Vị thuốc vần C
Cỏ Mật Gấu
Cỏ Mật Gấu có tên đồng nghĩa: Hyssapus lophimthoicks D. Don Isoílon striutus (Benth.) Kudo Plucirunlhm slriaius Benth.
Tên khác: Hùng đởm thảo. nhị rối vằn, nhị rối lùn, đẳng nha sọc.
Họ: Bạc hà (I.amiceae)
Mô tả
Cây thào, cao 0,15 - 1m, phân nhánh ít hay nhiều. Thân mọc đứng hoặc mọc bò, có 4 cạnh rõ, có lông nhất là ờ phần non. Lá mọc đối. không cuống hoặc có cuống, hình trứng rộng, dài 1,5-8 cm. rộng 0,5 - 5 cm. gốc bằng hoặc hình nêm, đầu nhọn hoặc tù, mép khía răng hoặc khía tai bèo, hai mặt có lông tơ, cuống lá dải 0.5 - 2 cm.
Cụm hoa mọc ở ngọn thành chuỳ dài hơn 20 cm; lá băc rất nhỏ, rụng sớm: hoa nhỏ có cuống dài, màu trắng đốm hồng: đài hình chuông, 5 răng gần bằng nhau và nhọn, có lông tơ và hạch nhỏ màu vàng; tràng dài gấp đôi đài, có ống hình trụ, có lông ở mặt ngoài, phiến chia 2 môi, màu trắng có chấm hồng, môi trên chè 4 thuỷ ngắn bằng nhau, môi dưới nguyên dài hơn môi trên; nhị 4, thò ra ngoài tràng, 2 dài. 2 ngắn; bầu có vòi chẻ đôi.
Quả bế tư thuôn, hĩnh bầu dục, nhẵn, màu nâu. Mùa hoa: tháng 8 - 10; mùa quả: tháng 11-12.
Phân bố, sinh thái
Chi Isodon (Benth.) Schr.ex Spach trên thế giới có khoảng 100 loài, phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới, một số loài ờ vùng ôn đới ấm và nhiệt đới. Chi này ở Việt Nam có 5 loài, cỏ mật gấu phân bố rải rác ở một sổ tỉnh miền núi như Lào Cai (Sa Pa); Sơn La (Thuận Châu, Mộc Châu): Cao Bằng (Nguyên Binh. Quang Hoà. Trùng Khánh), Bắc Kạn (Ba Bể , Bạch Thông); Thái Nguyên (Đại Từ); Kon Tum (Kom Plông). Trên thế giới, loài này có ở Ấn Độ, Nêpan. Mianma. Trung Quốc, Lào. Thái Lan....
Cỏ mật gấu là cây đặc biệt ưa ẩm, có thể chịu bóng và hơi ưa sáng. Cây thường mọc nơi đất ấm, có nhiều mùn ờ ven rừng núi đá vôi, gân bờ suối, ven đường đi trong rừng và đôi khi thấy ở cá các hốc mùn và kẽ đá. Là cây sống 1 năm (cá biệt là tới 2 năm), nên cây con mọc từ hạt vào cuối mùa xuân hay đầu mùa hè. Cây sinh trưởng nhanh trong mùa hè, sau khi quả già sẽ tàn lụi vào giữa mùa đông. Cây gieo trồng được bằng hạt.
Bộ phận dùng
Toàn cây.
Tác dụng dược lý
1. Tác dụng bảo vệ gan trên tổn thương gan cấp do CCl4
Cỏ mật gấu ở Trung Quốc thường được nhân dân sử dụng để chữa viêm gan vàng da (hoàng đàn). Do đó đã nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan trên tổn thương gan cấp tính bằng carbon tctraclorid ở chuột cống trắng.
a) Đối tượng nghiên cứu: Toàn cây cỏ mật gấu, rửa sạch, phơi khô, nghiền thành bột thô rồi chiết bằng nước và cô đến dạng cao lỏng. Liều tính qui ra gam dược liệu khô cho 1 kg cân nặng chuột.
b) Phương pháp: 60 chuột cống trắng được chia thành 5 lô, mỗi lô 12 con. Lô 1 đối chứng, lô 2, 3 và 4 dùng cao thuốc với liều theo thứ tự 15; 7,5 và 3,75 g/kg, lô 5 dùng thuốc đối chiếu là Bilcndate (Biphenyl - dimethyl - dicarboxylate) với liều 45 nm/kg. Cho chuột uống hàng ngày trong 10 ngày liên tiếp. Vào các ngày 1, 4. 7 và 10, tiêm phúc mạc (i.p.) cho chuột dung dịch CCl4 10% trong dầu ô liu với liều 2 ml/kg 24 giờ sau liều thuốc dùng cuối cùng, lấy máu chuột, ly tâm lấy huyết thanh để định lượng ALT (alanin amino - transferase), AST (aspartat amino - transferase), ALP (alkaline phosphatase) và bilirubin toàn phần. Mổ bụng chuột, bóc tách và cân tươi các cơ quan gan, lách và tuyến ức cùa mỗi chuột. Đồng thời xét nghiệm mô bệnh học gan.
c) Kết quả: Cao cỏ mật gấu làm giảm hoạt độ các enzym ALT, AST, ALP, làm giảm hàm lượng bilirubin toàn phần trong huyết thanh, ức chế được sự tăng khối lượng gan và tuyến ức, làm giảm mức độ hoại tử trên các tiêu bản xét nghiệm mô bệnh học của gan so với lô đối chứng.
d) Kết luận: Cao chiết nước toàn cây cỏ mật gấu có tác dụng bảo vệ tổn thương gan cấp do CC14 ở chuột cống trắng (Nagao et al., 2006).
2. Tác dụng bào vệ gan trên tổn thương gan cấp do galactosamin
Công trình nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của cỏ mật gấu trên tổn thương gan cấp tính do D - galactosamin.
a) Đối tượng nghiên cứu: Cao lỏng chiết nước của toàn cây cỏ mật gấu. Như mục 1.
b) Phương pháp: 60 chuột cống trắng được tiến hành như mục 1. Nhưng ở đây, thuốc chì cho uống 7 ngày và gây tổn thương gan cấp bàng D - galactosamin uống liều 550 mg/kg một lần vào ngày 6. Ngày thứ 7, sau khi uống tlíùổc được 2 giờ thì lấy máu chuột, ly tâm lấy huyết thanh. Xác định các thông số cũng như mục I, nhưng thêm các thông số sau: protein toàn phần và albumin trong huyết thanh và hàm lượng glycogen trong gan.
c) Kết quả: Cao lỏng cỏ mật gấu, so với lô đối chứng, làm giảm hoạt độ các enzym ALT, AST, ALP; làm giảm bilirubin toàn phần trong huyết thanh; làm tăng protein toàn phần, albumin trong huyết thanh và tăng hàm lượng glycogen trong gan. Ở các lô dùng thuốc, hạn chế được sự to lên của gan do D - galactosamin, làm thu nhỏ tuyến ức và làm giảm mức độ hoại tử gan khi xét nghiệm mô bệnh học.
d) Kết luận: Cao lỏng chiết bằng nước toàn cây mật gấu có tác dụng bào vệ gan trên mô hình gây tổn thương gan cấp tính do D - galactosamin ở chuột cống trắng. Tác dụng bảo vệ là do nhiều cơ chế khác nhau (Hon et al., 2008).
Tính vị, công năng
Cỏ mật gấu vị đắng hơi ngọt, tính mát, có công năng thanh can, lợi đờm, thoái hoàng, thanh nhiệt lợi thấp, lợi tiểu, lọc máu, tán ứ. Sách "Thường dụng Trung thảo dược thủ sách" (thủ sách là sổ tay) ghi: cỏ mật gấu vị đắng, ngọt, tính mát, hơi hàn, có công năng thanh nhiệt, lợi thấp, thoái hoàng (làm giảm vàng da), lưong huyết, tán ứ [TDTH, 1997, III: 1285].
Công dụng
Cỏ mật gấu thường dùng chữa viêm gan vàng da cấp tính, viêm túi mật, viêm ruột cấp, kiết lỵ. Còn chữa sưng ứ do chấn thương, đụng dập hoặc bổ té. Liều dùng ngày 15 - 30g hoặc 30 - 60g tươi sắc uống trong ngày. Sách "Trung thảo dược học" và "Toàn quốc Trung thào dược hội biên" đều ghi: Cỏ mật gấu trị hoàng đản, can mật viêm cấp tính, đởm tràng viêm cấp tính, kiết lỵ, đòn đả thũng thống.
Bài thuốc có cỏ mật gấu
Chữa hoàng đàn, viêm gan, viêm túi mật cấp tinh: cỏ mật gấu, mộc thông, dành dành, mỗi vị 20g sắc uống trong ngày.
Tính vị, công năng
Cỏ mật gấu vị đắng hơi ngọt, tính mát, có công năng thanh can, lợi đởm, thoái hoàng, thanh nhiệt lợi thấp, lợi tiểu, lọc máu, tán ứ. Sách "Thường dụng Trung thảo dược thủ sách" (thù sách là sổ tay) ghi: cỏ mật gấu vị đắng, ngọt, tính mát, hơi hàn, có công năng thanh nhiệt, lợi thấp, thoái hoàng (làm giảm vàng da), lưong huyết, tán ứ [TDTH, 1997, III: 1285].
Công dụng
Cỏ mật gấu thường dùng chữa viêm gan vàng da cấp tính, viêm túi mật, viêm ruột cấp, kiết lỵ. Còn chữa sưng ứ do chấn thương, đụng dập hoặc bổ té. Liều dùng ngày 15 - 30g hoặc 30 - 60g tươi sắc uống trong ngày. Sách "Trung thảo dược học" và "Toàn quốc Trung thào dược hội biên" đều ghi: Cỏ mật gấu trị hoàng đản, can mật viêm cấp tính, đởm tràng viêm cấp tính, kiết lỵ, đòn đả thũng thống.
Bài thuốc có cỏ mật gấu
Chữa hoàng đàn, viêm gan. Viêm túi mật cấp tính: cỏ mật gấu, mộc thông, dành dành, mỗi vị 20g sắc uống trong ngày.