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc có phân chim sẻ

Chữa đau mắt có màng che đồng tử.

Hòa phân chim sẻ với sữa người, nhỏ vào mắt (theo Tô Cung Tần đời Đường).

Ung nhọt không vỡ:

Nghiền phân chim sẻ với nước bôi lên đầu nhọt.

20 hạt phân chim sẻ, trộn với đường cát trắng, viên thành ba viên, gói vào miếng lụa ngậm trong miệng.

Đau bụng đầy trướng:

Nghiền 21 hạt phân chim sẻ với một ít ruợu mà uống

Trên đây là những bài thuốc được truyền tụng và ghi trong các tài liệu cổ, cần chú ý nghiên cứu.

Trong tài liệu cổ thì nói phải dùng thứ phân của chim sẻ đực nhưng trên thị trường (Trung Quốc) người ta thấy lẫn cả hai loại phân chim sẻ đực và cái. Vì phân màu trắng, hơi giống nụ đinh hương cho nên có tên bạch đinh hương.Cổ họng sưng đau:

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC