Vị thuốc vần C
Cỏ Mục Túc
Cỏ Mục Túc có tên khác: Linh lăng, cỏ mê đi ca gô.
Họ: Dậu (Fabaceae).
Mô tả
Cây thảo, sống hàng năm hoặc nhiều năm. cao 0,3 - 0,8m. gốc hoá gỗ. Thân hình trụ nhẵn, mọc đứng, phân cành nhiều. Lá kép mọc so le, 3 lá chét hình trái xoan ngược hay thuôn, mép khía răng ở gần đầu lá, hai mặt nhẵn; lá kèm nhọn dài, có răng ở gốc.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu ngọn thành chùm dài hơn lá; hoa to, nhiều, màu tím hoặc xanh lơ. Quả đậu nhẵn hoặc hơi có lông, mọc đứng thẳng, cong 2-3 vòng hình xoắn ốc, mở giữa; hạt nhiều. Mùa hoa quả: tháng 6-9.
Phân bố, sinh thái
Chi Metlicitgo L. ở Việt Nam có 2 loài đều là cây nhập nội. Cỏ mục túc vốn có nguồn gốc ở vùng Địa Trung Hải, sau được du nhập trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cây được Bộ Nông trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) nhập giống từ Cu Ba vào năm 1968 hoặc 1969, đem trồng đần tiên tại 2 nông trường bò sữa Ba Vì (Hà Tây) và Mộc Châu (Sơn La). Cây trồng, với mục đích làm thức ăn cho trâu bò, đồng thời cũng có tác dụng phủ đất và cải tạo đất.
Cỏ mục túc là cây ưa sáng, ưa ẩm. Tại Nông trường Ba Vì, năm 1970 và 1971, cỏ mục túc đã được trồng Đại trà thành từng ô hoặc thành từng băng (luống rộng) xen lẫn với cỏ trồng (cỏ goatemala) hoặc cỏ mọc tự nhiên. Với cách bố trí như vậy, con bò sẽ ăn được cả 2 - 3 loại có trong một ngày chăn thả.
Cỏ mục túc gieo trồng bằng hạt (là chính) hoặc bằng cách giâm cành. Cây có sức sống dai. chịu được sự giẫm đạp của gia súc mà vẫn cỏ thể tái sinh tốt.
Bộ phận dùng
Toàn cây (bó rễ), phơi khô hoặc dùng tươi.
Công dụng
Chù yếu được dùng làm thức ăn cho gia súc, vì trong cành và lá chứa hàm lượng protein cao (gần 30%) và một số vitamin. Được biết cây cũng được dùng làm thuốc theo kinh nghiệm cùa thổ dân vùng Trung cận đông và Địa Trung Hải.