Vị thuốc vần C
Cơm Cháy Tròn
Sambucus simponli Rehd
Tên đồng nghĩa: Sambucuss eberhardtii Danguy
Tên khác: Mậu mạ.
Họ: Cơm cháy (Caprifoliaceae).
Mô tả
Cây bụi, cao 3 - 4m. Thân có lõi to, xốp. Lá kép lông chim, mọc đối, gồm 7 - 13 lá chét hình trứng nhọn, mép khía răng, mặt trên nhăn màu lục bóng, mặt dưới nhạt, lá chét ở gốc thường xẻ thêm hai lần; ở cành mang hoa, số lá chét ít hơn (3-7 lá).
Cụm hoa mọc ở đầu cành thành ngù phân nhánh, có ít lông; hoa nhiều, dường kính 4-5 mm, có mùi đặc biệt: đài nhỏ, hình đấu, 5 răng màu trắng; tràng có 5 cánh tròn, màu vàng ngà; nhị 5 có bao phấn màu vàng, thuôn dài; bầu có 3 - 5 ô, núm nhụy chia 5 thuỳ.
Qủa mọng hình cầu, đường kính 4-5 mm, khi chín màu hồng sau tím đen thịt quả có màu xám, vị ngọt; hạt 4-5, hình thuôn hay ellip. Mùa hoa quả: gần như quanh năm.
Phân bố, sinh thái
Chi Sambucus L. ở Việt Nam có 2 loài: Cơm cháy {Sambucus javanica Reinw. ex Bliirne) và cơm cháy tròn (S. simpsonii Relid). Loài cơm cháy phân bố rộng rãi ở các tỉnh miền núi phía Bắc, còn cơm cháy tròn mới ghi nhận được ở Thừa Thiên Huế (Bạch Mã) và Lâm Đồng (Đà Lạt); cây còn có ở Lào.
Cơm cháy tròn là loại cây bụi ưa ẩm. ưa sáng thường mọc rải rác ở chỗ đát trống ven rừng hoặc gần các nguồn nước. Độ cao phân bố dưới l.500m. Cây sinh trườn gần như quanh năm và mùa hoa quả của cây cũng không rõ ràng vì trên cây thường xuyên thấy hoa hoặc quả.
Cơm cháy tròn tái sinh tự nhiên bằng hạt. Phần gốc còn lại sau khi chặt cũng có khà năng tái sinh cây chồi mới.
Bộ phận dùng
Toàn cây.
Thành phần hoá học
Cơm cháy tròn chứa các nhóm chất chủ yếu sau đây: glycosid cyanocenic: sambunierin; các anthocyanin: (1) cyanidin - 3- 0-[6-O-(E-P- coumaroyl) - 2- O- (B - D - xylopyranosyl) - B - D - glucopyranosid] - 5- 0- B-D- glucopvranosid (69,8%); (2) cyanidin - 3 - sambubiosid - 5 - glucosid (22,7%); (3) cyanidin - 3 - sambubiosid (2,3%); (4) cyanidin - 3 - glucosid (2,1%) (chrysanthemin); (5) cyanidin - 3 - o - (6 - O - Z - B - coumaroyl -2-O-B-D- xylopyranosyl - B - D - glucopyranosid) - 5 - O - B - D - glucopyranosid. Các glycosid iridoid: morronisid. Các chất triterpen như a - amyrin, B - amyrin, acid ursolic, acid oleanolic, tinh dầu, protein, đặc biệt là các protein làm bất hoạt ribosom của tế bào (RIPs).
Khi nghiên cứu định tính các nhóm chất có trong cơm cháy tròn, Nguvễn Thu Hằng đã chứng minh có chứa flavonoid, saponin coumarin, steroid, đường khử, acid hữu cơ và acid amin. Khác với cơm cháy tròn, trong cơm cháy còn chứa nhóm alcaloid. Hàm lượng flavonoid toàn phần trong cả hai loài là 3,06% và 3,18% trong lá. Còn trong hoa lên đến 7,19%. Tác giả đã phân lập và xác định cấu trúc được 4 hợp chất trong cơm cháy tròn là: rutin. quercetin, n - hexacosan và một hợp chất ký hiệu là KH5 là hỗn hợp của B - amyrin và B - amyren.
Như đã nói ở trên, ở Việt Nam còn có loài cơm cháy (cơm cháy Hooker). Theo các tác giả Trung Quốc (1996) trong loài này có chứa amyrin palmitat, acid ursolic và acid clorogenic. Nguyễn Thị Hằng (2004) cũng đã phân lập và xác định cấu trúc từ loài này một chất là kaempferol.
Tác dụng dược lý
1. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm
Trong khi nghiên cứu sàng lọc các cây thuốc trong y học dân gian Guatemala để chữa nhiễm khuẩn đường ruột đã phát hiện thấy dịch chiết toàn cây cơm cháy tròn có tác dụng trên một số vi khuẩn đường ruột (Caceres et al„ 1993). Dịch chiết cơm cháy tròn cũng có tác dụng trên phẩy khuẩn tả Vibrio cholera (España et al., 1994). Sàng lọc một số cây thuốc dùng trong y học dân gian Brasil điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, thấy cao cơm cháy có tác dụng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn ở mức độ vừa phải (Holetz et al., 7002): kể cả một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp (Abigail et al., 1994).
Sàng lọc 44 cây thuốc chữa nhiễm nấm ngoài da trong y học dân gian Guatemala, thấy cao cơm cháy tròn có tác dụng ức chế 4 chủng nấm gây bệnh lả Epidermophyton floccosum, Trichophyton mentagrophytes var. algdnosa, T. mentagrophytes var. gramlare và T. rubrum (Caceres et al, 1991).
2. Tác dụng chống viêm cấp
Tác dụng chống viêm cấp đã được nghiên cứu trên mô hình gây phù chân chuột bằng carragenin ở chuột cống trắng. Kết quả cho thấy dịch chiết nước toàn cây cơm cháy tròn với liều 3 lần là 15g/kg làm giảm phù 18.9% (P > 0,05); với liều 20 g/kg, phù giảm 25,9% (P < 0,05). Tác dụng này có kém hơn so với cơm cháy Samibucus javanie a Reinw. Ex Blume (Nguyễn Thu Hằng. 2004).
3. Tác dụng bảo vệ tế bào lách bị hủy do oxy hóa
Để thử tác dụng bảo vệ tế bào in vitro của flavonoid chiết từ hoa và lá cây cơm cháy tròn (có so sánh với flavonoid lá cơm cháy) chống lại tốn thương do hydrogen peroxyd (H2O2) đã tiến hành thử trên tế bào lách cô lập chuột nhắt trắng, dùng phương pháp cho MTT (3 - [4,5 - dimethyl thiazol - 2 - yl] - 2,5 - diphenyl tetrazolium bromid) phản ứng với ty thể trong tế bào còn sống tạo thành các tinh thể formazan màu xanh tím, rồi phá vỡ tế bào, giải phóng formazan vào dung dịch, để đo mật độ quang của chất này ở bước sóng 570 mm. Lô có số tế bào sống càng nhiều thì mật độ quang càng lớn.
Trong dịch muối tế bào lách, cho flavonoid ở nồng độ 50 Ug/ml trước khi ủ với H2O2(với nồng độ 10^-7 M). Kết quả cho thấy, ở lô dùng H2O2 (không có flavonoid) số tế bào sống chỉ còn bằng 17.9% so với lô đối chứng không dùng H2O2. Ở lô có 50 Ug/ml flavonoid hoa cơm cháy tròn, lá cơm cháy tròn và lá cơm cháy trước khi ủ với H2O2, tỷ lệ số tế bào sống theo thứ tự là 39,7%, 88,5% và 59% so với lô không có H2O2; còn nếu so với lô dùng H7O2 thì tỷ lệ tế bào sống theo thứ tự gấp 2,2 lần, 4,9 lần và 3,3 lần. Như vậy, flavonoid lá cơm cháy tròn có tác dụng bảo vệ tế bào lách mạnh hơn fiavonoid hoa cơm cháy tròn (gấp 2,2 lần) và cũng mạnh hơn lá cơm cháy Samhucus javanica Blume (gấp 1,5 lần) (Nguyễn Thu Hằng, 2004).
4. Tác dụng chống oxy hoá
Khi sàng lọc tác dụng chống oxy hoá của một số cây thuốc ở Bắc Mỹ, đã phát hiện được 10 cây ăn được, trong đó có cây cơm cháy tròn có khả năng chống oxy hoá (Acuma et al„ 2002). Quả cơm cháy tròn có chứa glticosid cyanidin cũng có tác dụng chống oxy hoá và ức chế enzym cyclooxygenase (Seeram et al., 2001 ).
Tác dụng chống oxy hoá của flavonoid hoa và lá cơm cháy tròn đã dược tiến hành trên dịch đồng thể não và gan chuột nhắt trắng có so sánh với flavonoid chiết từ lá cơm cháy. Phân lập dịch đồng thể não và gan chuột (trong đó có các mảnh màn 12, tế bào não và gan). Khi có tác nhân khơi mào cho sự oxy lioá như hồn họp Fe 7acid ascorbic (riêng dịch đồng thể Iiăo có thể tự oxy lioá mà không call Fe27acid ascorbic) sẽ xảy ra phản ứng peroxy hoá lipid màng tế bào, sinh ra các sản phẩm oxy hoá trong đó có MDA (malonyl dialdehyd). Cho acid thiobarbituric phản ứng với MDA sẽ sinh ra một phức hợp trimelhin có màu hồng, có đỉnh hấp thụ cực đại ở 530 — 532 nin. Như vậy, quá trình peroxv hoá càng mạnh thì MDA sinh ra càng nhiều và mật độ quang học càng lớn. Kết quả cho thấy, nồng độ ức chế 50% (IC50) sự peroxy hoá lipid màng tế bào của flavonoid hoa cơm cháy tròn, flavonoid lá cơm cháy tròn và flavonoid lá cơm cháy ở dịch đồnc thể gan chuột nhắt trắng theo thứ tự là 0,254. 0,295 và 0,276 mg/ml; còn ở dịch đồng thể não, theo thứ tự là 0,047, 0,245 và 0,321 mg/ml. Như vậy, ở dịch đồng thể gan, cả 3 flavonoid chiết từ 3 nguồn nguyên liệu khác nhau đều có tác dụng chống oxy hoá, và mức độ tác dụng tương tự nhau. Tuy nhiên, ở dịch đồng thể não, tác dụng chống oxy hoá của flavonoid hoa cơm cháy tròn có tác dụng rất mạnh, mạnh hơn nhiều so với flavonoid lá cơm cháy tròn, và flavonoid lá cơm cháy tròn lại có tác dụng chống oxy hoá mạnh hơn flavonoid lá cơm cháy (Nguyễn Thu Hằng, 2004).
5. Tác dụng dọn gốc tự do
Tác dụng dọn gốc tự do của các flavonoid chiết được từ hoa cơm cháy tròn, lá cơm cháy tròn có so sánh vói flavonoid lá cơm cháy đã được tiến hành trên mô hình dọn gốc tự do anion superoxyd O2. Gốc tự do anion superoxyd là sản phẩm hoá trị 1 của oxy phân tử, trong thí nghiệm này, được tạo ra bởi hệ xanthin/xanthin oxidase phản ứng với NBT (nitro blu tetrazolium) tạo thành một phức hơp màu tím có bước sóng hấp thu cực đại ở 570 mm. Trong môi trường thí nghiệm in vitro, gốc tự do anion Superoxyd càng nhiều thì lượng phức hợp càng lớn và mật độ quang cũng càng lớn. Các chất có tác dụng dọn gốc superoxvd sẽ làm giảm các gốc này, nên lượng phức hơp hình thành trong môi trường giảm và mật độ quang học cũng giảm. Các flavonoid được thử trong môi trường có nồng độ từ 10-50 Ug/ml. Kết quả cho thấy, nồng độ tối thiếu ức chế 50% (IC50) sự tạo thành các gốc tự do anion Superoxyd trong môi trường của flavonoid hoa cơm cháy tròn, flavonoid lá cơm cháy tròn và flavonoid lá cơm cháy theo thứ tự là 61,3, 31,9 và 62,2 Ug/ml. Nhờ vậy, cả ba flavonoid chiết từ hoa, từ lá cơm cháy tròn và flavonoid từ lá cơm cháy đều có tác dụng dọn gốc tự do anion superoxvd; trong đó, flavonoid lá cơm cháy tròn có tác dụng dọn gốc tự do mạnh nhất. Flavonoid của hoa cơm cháy tròn có tác dụng dọn gốc tự do còn mạnh hơn flavonoid cả lá cơm cháy (Nguyễn Thu Huyền. 2004).
6. Tác dụng trên sự san sinh cytokin
Trên thị trường Israel có bán những gói gia vị có nguồn gốc thảo mộc làm phụ gia thực phẩm, được tin là có tác dụnu tăng cường miễn dịch. Vì vậy, đã nghiên cứu 5 chế phẩm, trong đó có chế phẩm mà trong thành phần có quả cơm cháy tròn (gọi là chế phẩm Sambucol) trên sự sản xuất các cytokin, là những thành phần chính của hệ miễn dịch, trong đó có 4 loại cytokin gây viêm là IL - 1 beta (interleukin - 1 - beta); TNF - alpha (tumor necrosis factor alpha); ỉL - 6 và IL - 8, và một cytokin chốn«, viêm là IL - 10, dùng tế bào đơn nhân to (monocyte) trong máu của 12 người tình nguyện khỏe mạnh. Kết quả cho thấy chế phẩm Sambucol có tác dụng tăng cường miễn dịch, làm tăng sản xuất cả các cytokin gây viêm, cả cytokin chống viêm so với lô đối chứng. Như vậy chế phẩm Sambucol có tác dụng kích thích miễn dịch và có ích khi dùng cho bệnh nhân bị cúm hoặc bệnh nhân có hệ miễn dịch bị ức chế do ung thư hoặc AIDS đã dùng các hoá trị liệu (Barak et al., 2002).
7. Tác dụng hạ glucose huyết
Tác dụng làm hạ glucose huyết của dịch chiết nước hoa cơm cháy tròn đã được nghiên cứu trên hai mô hình gây tăng glucose huyết bằng streptozotocin (STZ) và bằng alloxan ở chuột nhắt trắng.
Trên mô hình gây tăng glucose huyết bằng STZ sau khi tiêm STZ được 5 ngày glucose huyết là 13,3 mM, tăng 87,3% so với lô đối chứng (7 1 mM). Nhưng nếu trong 5 ngày sau khi tiêm STZ, cho chuột uống dịch chiết hoa cơm cháy tròn với liều tính theo dược liệu khô là 0,4 g/kg mỗi ngày thì glucose huyết chỉ còn 10,5 mm, giảm 21,1% (P < 0,05). Ở một thí nghiệm khác, sau khi tiêm STZ được 10 ngày, glucose huyết là 11,2 mM, tăng 64,7% so với lô chứng (6,8 mM, P < 0,001); nhưng nếu dùng liều cũng 0,4 g/kg mỗi ngày trong 10 ngày, sau khi tiêm STZ, thì glucose chỉ còn 7,1 mM (giảm 36,6%, P< 0,01), và có khuynh hướng gần với glucose huyết của chuột bình thường(Nguvễn Thu Hằng. 2004).
Trên mô hình gây tăng glucose huyết bằng alloxan đã tiến hành ba lô: lô 1 đối chứng: lô 2 gây tăng glucose huyết bằng tiêm alloxan và cho uống nước cất; lô 3 tiêm alloxan và cho uống dịch chiết nước (1:1) liều tính theo dược liệu hoa khô là 10 g/kg mỗi ngày trong 8 ngày. Đến ngày thứ 8, lấy máu, định lượng glucose huyết, thấy glucose huyết lô 1 là 4,2 mM; lô 2 là 11,5 mM, tăng gấp 2,7 lần (P < 0,001 ); lô 3 là 6,7 mM, giảm 41,7% (P < 0,01) (Nguyễn Thu Hằng, 2004).
8. Sự hấp thu và chuyển hoá của anthocyanin
Sự hấp thu và chuyển hoá của anthocyanin (ACN) ở người được nghiên cứu ở 4 phụ nữ cao mỗi người uống 12g cao chiết từ quả cây cơm cháy tròn (Sambucas canadensis Blume) (tương đương với 720 ma ACN). Trong nước tiểu 4 giờ sau khi uống vẫn phát hiện được 2 ACN chính là cyanidin - 3 - glucosid và cyanidin - 3 - sambubiosid, cũng như 4 chất chuyển hoá là peonidin - 3 - glucosid; peonidin - 3 - sambubiosid; peonidin monoglucuronid và cyanidin - 3 - glucosid monoiglucuronid bằng cách dùng sắc ký lỏng hiệu năng cao - phổ khối (HPLC - MS/MS), nhưng không thể phát hiện được ACN trong huyết tương. Hàm lượng ACN toàn phần trong nước tiểu định lượng được là 554 ± 90Ug (M ± SD. II = 4) bằng 0,077% số ACN ăn vào. Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng, con đường chuyển hoá của ACN in vivo là methyl hoá cyanidin thành peonidin và tạo thành các chất liên hợp glucuronid. Đồng thời cũng chứng tỏ rằng sự hấp thu ACN kém và sự thải trừ dưới dạng chất ăn vào là ACN cũng ít hơn so với nhiều flavonoid khác (Wu X et al., 2002)
9. Độc tính của cơm cháy tròn
Cơm cháy tròn được xếp vào danh mục các loài cây có độc do có chứa acid hydrocyanic (HCN), mandeionitril và trigonellin [Duke, 2002: 423].
Đã thử độc tính cấp của cao chiết từ hoa và lá cơm cháy tròn dùng đường uống cho chuột nhắt trắng.
Kết quả cho thấy cao nước được dùng với liều tính theo dược liệu hoa khô là 50 g/kg chuột không chết. Đối với cao chiết từ lá cơm cháy tròn, khi dùng với liều 20 g/kg và 30 g/kg (tính theo dược liệu lá khô), chuột vẫn ăn uống và hoạt động bình thường, không có biểu hiện độc và không có chuột chết. Ở liều 40 g/kg và 50 g/kg, sau khi uống, hầu hết các chuột giảm hoạt động, không ăn, biểu hiện mệt mỏi, dựng lông; với liều 40 g/kg có 10% (1/10) chuột chết và liều 50 g/kg có 3/10 chuột chết trong vòng 1 giờ. Trước khi chết, chuột dãy giụa mạnh. chuột đang ngồi, chợt chạy nhanh, bắn tung người, thao cuồng, chạy lung tung trong chuồng. Sau khi qua cơn kích thích, những chuột sống dần trở lại bình thường. Không thể cô cao đặc hơn để cho chuột uống liều cao hơn 50 g/kg, vì thế không thể xác định được LD5U. Qua thí nghiệm, thấy rõ lá cơm cháy tròn có độc tính khá, khi dùng cần thận trọng (Nguyễn Thu Hằng, 2004).
Tính vị, công năng
Lá và toàn cây cơm cháy tròn vị đắng, tính ấm. có độc, có công năng chỉ huyết, sinh cơ, sát trùng.
Công dụng
Lá và ngọn cây cơm cháy thường được dùng ngoài, rửa sạcch, giã nát đắp lên các chỗ viêm nhiễm, mụn nhọt, nấm ngoài da hoặc đắp lên chỗ bầm tím, các vết chém chặt để cầm máu và làm vết thương chóng lành.
Ở Mỹ, thổ dân thường dùng vỏ trong của cây làm chè để lợi tiểu, nhuận tràng, gây trung tiện và làm ra mồ hôi. Nước sắc vỏ cây được dùng rửa để chữa eczema, lở loét hoặc rộp da. Lá và ngọn cây, giã nát đắp lên chỗ bầm tím, vết chém chặt để cầm máu, và chóng lành vết thương, đắp lên chỗ sưng phồng ngoài da, ở rốn trẻ sơ sinh, mụn nhọt để giảm đau và khỏi bệnh [Foster et al., 2000: 269 - 270], chữa viêm nhiễm do vi khuẩn và nấm ngoài da (Caceres et ai., 1993). Hoa dùng đơn độc hoặc phối hợp với bạc hà hãm hoặc sắc uống để chữa cảm lạnh, cúm, nhức đầu, viêm nhiễm đường hô hấp và làm giảm đau, hạ sốt và tăng dịch tiết phế quản (Weiss, 1988; Bown, 1995).
Ở vùng Tây Viginia, siro đậm đặc của quả cơm cháy tròn được dùng chữa cảm lạnh, cúm, ho. hen, viêm họng, viêm phế quản, sốt, nhức đầu, viêm dây thần kinh. Quả còn được dùng chữa phù, lợi tiểu, chữa lỵ (Trần Đình LÝ, 1993).
Bài thuốc có cơm cháy tròn
Chữa cảm lạnh, cúm, ho, sốt, nhức đầu: hoa cơm cháy tròn 10g, bạc hà 6g; hãm với nước sôi, uống khi còn nóng.