Vị thuốc vần C
Chóc ri
Typhonium bhimei Nicol. et Sivad.
Tên đồng nghĩa: Typhotuum divaricatum anct, non (L.) Blume in Decne
Tên khác: Cù chóc ri, bán hạ nam
Họ: Ráy (Araceae).
Mô tả
Cây thảo nhỏ, cao 10-15 cm. Thân rễ gần hình cầu. Lá mọc từ thân rễ, hình tim hay mũi mác, có 3 thùy; thùy giữa lớn hình trái xoan, các thùy bên nhỏ hình trái xoan - tam giác, mép nguyên, hai mặt nhẵn; cuống lá có bẹ to, dài gấp 4 - 5 lần lá.
Cụm hoa mọc trong một mo có phần ống hình trứng thuôn, dài 2 - 3 cm, phần phiến hình trái xoan - mũi mác xòe rộng rồi thuôn dài thành mũi nhọn, màu đỏ thẫm; trục mang hoa đon tính trần, phần hoa cái ngắn ở gốc, tiếp đến phần hoa không sinh sản đài hơn, mang rất nhiều hoa, ở phần này thường có một túm lông dài màu trang, trên nữa là phần trục không hoa dài; phần mang hoa đực dải chỉ bằng 1/2 phần không mang hoa; phần cuối trục thuôn nhọn, màu đỏ thẫm, hoa đực có 2 - 3 nhị, bao phấn không cuống; hoa cái có bầu hình trứng 1 ô.
Quả mọng, hình trứng ngược.
Mùa hoa quả: tháng 4 - 7.
Phân bố, sinh thái
Cây phân bố rải rác ờ vùng núi thấp, trung du và cả ở Đồng bằng nhất là các tỉnh phía Bắc, tử Hà Tĩnh trở ra, bao gồm Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ngoài ra còn thấy ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh.
Chóc ri là cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc hơi chịu bóng. Cây thường mọc trên các nơi đất ẩm ờ ven rừng, nương rẫy, ven đường đi, trên các bãi đất hoang quanh làng bản và vườn gia đình. Hàng năm vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè, khi bắt đầu có mưa nhiều hơn thì từ phần củ dưới mặt đất mọc lên lá (2 - 5 cái). Sau mùa hoa quà, đến cuối mùa thu phần trên mặt đất bị tàn lụi. Chóc ri tái sinh tự nhiên tổt từ hạt, thậm chí có những chỗ cây mọc tập trung thành đám, vói kích thước cây lớn bé khác nhau, có thể nơi đây trước kia có cây mẹ gieo giống.
Bộ phận dùng
Củ.
Thành phần hoá học
Chóc ri chứa alcaloid, sterol.
Tác dụng dược lý
1. Tác dụng kháng virus và chống tăng sinh tế bào ung tint cùa lectin củ chóc ri
Lectin củ (thân rễ) chóc ri đưọc phân lập bằng cách chiết, rồi kết tủa bằng amoni Sulfat, sắc ký trao đổi ion trên sepharose DEAE, sepharose CM và lọc gel trên sephacryl s - 200. Khối lưọng phân tử biểu kiến cùa lectin này là 48kDa. Lectin có tác dụng ngưng kết hồng cầu đối với hồng cầu cùa thỏ. Lectin này có tác dụng chống tăng sinh trên một số dòng tế bào ung thư cùa người. Nồng độ ức chế 50% (IC50) sự phát triển cùa một số dòng tể bào ung thư cùa người ((ag/ml) là: tế bào ung thư phổi (Lu - 04) 11,4 ± 0,3; dòng tế bào Pro - 01 là 56,7 ± 6,8; dòng tể bào Be - 04 là 41,5 ± 4,8 (Luo et al., 2007).
Tác dụng kháng virus herpes simplex - II (HSV - II) thí nghiệm trên tế bào thận khỉ cho thấy, nồng độ gây độc 50% (TC50) là 5,176 mg/ml; nồng độ có hiệu quả ức sự phát triển 50% (EC50) là 3,054 ng/ml (Luo et al., 2007).
Phân tích tính tương đồng cho thấy, lectin này có tính tương đồng cao với nhiều lectin liên kết mannose khác (manose - binding lectin). Phân tích cấu trúc bậc hai và không gian ba chiều chi rằng lectin phân lập từ lá cù chóc ri là một heterotetramer và tương tự với lectin thuộc phân họ lectin liên kết mannose trong họ ráy (Araceae) (Luo et al., 2007).
2. Tác dụng chống ung thư
Ngay từ năm 1992, ở Malaysia đã nghiên cứu thấy cù chóc ri là vị thuốc có nhiều hứa hẹn trong cuộc chiến-chổng bệnh ung thư (Neoh, 1992).
3. Tác dụng gây sung huyết và ngứa
Toàn cây tươi khi tiếp xúc vói da và niêm mạc đều có thể gây sung huyết và ngứa.
Tính vị, công năng
Củ chóc ri tươi hoặc phơi khô mà không chế biến không được đùng để uống.
Cù chóc ri đã chế biến còn gọi là bán hạ nam có vị cay tê, tính ấm, vào 2 kinh tỳ và phế; có công năng tiêu đờm, ráo thấp, hạ khí, trừ nôn.
Sách "Mân Nam dân gian thảo dược" (Mân ở đây là tỉnh Phúc Kiến, Mân Nam là khu vực phía Nam tình Phúc Kiến - Trung Quốc) ghi: củ chóc ri đã chế biến có vị đắng, cay, tính ấm, có độc; có công năng tán ứ, chỉ huyết, tiêu thũng, giải độc [TDTH, 1997, 111:407 -408],
Cách chế biến cú chóc ri thành bán hạ nam:
Cù (thân rễ) chỏc ri thu hải từ tháng 7 đến tháng 12. Rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con, thái thành miếng mỏng 2-3 mm, phơi khô. Ngâm các miếng củ chóc ri vào nước sôi 3 lần, mpi lần ngâm một ngày đêm, lại thay nước sôi khác để loại bỏ nhựa. Sau đó, phơi sấy khô rồi chế với gừng sổng như sau:
Cứ 1 kg củ chóc ri, dùng 150g gừng sống. Giã nát gừng, chế với nưóc, rồi ngâm các miếng củ chóc ri đã phơi khô vào. Đào lên cho nước gừng ngấm đều, rồi ngâm trong một buổi khoảng 4 - 5 giờ. Sau đó, đổ thêm nưóc ngập và nấu sôi trons 2 giờ. Lấy ra phơi khô, sao vàng là được bán hạ nam. Bán hạ nam khi nhấm thấy vị hơi tê tê và không ngứa là được. Nếu còn ngứa lại phải chế với nước gừng như trên một lần nữa.
Cũng có thể chế biến như chế biến củ chóc (Typhonium triỉobatum Schott.). Sau khi đã thái mòng thành miếng, trong 3 ngày đầu, 1 ngày ngâm với nước sôi, 1 ngày ngâm với nirớc quả bồ kết, 1 ngày ngâm với phèn chua. Sau đó, phơi khô và chế với gừng sống như trên. Cũng có thể chế bằng cách ngâm vói nuúc vo gạo 1 ngày. Vót ra, rửa sạch, ngâm với nước phèn chua 8% (thường 100 kg cù chóc ri, cần 20 kg phèn chua) trong 2 ngày. Sau đó phơii khô và chế với gừng sống như trên.
Công dụng
Bán hạ nam (củ chóc ri đã chế biến) được dùng chữa ho đờm, hen suyễn, nôn mửa. Ngày dùng 6 - 12g tán thành bột, uống với nước gừng.
Ở Ẩn Độ, nhân dân dùng chóc ri để trị ỉa chảy. Người Trung Quốc cũng dùng chóc ri để long đờm, dùng trong bệnh phổi đặc biệt là ho. Dùng rtgoài, lấy lá hơ nóng rồi đắp lên chỗ bị thâm tím [Perry et al., 1980: 39],
Ở Indonesia, nhân dân dùng chóc ri để chữa ghẻ, mụn cóc. Lẩy cù tươi, giã nát, đắp [Medicinal herb index, 1995: 283],
Củ chóc ri có nhiều tinh bột có thể chế để làm bánh ăn như sau: lấy củ tươi, giã nát thành bột, rồi ngâm với nước nóng nhiều lần cho hết ngứa và loại bỏ các chất tan trong nước. Sau đó phơi khô, tán thành bột và làm bánh.
Bài thuốc có chóc ri chế (bán hạ nam)
1. Chữa trúng gió, răng cắn chặt, không nói được, đờm dãi chày nhiều
Dùng bán hạ nam tán thành bột mịn rồi thổi vào lỗ mũi làm cho hắt hơi sẽ tỉnh lại và xát vào lợi răng, bệnh nhân sẽ há miệng, nói được [Lê Trần Đức, 1997:328-330],
2. Chữa đởm tắc khỏ thở, ho hen tức ngực hoặc đau bụng, nôn mửa, đi ngoài
Dùng bán hạ nam, trần bì mỗi vị 8g, gừng sống 6g, sắc uống trong ngày [Tài liệu đã dẫn].
3. Chữa đờm thấp, khỉ trệ, ho đàm, ăn không tiêu, nôn đầy, ỉa chảy
Dùng bài nhị trần thang gia vị gồm bán hạ nam, trần bì, phục linh, mỗi vị 12g, cam thào 8g, sinh khưong (gừng sống) 6g, sắc uống trong ngày (bài nhị trần thang chỉ gồm có 2 vị là bán hạ nam và trần bì) [Sách đã dẫn].