Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần D

Đào

10:04 22/04/2017

ĐÀO

Tên khoa học Prunus persica Stokes (Amygdalus persica L.)

Thuộc họ Hoa hồng Rosaceae

Cây đào cho ta các vị thuốc

1. Nhân hạt đào tức là đào nhân (Semen Persic ae).

2. Nước cất lá đào (Aqua Persicae).

A. Mô tả cây

Cây đào và tác dụng chữa bệnh

Cây đào và tác dụng chữa bệnh

là một cây nhỏ, cao 3-4m, da thân cây nhẵn. Trên thân thường có chất nhầy đùn ra gọi là nhựa đào. Lá đơn, mọc so le, có cuống ngắn, hình mác. Phiến lá dài 5-8cm, rộng 1,2- l,5cm, mép lá có răng cưa. Khi vò có mùi hạnh nhân. Hoa xuất hiện trước lá, màu hồng nhạt, 5 cánh, 8 nhị màu vàng. Quả hạch hình cầu, đầu nhọn có một ngấn lõm vào, chạy dọc theo quả. Vỏ ngoài có lông rất mịn. Quả chín có những đám đỏ

 

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây đào nguồn gốc ở Ba Tư. Hiện được trồng ở nhiều nước như Liên Xô cũ, Trung Quốc, Lào, Việt Nam. Mọc cả ở rừng núi và đồng bằng. Ở Việt Nam nhiều nhất tại Lào Cai (Sapa), Cao Bằng. Cây đào - Prunus persica Lạng Sơn, Hà Giang. Hạt đào thu háì vào tháng 7, lấy hạch về đập lấy hạt phơi hay sấy khô gọi là đào nhân.

C. Thành phần hoá học  

Quả đào (phần thịt) có chứa chất màu carotenoit, lycopen, cryptoxantin (cryptoxanthin) C4ũHí60 và zeaxantin (Zeaxanthin) C40H56O2: Chừng 15% chất đường, các axit hữu cơ (xitric, tactric) vitamin c, axit clorogenic, rất nhiều tinh dầu, (trong đó chủ yếu có axetandehyt, este của linalola và các axit axetic, valerianic, caprilic...)

Hạt đào chứa tới hơn 50% dẩu, tỷ trọng 0, 9114-0,9325, chỉ số xà phòng 190. Chỉ số iôt 72-99. Ngoài ra còn 3,5% amygdalin, ít tinh dầu (0,4-0,7%), men emunsìn. Năm 1952, một số tác giả còn nghiên cứu thấy trong hạt đào có colin và axetylcolin  J. Formos. Med. Ass. 5 (2) 1952: 75-83).

Lá đào có amygdalin, axit tanic, cumarin.

D. Công dụng và liều dùng

Đào nhân: Ngoài công dụng chữa ho như nhân hạt mơ, đào nhân còn được dùng làm thuốc điều kinh, cầm máu sau khi đẻ. Theo các nhà nghiên cứu ở Đài Loan, đào nhân được dùng thay chất ecgotin (ergotín) làm co tử cung, tác dụng trên mạch máu của tử cung làm đông máu. Liểu dùng hàng ngày 4-6g dưới dạng thuốc sắc.

Theo tài liệu cổ đào nhân có vị đắng, ngọt, tính bình, vào 2 kinh tâm và can. Có tác dụng phá huyết, hành ứ, nhuận táo, hoạt trường, dùng chữa huyết ứ, huyết bế, chữa ho, làm tiêu những chất ở bụng dưới, thông kinh nguyệt, sát trùng. Phàm người không ứ trệ không nên dùng.

Lá đào: Thường được nấu nước dùng tấm ghẻ, lởi, ngứa. Lá đào giã nát, thêm nước, cất lấy nước Cấc lá đào như lối chế nước cất hạt mơ sẽ được nước cất lá đào có cùng một công dụng và liều dùng nhu nước cất hạt mơ.

Chú ý: Trong lá đào có chất HCN độc, khi dùng phải hết sức cẩn thận; liều vừa dùng, dù dùng ngoài hay dùng trong cũng vậy. Hoa đào: Được một số người dùng làm thuốc thông tiểu tiện và tẩy, dùng chữa thuỷ thũng và bí đại tiện. Nhưng chỉ dùng hoa đào bảo quản trong vòng 1 năm. Để lâu mất tác dụng. Liều dùng của hoa đào: Ngày 3-5g dưới dạng thuốc sắc.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC