Vị thuốc vần D
Dây Thần Thông
Tinospora cordifolia (WiIId.) Miers.
Tên đồng nghĩa: Menispermum cordifolium Willd. Coccuỉus cordifolius (Willd.) DC.
Tên khác: Rễ gió.
Họ: Tiết đê (Menispermaceae).
Mô tả
Dây leo. Thân mảnh có cạnh khía, thắt lại ở những mấu. Lá có cuống, hình bầu dục, dài 8 cm, rộng 7 cm, gốc hình tim, đầu hơi nhọn, hai mặt nhẵn, mép nguyên, gân chính 5-7.
Cụm hoa mọc kẽ lá thành chùm đơn, mang ít hoa ở phần trên cuống; lá bắc nhọn; hoa có 3 lá đài ngoài rất nhỏ, 3 lá đài trong, cong lớn hơn; cánh hoa 6, xếp đối diện và bọc lấy nhị, ngắn hơn các lá đài trong; nhị 6, bao phấn hình vuông, chỉ nhị dài; nhị lép 6; bầu hình trứng, thắt lại ở đầu chứa 1 noãn.
Mùa hoa: tháng 11-12.
Phân bố, sinh thái
Chi Tinospora Miers. ở Việt Nam đã biết có 5 loài, 4 loài trong số đó là cây thuốc. Song loài dây thần thông kể trên hiện mới biết về phân bố rất hạn chế, bao gồm Ninh Bình, An Giang, cần Thơ nên những hiểu biết khác về mặt sinh học cũng chưa được đầy đủ.
Về phân bố trên thế giới của dây thần thông mới ghi nhận được ở Ấn Độ và Trung Quốc. Đây là loài cây mang tính chất nhiệt đới, ưa sáng, rụng lá vào mùa khô và ra hoa trước hoặc đồng thời với mọc lá non. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và có khả năng mọc chồi sau khi chặt.
Cần đi sâu điều tra, nghiên cứu thêm về các đặc điểm sinh học cùa cây thuốc này ờ Việt Nam.
Cách trồng
Cây trồng không kén đất, dễ sống, dễ trồng, sức sống khỏe, ít có sâu bệnh. Cây được nhân giống rất dễ, dùng bằng giâm cành, vào mùa xuân,chọn cành bánh tẻ, không sâu bệnh cắt thành đoạn dài 20 - 30 cm để làm giống.
Nơi trồng nên chọn chỗ đất ẩm ở góc vườn, gần bờ rào hoặc cây cao làm giá thể leo. Thời gian trồng tốt nhất vào mùa xuân. Cuốc hố, đặt nghiêng hom giống, để hở đầu 3-5 cm, lấp đất, lèn chặt; trồng xong tưới nước ngay. Dự đoán hom trồng sau 15 - 20 ngày sẽ nảy mầm ra rễ. Cây trồng ít phải chăm sóc.
Bộ phận dùng
Thân và rễ.
Thành phần hoá học
Thân và rễ dây thần thông chứa các nhóm chất chính sau đây: các chất đắng: columbin, Tinosporid chasmanthin, palmarin, tinosporin, acid tinosporic, một glycosid đắng có tên là giloin (C23H32O10H2O) m.p 226 - 28°c. Các glycosid không đắng như: giloinin (C17H18O5) m.p 210 - 12°c, tinocordfoliosid, tinocordifolin, tinosposid, tinosporasid, cordflolid, tinocordiosid (Trung dược đại từ điển, 1993).
Ngoài ra còn chứa berberin (The Wealth of India, 1976) phytosterol: ginosterol (C2sH480) m.p 92 - 95°c (CA, 1980). các glucosid của siringin và các chất khác như: tinosponon, tinosporid, picroretin, magnoflorin, tembetarin, epimer của 6 - hydroxyarcangelisin và arabinogactan có tác dụng miễn nhiễm (Phạm Hoàng Hộ, 2006). Thân và lá còn chứa tinh dầu và acid béo.
Loài củ gió ở vùng núi phía Bắc (T. glabra) chứa các alcaloid như palmatin, columbamin các diterpen đắng (Columbin).
Tác dụng dược lý
1.Chống đái tháo đường
Các cao chiết với nước, ethanol và cloroform từ lá dây thần thông cho thỏ uống đã thể hiện tác dụng hạ glucose huyết trên cả thỏ bình thường và thỏ gây đái tháo đưòng bằng alloxan. Tác dụng trên động vật đái tháo đường do alloxan mà hầu hết các tế bào beta của tuyến tụy đã bị phá huỷ, có vẻ là một tác dụng trực tiếp, có thể do một cơ chế giống như của insulin. Tuy vậy, tác dụng mạnh hơn ở thỏ có glucose huyết bình thường gợi ý cơ chể tác dụng không chỉ là trực tiếp giống như insulin, mà còn là tác dụng gián tiếp do kích thích giải phóng insulin từ các tế bào beta của tuyến tụy.
Ngoài hoạt tính hạ glucose huyết không thấy có tác dụng trên nồng độ lipid huyết, và trong nghiên cứu độc tính cấp, không thấy có dấu hiệu và triệu chứng nào về độc tính [de Padua L.s et al., 1999:479-483].
Cao chiết dây thần thông được cho chuột nhất trắng gây đái tháo đường bằng streptozotocin uống trong 40 ngày, đã thể hiện tác dụng hạ glucose huyết, dự phòng chứng đa niệu, và dự phòng sự tăng nồng độ albumin trong nước tiểu ở chuột điều trị so với ở chuột đối chứng đái tháo đường (Grover J.K. et al.,. 2001).
Cao chiết nước rễ dây thần thông, cho chuột công trắng đái tháo đường do alloxan uống, gây giảm có ý nghĩa glucose huyết, mức lipid trong não, glucose - 6 phosphatase ở gan, phosphatase acid, phosphatase kiềm và lactat dehydrogenase trong huyết thanh, và gây tăng thể trọng, hemoglobin toàn phần và hexokinase ở gan (Grover J.K. et al., 2002).
Đã đánh giá hiệu quả dự phòng bệnh đục thuỷ tinh thể do đái tháo đường của dây thân thông ở chuột cống trắng đái tháo đường do alloxan. Ở nhóm chuột gây đái tháo đường với alloxan (120 mg/kg) được cho uống cao etlianol dây thần thông đông khô (400 mg/kg) hàng ngày tới 4 tháng, chỉ có 12,5% chuột có đục thuỷ tinh thể ở ngày 120, trong khi ở nhóm chuột đối chứng đái tháo đường, 100% chuột phát triển đục thuỷ tinh thể lớp vỏ (giai đoạn IV) ở ngày 100 (Ratlii s.s. et al., 2002).
Trong nghiên cứu tác dụng của dây thân thông trên đái tháo đường gây bởi dexamethason ở chuột cống trắng, cao chiết dây thần thông đã không gây giảm nồng độ glucose huyết, không có tác dụng cảm ứng insulin, nhưng, có tác dụng bảo vệ gan chống lại sự thay đổi về mỡ và chống lại các áp xe nhiễm mủ huyết. Các tác dụng nêu trên gợi ý về hoạt tính kích thích miễn dịch không đặc hiệu và chống oxy hoá của dây thần thông (Raviraj D. et al., 2004).
2. Điều hoà miễn dịch
Điều trị trước bằng việc cho uống cao nước dây thần thông làm giảm mạnh tỷ lệ tử vong trong mô hình chuột nhắt trắng gây viêm màng bụng với Escherichia coli. Điều này kết hợp với sự tăng độ thanh thải vi khuẩn và sự tăng khả năng thực bào của bạch cầu trung tính ở nhóm chuột điều trị với dây thần thông. Những kết quả này được xác nhận trong thí nghiệm với chuột cống trắng gây nhiễm khuẩn bụng bằng thắt manh tràng.
Cả ở chuột cống trắng và người, việc cho uống cao dây thần thông cải thiện kết quà phẫu thuật ở bệnh nhân có chứng vàng da tắc mật, mà nhiễm khuẩn do vi khuẩn ở mật trong thời gian phẫu thuật đường mật là một nguy cơ lớn. Trong nhóm dùng cao thần thông, khả năng thực bào và diệt vi khuẩn của bạch cầu trung tính tăng lên, vì vậy dây thần thông có vỏ tác động do làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể chủ [de Padua L.s. et al„ 1999:479 -483].
Một polysaccharid phân lập từ dây thần thông có tác dụng tạo phân bào trên tế bào lympho của chuột nhắt trắng và của người. Tác dụng này làm tăng đáp ứng miễn dịch trung gian bởi tế bào đối với kháng nguyên đặc hiệu (Chintalvvar G. et al., 2000).
Syringin và cordiol, phân lập từ dây thần thông, ức chế sự tan máu miễn dịch in vitro của hồng cầu cừu bao phủ bởi kháng thể huyết thanh chuột lang. Đã chứng minh hoạt tính này do sự ức chế C3 - convertase trong quá trình cố định bổ thể. Miễn dịch trung gian bởi thể dịch và tế bào cũng tăng lên một cách phụ thuộc vào liều, và đã nhận xét thấy sự tăng IgG trong huyết thanh. Cordiosid, cordiofoliosid và cordiol cũng gây hoạt hoá đại thực bào [Willianson E. M. et ai., 2002: 302 -304].
3. Kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng
Cao chiết chuẩn hoá của dây thần thông cùng với chế độ hoá trị liệu chống lao được dùng trong 6 tháng. Sự theo dõi ở 2 và 6 tháng cho thấy dây thần thông thúc đẩy nhanh sự phục hồi kết quả xét nghiệm X quang. Những dữ liệu phân tích cho tới thời gian điều trị 2 tháng cho thấy dây thần thông làm bệnh nhân tăng cân nhiều hơn, làm giảm thời gian có đờm, đẩy nhanh sự phục hồi trên chiếu X quang, và làm cho chất lượng sống tốt hơn so với nhóm đối chứng dùng hoá trị liệu đơn thuần. Ở thời gian 6 tháng, các kết quả điều trị ở hai nhóm tương tự như nhau. Tỷ lệ trường hợp có tác dụng không mong muốn và bỏ dở điều trị ở nhóm dùng dây thần thông ít hơn (Rege N. et al., 2000).
Cao ethanol từ thân dây thần thông có tác dụng ức chế các chùng vi khuẩn: Escherichia coli, Proteus vnlgaris, Enterobacter faecalis, Salmonella typhi, Staphylococcus aureus và Serratia narcescens trong thử nghiệm khuếch tán trên đĩa (Jeyacliandran R. et al., 2003).
Cao chiết methanol dây thần thông có tác dụng ức chế in vitro các chủng vi khuẩn: Eìiterobactera aerugenes, Proteus vulgaris, Proteus mirabilis (Samy R. p., 2005). Tinh dầu từ lá có hoạt tính kháng trực khuẩn lao chủng MTH 52 của người in vitro ở nồng độ ức chế tối thiểu 1: 50 000 (Gautam R. et al„ 2007).
Bệnh Leishmcmia gây tỷ lệ tử vong lớn ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Cao chiết với ethanol 50% từ thân dây thần thông thử trên chuột hamster (túi má) gây nhiễm Leishmania đã có tác dụng ức chế có ý nghĩa sự nhân lên của ký sinh trùng và làm tăng thời gian sống sót của chuột túi má [đe Padua L,s. et al., 1999: 479-483].
Cao chiết methanol dây thần thông có hoạt tính kháng ký sinh trùng sốt rét mạnh thể hiện ở tác dụng ức chế sự phát triển của Plasmodium falciparum chủng FCR - 3 với nồng độ ức chế 50% là 6,1 Ug/ml (Tran O.L. et al., 2003).
4. Chống ung thư
Kết quả đạt được với 26 bệnh nhân ung thư vú được điều trị bằng hoá trị liệu đồng thời với một cao nước chuẩn hoá dây thần thông qua 6 chu kỳ cho thấy các tác dụng không mong muốn xảy ra ít hơn ở nhóm điều trị với cao dây thần thông. Dây thần thông cũng làm tăng chỉ số chết tế bào theo chương trình một cách phụ thuộc vào liều ở các tế bào 4937, và làm tăng sự chết tế bào theo chương trình gây bởi cytarabin và cisplatin. Như vậy, dây thần thông có triển vọng là một thuốc bổ trợ cho hoá trị liệu ung thư (Oak M. A. et al., 2000).
Các cao chiết nước, methanol và dicloromethan từ dây thần thông làm tăng tỷ lệ chết của tế bào HeLa phụ thuộc vào liều in vitro. Cao chiết diclorometlian có hoạt tính mạnh nhất. Một chế phẩm chứa dây thần thông, Asparagus racemosus, Withanict somnifera và Picrorrhiza kurroa ức chế rõ rệt sự phong bế hoạt tính hoá ứng động và sự sản sinh interleukin - 1 và yếu tố hoại tử u gây bởi chất gây ung thư ochratoxin ở đại thực bào chuột nhắt trắng [Williamson E.M. et al., 2002: 302 - 304].
Phần lớn các thuốc hoá trị liệu tổng hợp chống ung thư hiện nay là các thuốc chẹn miễn dịch, độc hại tế bào và có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt rõ rệt trong hoá trị liệu ung thư. Các thuốc điều hoà miễn dịch nguồn gốc thực vật thường được dùng để điều trị hỗ trợ hoặc bổ sung để khắc phục các tác dụng không mong muốn của các thuốc hoá trị liệu độc hại tế bào, và hồi phục sức khỏe bình thường. Cao chiết toàn phần, các cao chiết phân cực và không phân cực của dây thần thông thể hiện hoạt tính kích thích miễn dịch trong sarcom cổ trướng cùa chuột nhắt trấng đirợc cho cyclophosphamid.
Việc điều trị chuột nhắt trắng mang sarcom cổ trướng với chể phẩm gồm toàn phần dây thần thông và Withcmia somnifera (20: 80) và phần đoạn phân cực không có alcaloid của Withania somnifera có tác dụng bảo vệ tuỷ và bảo vệ miễn dịch trong các mô hình độc tính miễn dịch gây bởi cyclophosphamid ở động vật bình thường, biểu hiện ở sự tăng có ý nghĩa số đếm bạch cầu và độ chuẩn kháng thể gây ngưng kết hồng cầu và tan huyết (Diwanay s. et al., 2004).
Việc điều trị với phân đoạn polysaccharid từ dây thần thông có tác dụng làm giảm khả năng đi căn của tế bào u hắc sắc tố B - 16F - 10. Đã nhận xét thấy tác dụng ức chế 72% trong sự hình thành các di căn ở phổi của chuột nhắt trắng, khi cho thuốc đồng thời với việc gây khối u. Các thông số hoá sinh như liydroxyprolin của collagen ở phổi, hexosamin và acid uronic là các dấu ấn của sự phát triển khối u đã giảm có ý nghĩa ở chuột điều trị so với chuột đối chứng không điều trị. Việc điều trị cũng làm giảm nồng độ y - glutamyltranspeptidase và acid sialic trong huyết thanh so với động vật đối chứng (Leyon p.v. et al„ 2004).
5. Chống phóng xạ
Dây thần thông có tác dụng bảo vệ chống phóng xạ. Cao chiết nước thân cây có tác dụng quét gốc tự do và chelat hoá kim loại và do đó có tác dụng bảo vệ chống phóng xạ ion - hoá. Nó cũng ức chế sự peroxy - hoá lipid trung gian bởi sulphat sắt hoá trị hai trong dịch đồng thể gan. Cao chiết nước dây thần thông góp phần một cách toàn diện và cạnh tranh vào sự cải thiện stress oxy hoá gây bởi phóng xạ. Tác dụng chống oxy hóa, theo cả cơ chế trực tiếp và gián tiếp, cùng với các tác dụng khác như điều hoà miễn dịch và khả năng tăng sinh tế bào, có thể chịu trách nhiệm về sự biểu hiện chống phóng xạ, cũng như được thể hiện bởi tỷ lệ sống sót so với tỷ lệ tử vong gây bôi phóng xạ (10 Gy) ở chuột nhắt trắng.
Đã xác định hoạt tính chống phóng xạ của một polysaccharid arabinogalactan tinh khiết phân lập từ cao chiết nước thân dây thần thông. Hoạt tính bảo vệ chống phóng xạ được quy hoàn toàn cho khả năng quét gốc tự do tốt của chế phẩm, vì nó không làm tăng sự biểu hiện của các enzym chống oxy hoá bảo vệ nội sinh, là catalase và superoxyd dismutase ở các tế bào men. Chế phẩm, dù ở nồng độ rất thấp 6,9 mg/ml, cũng có tác dụng bảo vệ gần 90% đối với tia gamma. Cho chuột nhắt trắng uống cao chiết nước dây thần thông hàng ngày với liều 5 mg/kg/ngày, vào lúc 1 giờ trước khi chiếu xạ toàn bộ cơ thể với liều dưới liều chiết (8 Gy), đạt tỷ lệ sống sót 33% ở ngày thứ 30. Với cùng liều cao chiết, cho trong 15 ngày liên tiếp, đạt tỷ lệ sống sót 100% cho đến ngày thứ 9, và 50% chuột sống sót cho đến ngày 24, tất cả chuột chết trong vòng 30 ngày, gợi ý là dây thần thông có hiệu lực bảo vệ một phần đối với liều phóng xạ dưới liều chết (Arora R. et al., 2005).
6. Bảo vệ gan, chống loét dạ dày
Tác dụng của dây thần thông được thử nghiệm trên độ thấm thuỷ lực của nước khi có mặt muối mật trong mô hình vận chuyển ở tế bào. Đã nhận xét thấy trị số của độ thấm thuỷ lực giảm xuống khi có mặt dây thần thông và muối mật. Kết quả nghiên cứu gợi ý là dây thần thông có thể có tác dụng làm ổn định màng tế bào dẫn đến khả năng dự phòng tác dụng độc của muối mật trong bệnh gan (Upadhyay L. et al., 2001).
Một nghiên cứu trên dê cho thấy việc điều trị với dây thần thông dẫn đến sự cải thiện các thông số lâm sàng, huyết học và hoá sinh của gan, gợi ý tác dụng bảo vệ gan của dây thần thông. Một cao chiết ethanol từ rễ dây thần thông, kết hợp với rau má, có tác dụng bảo vệ chống lại sự hình thành loét dạ dày bởi stress do gò bó. Hoạt tính này có thể so sánh với tác dụng của diazepam trên chuột cống trắng [Williamson E.M et al., 2002; 302 - 304].
Cao chiết ethanol toàn cây dây thần thông được thử nghiệm về hoạt tính chống loét dạ dày với liều 400 mg/kg cho uống trong mô hình loét dạ dày do thắt môn vị, ibuprofen, và gò bó lạnh, có so sánh với famotidin (3,6 mg/kg uống). Ngoài ra, tác dụng cũng được so sánh với misoprostol (7,2 ng/kg uống) trong mô hình loét do bôi ibuprofen. Cao dây thần thông, famotidin và misoprostol làm giảm chỉ số loét trong các mô hình. Trong khi tác dụng chống loét của cao có thể so sánh được với tác dụng của các thuốc chuẩn trong các mô hình gây loét bằng ibuprofen và stress, thì tác dụng của nó lại kém hơn so với tác dụng của famotidin trong mô hình gây loét bằng thắt môn vị (Bairy K.M. et ai., 2002).
7. Chống oxy hóa
Cao chiết từ dây thần thông làm giảm độc tính gây bởi gốc tự do và ức chế sự peroxy hoá lipid và sự sinh các gốc sitperoxyd và hydroxyl in vitro. Làm giảm các tác dụng không mong muốn của cyclophospliamid ở chuột nhắt trắng, thể hiện ở số đếm toàn bộ bạch cầu, tế bào tuỷ xương và tế bào dương tính với esterase. Cũng làm giảm một phần sự tăng lipid peroxyd trong huyết thanh và gan, cũng như phosphatase kiềm và glutamin pyruvat transaminase [Williamson E.M. et al., 2002: 302 -304].
Cao nước rễ thần thông, cho chuột cống trắng đái tháo đường do alloxan uống (2,5 và 5 g/kg) trong 6 tuần, gây giảm các mức chất phảnn ứng với acid thiobarbituric (TBARS), ceruloplasmin và a - tocopherol, và gây tăng các mức glutathion khử, catalase và superoxyd dismutase. Chất polysaccharid arabinogalactan phân lập từ dây thần thông thể hiện tác dụng bảo vệ tốt đối với sự peroxy hoá lipid gây bởi sắt của dịch đồng thể não chuột trong thử nghiệm TBARS và lipid hydroperoxyd, và tính phản ứng cao đối với các gốc DPPH, superoxyđ và gốc hydroxyd gây tôn hại nhiều nhất trong các gốc. Dây thần thông thể hiện tác dụng mạnh quét gốc tự do đối với ROS và RNS trong quang phổ cộng hưởng thuận từ điện tử (Govindarajan R. et aL 2005).
8. Chống stress
Cao chiết ethanol từ rễ dây thần thông có tác dụng bình thường hóa các thay đổi hoá sinh gây bởi stress trong nồng độ norepinephrin, dopamin và acid 5 - hydroxyindolacetic trong các mô hình tlụrc nghiệm trên động vật [Williamson E.M. et al„ 2002: 302 - 304].
Dây thần thông đã được đánh giá về hoạt tính chống stress bằng một số thử nghiệm bao gồm hành vi ở khu vực mờ, mê cung Y, sức chịu đựng bởi, tác dụng trên thời gian ngủ do hexobarbiton, loét dạ dày gây bởi stress, theo dõi hàm lượng corticosteron, acid ascorbic, Superoxyd dismutase và các chất dẫn truyền thần kinh trong các mô và máu. Dây thần thông đã tỏ ra có tác dụng tốt (Padma p. et al., 2002).
9. Chống viêm, giảm đau, hạ sốt, chống dị ứng
Bột dịch ép thân dây thần thông với liều 50 - 200 mg/kg gây ức chế một cách phụ thuộc vào liều phù bàn chân chuột cống trắng gây bởi carragenin và histamin. Tác dụng có thể so sánh được với thuốc ức chế cyclooxygenase chuẩn Ibuprofen 100 mg/kg và tỷ lệ % bảo vệ là 63,41% và 65,78%, tương ứng (Reddy G.D. et al., 2003).
Dây thần thông có tác dụng chống dị ứng thể hiện ở hoạt tính làm giảm co thắt phế quản ở chuột lang, giảm độ thấm mao mạch ở chuột nhắt trắng và giảm số lượng dưỡng bào bị vỡ ở chuột cống trắng [Williamson E.M. et al., 2002: 302 - 304]. Tác dụng hạ sốt được khảo sát trên chuột cống trắng được gây sốt bằng men. Cao chiết ethanol toàn cây cho chuột uống có tác dụng hạ sốt có thể so sánh được với aspirin [de Padua L.s. etal., 1999: 479-483].
Đã đánh giá hiệu quả của cao chiết dây thần thông trên bệnh nhân viêm mũi dị ứng trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên hoá mù kép có kiểm chứng placebo 75 bệnh nhân được dùng một cách ngẫu nhiên hoặc cao dây thần thông hoặc piacebo trong 8 tuần. Bệnh nhân được kiểm tra lâm sàng và xét nghiệm về tỷ lệ % hemoglobin, số đếm bạch cầu toàn bộ, công thức bạch cầu và kính phết mũi.
Sau khi điều trị với dây thần thông, đã khỏi hoàn toàn hắt hơi ở 83% bệnh nhân, khỏi xổ mũi ở 69%, khỏi tắc mũi ở 61% và khỏi ngứa mũi ở 71% bệnh nhân. Ở nhóm placebo, không khỏi hắt hơi ở 79% bệnh nhân, không khỏi xổ mũi ở 84,8%, không khỏi tắc mũi ở 83% và không khỏi ngứa mũi ở 88% bệnh nhân, số đếm bạch cầu toàn bộ tăng ở 69% bệnh nhân điều trị với thuốc và chỉ tăng 11% ở nhóm dùng placebo.
Sau trị liệu với cao dây thần thông, số đếm bạch cầu ưa eosin và bạch cầu trung tính giảm và không thấy có tế bào hình đài ởkính phết mũi. Sau khi điều trị với placebo, bạch cầu ưa eosin và bạch cầu trung tính giảm không đáng kể và không thấy có tế bào hình đài. Cao chiết dây thần thông làm giảm tất cả các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Kết quả xét nghiệm tế bào học ở kính phết mũi và số đếm bạch cầu tương quan với các nhận xét lâm sàng. Dây thần thông được dung nạp tốt (Badar V.A. et al., 2005).
10. Các tác dụng khác
Dây thần thông có hoạt tính chống sốt rét, chống viêm khớp và chống bệnh phong (Singh s.s. et al., 2003). Với hoạt tính sinh thích nghi, nó có trong thành phần thực phẩm chức năng cho người mẹ cho con bú (Singh A.K. et al., 2003).
Cho chuột cống trắng đực uống cao chiết methanoi 70% thân dây thần thông (100 mg/con/ngày) trong 60 ngày không gây giảm thể trọng, nhưng làm giảm trọng lượng tinh hoàn, mào tinh hoàn, túi tinh và tuyến tiền liệt bụng. Khả năng chuyển động cũng như mật độ tinh trùng giảm, dẫn đển giảm khả năng sinh sản của chuột đực 100%. Các tinh tử tròn giảm 73,12%. Quần thể tinh bào trước giai đoạn sợi mỏng và ở gian đoạn sợi dày giảm 47,60% và 52,85%, tương ứng, tiếp sau bởi các tinh bào thứ cấp (48,10%). Các thông số hoá sinh như protein, acid sialic cũng giảm. Các kết quả này gợi ý tác dụng chống sinh sản của dây thần thông ở chuột cống trắng đực (Gupta R.s. et ai., 2003).
Đã nghiên cứu tác dụng của việc điều trị trước với cao cồn dây thần thông trong một mô hình in vivo bằng phẫu thuật gây tắc động mạch vành trái trước xuống trong 30 phút, tiếp sau bởi tái tưới máu trong thời gian 4 giờ. Đo kích thước nhồi máu bằng cách dùng thuốc nhuộm TTC (2, 3, 5 - triphenyl tétrazolium clorid). Hàm lượng peroxyd lipid trong huyết thanh và trong mô tim được đánh giá bằng đo quang phổ. Theo dõi điện tâm đồ ở các khoảng thời gian khác nhau trong quá trình thí nghiệm.
Đã nhận xét thấy sự giảm bớt phụ thuộc vào liều của kích thước nhồi máu với việc điều trị trước với dây thần thông với các liều khác nhau trong 7 ngày so với động vật đối chứng. Các kết quả gợi ý dây thần thông có hoạt tính bảo vệ tim, hạn chế mức độ nhồi máu cơ tim gây bởi thiếu máu cục bộ - tái tưới máu (Rao P.R. et al., 2005).
Cao chiết methanol thân dây thần thông có tác dụng ức chế acetylcholinesterase mạnh với nồng độ ức chế 50% là 38,36 ng/ml. Cao chiết nước có tác dụng này yếu hơn. Kết quả nghiên cứu chứng minh một phần công dụng cổ truyền sử dụng dây thần thông để làm tăng chức năng nhận thức (Vinutha B. et al., 2007).
Liều tối đa dung nạp được ở chuột cống trắng của cao chiết etlianol 50% từ thân và toàn cây dây thần thông là 250 và 500 mg/kg, tương ứng [Williamson E.M. et al., 2002: 302 - 304]
11. Các công thức phối hợp cỏ cây thần thông
Hoạt tính sinh thích nghi đã được nghiên cứu ở một chế phẩm thuốc cổ truyền Ấn Độ được bào chế từ các dược thảo: dây thần thông, hương nhu tía, nhọ nồi và hai vị khác. Kết quả cho thấy chế phẩm này có những nét đặc trưng giống nhân sâm là một thuốc chuẩn có tác dụng sinh thích nghi, nhưng ít độc hơn nhân sâm (Bhattacharya S.K., 1992).
Tác dụng của nước sắc lá (10g/200ml nước) từ các cây dây thần thông và rau ngót trên nồng độ glucose huyết sau bữa ăn được xác định riêng rẽ ở bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc insulin bằng thử nghiệm dung nạp glucose. Tác dụng được so sánh với đáp ứng về glucose huyết gây bởi đối chứng (glucose = 50g) và hoạt tính hạ đường huyết được đánh giá theo số điểm của chỉ số glucose huyết. Mức tăng nồng độ glucose huyết ở bệnh nhân uống thuốc thử nghiệm thấp hơn so với mức tăng sau khi uống glucose đối chứng, với nồng độ glucose trở về mức lúc đói sau 2 giờ ở các nhóm thử nghiệm. Các chỉ số glucose huyết của dây thần thông và rau ngót thấp hơn có ý nghĩa so với đối chứng uống glucose (SaiK.S.et al.,2002).
Chế phẩm phối hợp dây thần thông và bạch hoa xà được thử lâm sàng trên 36 bệnh nhân đái tháo đường. Đã nhận xét thấy sự cải thiện các triệu chứng cũng như sự giảm nồng độ glucose trong máu và nước tiểu của bệnh nhân điều trị (Trivedi v.p. etal., 2003).
Điều trị chuột nhắt trắng đã được tiêm chủng với cao chiết nước dây thần thông và hai dược liệu khác - 100 mg/kg uống trong 15 ngày dẫn đến sự tăng có ý nghĩa kháng thể kháng ho gà so với chuột tiêm chủng không được điều trị với cao. Đã nhận xét thấy đáp ứng của kháng thể kháng uốn ván phát hiện được ở động vật điều trị với cao nhận liều rất thấp vaccin so với đối chứng không điều trị với cao. Đã nhận xét thấy tình trạng miễn dịch bảo vệ với sự cải thiện sức khỏe ở nhóm động vật điều trị (Gautam M. et al., 2003).
Chế phẩm HP - 1 gồm cao chiết từ các dược liệu: Dây thần thông, Phyllantus niuri, kha tử, me rừng (Phyllantus emhlica), bàng hôi Terminalia bellirica), được chứng minh có hoạt tính bảo vệ gan chống lại tác dụng độc hại gan của carbon tetraclorid, ức chế sự tạo các gốc tự do, phục hồi các enzym chống oxy hoá trong gan (catalase và superoxyd dismutase) trở về mức bình thường ở chuột cống trắng (Tasadug S.A. et al., 2003).
Chế phẩm Arthnex Forte chứa 8 dược liệu: Dây thần thông, thầu dầu, gừng, ké đồng tiền (Sida cordifolia), hoàng kinh, một dược, và hai dược liệu khác, được thử trên 80 bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp và viêm xương - khớp; 74 người (92,5%) có sự cải thiện bệnh rõ rệt và 6 người (7,5%) có sự cải thiện mức độ vừa (Krishnamurthy N.v. et al„ 2003).
Maharasnadhi Quathar (MRQ) là một chế phẩm bào chế từ 26 dược liệu trong đó có dây thần thông. Đã tiến hành thử nghiệm trên chuột cống trắng và trên bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp để xác định hoạt tính chống viêm và giảm đau. Kết quả cho thấy MRQ có tác dụng chống viêm và giảm đau trong các mô hình phù bàn chân do carragenin và thử nghiệm tấm nóng ở chuột.
MRQ cũng có tác dụng bảo vệ trên sự tan hồng cầu gây bởi nhiệt và ức chế hoạt tính của 5 - lipoxygenase. Ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, sau 3 tháng điều trị với MRQ, có sự cải thiện đáng kể về đau và viêm ở bệnh nhân, cũng như về khả năng vận động của các khớp bị bệnh. Tác dụng trên sự tổng hợp prostaglandin và leucotrien, sự ổn định màng và hoạt tính chống oxy hoá có thể là một số cơ chế qua đó MRQ có tác dụng chống viêm khớp (Tra Thabrew M. et al., 2003).
Chế phẩm Caps HT2 chứa cao chiết methanol các phần chọn lọc của các cây: dây thần thông, tỏi, đuôi công hoa đỏ, hương nhu tía và một số dược liệu khác, có hoạt tính quét các gốc Superoxyd và hydroxyl; nồng độ ức chế 50% (IC50) là 55 và 610 Ug/ml tương ứng. Sự peroxy hoá lipid bị ức chế (50%) bởi 48,5 Ug/ml Caps HT2. Tiêm tĩnh mạch chế phẩm (5 mg/kg) làm chậm thời gian cung cấp calci ở huyết tương thỏ và làm tăng sự giải phóng enzym lipoprotein lipase.
Chế phẩm cũng ức chế sự kết tập tiểu cầu in vitro gây bởi AD, tác dụng này có thể so sánh được với heparin; và có tác dụng chống viêm cấp tính và mạn tính gây bởi carragenin và formalin, tương ứng, trên chuột cống trắng. Tác dụng hạ lipid huyết đã đạt được với việc áp dụng Caps HT2 cho chuột cống trắng có tăng lipid huyết gây bởi chế độ ăn trong thời gian 30 ngày cho uống chế phẩm làm tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao - cholesterol. Sự cải thiện chỉ số gây vữa và sự giảm thể trọng cho thấy hiệu quả chống tăng lipid máu và chống béo phì. Các kết quả này chứng minh khả năng của Caps HT2 trong điều trị tổn thuơng nội mạc mạch và ngăn ngừa sự tạo vữa mạch là các yếu tố dẫn đến các thể bệnh tim mạch khác nhau (Mary N.K. et al., 2003).
Một chế phẩm chứa các cao chiết chuẩn hoá từ các cây: Dây thần thông, hương nhu tía, me rừng và một cây khác được thử nghiệm trên 21 bệnh nhân bị bệnh sốt dengue (sốt xuất huyết) giảm lượng tiểu cầu với liều mỗi lần 1 viên nang, ngày 2 lần. Chế phẩm này làm tăng số lượng tiểu cầu lên trên 50.000 mm3 trong vòng 24 - 48 giờ và đạt gần mức bình thường trong vòng một tuần, ở tất cả bệnh nhân mà không cần phải truyền tiểu cầu (Mathur A.K. et al., 2003).
Abana là một chế phẩm thảo dược cổ truyền được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ để điều trị bệnh tim, được bào chế từ nhiều dược thảo trong đó có dây thần thông. Đã nghiên cứu tác dụng của cao chiết với ethanol 50% từ chế phẩm Abana trên tỷ lệ chết gây bởi chiếu xạ trên chuột nhắt trắng phơi nhiễm với 10 Gy của tia gamma và thấy chế phẩm này làm chậm sự chết của chuột và làm giảm các triệu chứng của bệnh nhiễm xạ. Abana thể hiện là một thuốc bảo vệ chống phóng xạ tốt và liều bảo vệ tối ưu bằng 1/90 của liều gây chết 50% (Jagetia G.c. et al., 2003).
Chế phẩm IMMU - 21 chứa các cao chiết từ dây thần thông, hương nhu tía, me rừng và Withania somnífera, được dùng trước cho chuột nhắt trắng với các liều khác nhau trong 7-14 ngày, đã có tác dụng ức chế sự sai lệch nhiễm sắc thể và làm giảm sự tăng nhân sinh sản gây bởi cyclophosphamid ở chuột, và như vậy có tác đụng chống lại sự đột biết gen gây bởi cyclophos- phamid (Jena G.B. et al., 2003).
Pepticare, một chế phẩm cổ truyền Ấn Độ, chứa các dược thảo dây thần thông và cam thảo được thử nghiệm về tác dụng chống loét dạ dày và chống oxy hoá ở chuột cống trắng. Đã nghiên cứu tác dụng của pepticare trên sự tiết dịch vị và loét dạ dày gây bởi thắt môn vị và trên tổn thương niêm mạc dạ dày gây bởi ethanol ở chuột cống trắng. Sự giảm chỉ số loét trong cả hai mô hình cùng với sự giảm thể tích và độ acid toàn phần, và sự tăng pH của dịch vị ở chuột thắt môn vị chứng tỏ hoạt tính chồng loét của pepticare.
Đã nhận xét thấy pepticare có hiệu lực mạnh hơn cam thảo dùng đơn độc về tác dụng bảo vệ đối với loét gây bởi thắt môn vị và ethanol. Sự tăng các mức Superoxyd disimitase, catalase, glutathion khử và các enzym gắn kết với màng như Mg2+-ATPase và Na+K+-ATPase và sự giảm peroxy hoá lipid trong cả hai mô hình chứngng tỏ hoạt tính chống oxy hoá của chế phẩm. Pepticare có hoạt lính chống loét có thể do cơ chế tác dụng chống oxy hoá (Bafna P.A. et al., 2006).
Doxorubicin (DOX), một thuốc được dùng để điều trị một số thể bệnh ung thư, gây tác dụng độc tích lũy trên tim phụ thuộc vào liều, đặc trưng bởi bệnh giãn cơ tim không hồi phục và suy tim sung huyết. Chế phẩm ANT, gồm các cao chiết từ các dược thảo dây thần thông, gai chống, nghệ, riềng nếp, hồ lô ba, hoàng kinh, sâm đất, tiêu lốt, hồ tiêu, gừng, kha tử, bàng hôi (Terminalia chebula), me rừng, kim cang Trung Ọuốc (Smilax china) và một số vị khác, được thử nghiệm về hiệu quả bảo vệ đối với sự độc hại tim gây bởi doxorubicin trên chuột nhắt trắng.
Việc điều trị chuột với ANT trước khi tiêm phúc mạc doxorubicin làm giảm mức tăng nồng độ huyết thanh của GOT, GPT, creatin kinase và lactat dehydrogenase gây bởi DOX. ANT cũng ức chế sự giảm tình trạng chống oxy hoá, làm tăng tỷ lệ sống sót của chuột mang u báng Ehrlich. Như vậy, ANT có tác dụng bảo vệ chuột đối với sự độc hại gan và độc hại tim gây bởi DOX mà không ảnh hưởng đến hoạt tính chống ung thư của DOX (Zagetia G.c. et al., 2005).
BR - 16A là một chế phẩm thảo dược hướng tâm thần chứa các thành phần sau đây (mg): Dây thần thông 216, sam trắng 80, rau má 70; Withania somnifera, thổ đinh quế (Evolvulus alsinoides), nữ lang nhện (Nardostachys jaiamansi), mỗi vị 52; chua ngút, Valeriana wallichii, Prunus amygdahts, mỗi vị 50, thuỷ xương bồ 42; kha tử, me rừng (Emblica officimlis), mỗi vị 36; núc nác, dây săng máu (Cehislrns paniculatus), mỗi vị 32; đậu mèo, tiểu đậu khấu, tiểu hồi, tầm sét, Tenninalia arjuma, mỗi vị 18; gừng, nhục đậu khấu, bàng hôi (Terminaliu bellirica), mỗi vị 14, đinh hương 10, bột ngọc trai 3.
Các thành phần này được dùng trong y học cổ truyền Ấn Độ để chữa bệnh thần kinh. Thử nghiệm lâm sàng cho thấy chế phẩm nêu trên có hiệu quả trên hành vi ở trẻ em chậm phát triển trí tuệ.
Tác dụng kháng stress của BR - I6A và tương tác của nó với các chất điều hoà GABAergic trên stress gây bởi sự cô lập xã hội được khảo sát. Gây stress cô lập bằng cách nhốt chuột nhắt trắng mỗi con trong một chuồng trong ba tuần và điều trị với thuốc trong thời gian 5 ngày trước khi thí nghiệm. Khảo sát các thông số về hành vi gồm: giấc ngủ do pentobarbiton (thời gian tiềm tàng và thời gian kéo dài của giấc ngủ), sự giảm đau, hoạt động vận động. Việc điều trị với BR - 16A đã làm giảm các biểu hiện của stress gây bởi sự cô lập xã hội. BR - 16A có tác dụng hiệp đồng với diazepam là một chất điều hoà GABAergic, điều này gợi ý là hệ GABAergic có thể liên quan với hoạt tính kháng stress của BR - 16A (Kumar A. et al., 2006).
Tính vị, công năng
Dây thần thông có vị rất đắng, tính hàn, có tác dụng hạ sốt, tiêu tích trệ, tiêu huyết ứ, tán ung độc, lợi tiểu, thông kinh, lợi tiêu hoá [Võ Văn Chi, 1997:396].
Công dụng
Dây thần thông được dùng chữa sốt, sốt rét, viêm họng, đầy hơi, táo bón, bế kinh, kinh nguyệt không đều. Còn dùng trị thấp khớp, đái tháo đường và làm thuốc bổ đắng giúp cho tiêu hoá dễ dàng. Dùng dưới các dạng cao, bột, viên hoặc ngâm rượu uống.
Liều dùng chữa sốt, sốt rét: ngày uống 1 - 2g cao dưới dạng thuốc viên. Thân cây, ngày uống 2 - 3g dưới dạng thuốc bột; 4 - 8g dưới dạng rượu thuốc. Ngoài công dụng dùng trong, dây thần thông còn đươc dùng ngoài giã đắp hoặc sắc lấy nứớc rửa các vết lở loét [Võ Văn Chi, 1997:396; Đỗ Tất Lợi, 1999:613 -614].
Trong y học cổ truyền Ấn Độ, tất cả các bộ phận của cây được sử dụng rộng rãi về các tác dụng bổ chung, chống viêm, chống dị ứng, bảo vệ gan, tăng dục, tăng thích nghi và hoạt tính điều hoà miễn dịch trong các bệnh nhiễm khuẩn. Dây thần thông cũng được dùng trị các bệnh da, vàng đa, thiếu máu, sốt, sốt rét và thấp khớp. Dây thần thông là một thành phần của một số lớn bài thuốc sắc trong y học cổ truyền Ấn Độ trị bệnh về khớp. Tinh bột từ thân và rễ được dùng làm chất bổ dưỡng trong bệnh tiêu chảy và lỵ mạn tính. Dịch ép từ cây tươi là một thuốc lợi tiểu mạnh, trị bệnh về tiết niệu và bệnh lậu. Ngoài tác dụng trị sốt rét, rễ thần thông còn có hoạt tính chống stress và trị bệnh phong. Dây thần thông cũng được dùng trong thủ y [de Padua L.s. et ai., 1999: 479-483].
Thân cây tán bột hoặc sắc lấy nước cho vào bơ sữa trâu lỏng, sữa dê hoặc mật ong được dùng đê lọc máu, làm ổn định sức khỏe người cao tuổi và làm bắp thịt chắc khỏe (Prushpangadan p. et al., 1986). Một bài thuốc chữa sốt rét gồm thân rễ thần thông, thân rễ củ gấu và gừng khô, mỗi vị 5g. Sắc với nước uống trong ngày, trong 4-5 ngày (Singh V.K. et al., 1989). Thân cây của dây thần thông trộn lẫn với vỏ thân của cây tra nhỏ (Thespesia lampas) và lá xuyên tâm liên được dùng dưới dạng thuốc sắc để chữa sốt rét (Aminuddin R.D. et al., 1993).
Trong 1210 trường hợp các bệnh nhiễm khuẩn khác nhau được điều trị với chế phẩm Septilin bào chế từ dây thân thông và một số dược thảo khác, có 610 trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, 105 trường hợp chảy dịch tai mạn tính, 175 trường hợp viêm họng tái phát, 120 trường hợp nhiễm khuẩn bề mặt da, 15 trường hợp viêm eczema da và 185 trường hợp vết mổ được khâu. Septilin có hiệu quả trong đa số trường hợp. Không có tác dụng phụ hoặc phản ứng dị ứng, ngay cả khi dùng dài ngày (Roy V.D., 1989).
Một chế phẩm bào chế từ dây thần thông, nhọ nồi, gai chống, nhục đậu khấu và ba dược thảo khác có hiệu quả trong điều trị 30 bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận, sỏi được bài xuất qua nước tiểu dưới dạng tinh thể calci carbonat hoặc calci oxalat trong vòng 15-30 ngày. Các triệu chứng khác kết hợp với sỏi cũng hết (Karnick C.R., 1989).
Một chế phẩm khác chứa dây thần thông, nhọ nồi, nhục đậu khấu, mỗi vị 100 mg, và một số thành phần dược thảo khác, được dùng điều trị có hiệu quả sỏi thận với các biến chứng khác nhau mà không có tác dụng phụ. Sự phân rã sỏi xảy ra sau 15 ngày dùng thuốc (Karnick C.R., 1992). Dây thần thông được dùng trị loét miệng. Nghiền 3 - 5g rễ trong nước thành bột nhão và uống cách ngày một lần. Rễ tươi được nhai và ngậm một lúc trong miệng (Singh V.K. etal., 1992).
Trộn 5ml dịch ép từ dây thần thông tươi với 10-20 hạt hồ tiêu và 10ml mật ong và uống làm một lần. Cứ cách 4 giờ uống một liều như vậy để trị bệnh lậu (Siddiqui M.B. et al., 1993). Rễ và thân dây thần thông được dùng kết hợp với các dược thảo khác trị rắn cắn và bọ cạp đốt. Nước sắc từ thân cây tán bột là thuốc hồi phục chức năng, bổ và tăng dục. Toàn cây giã nhuyễn đắp trị gãy xương [Kirtikar K.R. et ai., vol.I, 1998: 77 - 79].
Dây thần thông được dùng để cải thiện khả năng tâm thần, trị các rối loạn thần kinh (Rai K.s. et al„ 2002). Một thuốc sắc từ lá được dùng điều trị bệnh gút (thống phong). Cây cũng được dùng làm thuốc an thần, trị hen, viêm quầng và lao phổi [Williamson E.M. et al„ 2002: 302 - 304]. Dùng dịch ép từ toàn cây hoặc thân bôi đắp ngoài trị bệnh nám da và ghẻ, và cũng dùng uổng để tẩy máu (Harslia V.H. et ai., 2003). Lá được dùng trị khí hư (Jain A. et al., 2005).
Một chế phẩm bào chế từ các cây dây thần thông, hương nhu, dung. Asparagus raccmosus được dùng điều trị rối loạn nội tiết ở phụ nữ. Đó là những vị thuốc được biết đến về công dụng hỗ trợ hệ nội tiết của phụ nữ và làm tăng sự "khỏe mạnh về sinh dục" ở phụ nữ (Singh V. et ai., 2003). Dây thần thông còn được dùng trị giang mai, viêm phế quản, di tinh, và liệt dương (Govindarajan R. et al., 2005).
Dùng 4 thìa cà phê dịch ép thân tươi dây thần thông cùng với 1 thìa cà phê mật ong uống lúc đói, ngày 2 lần trong 7 ngày để trị di tinh, khí lư, băng huyết. Người bị liệt dương dùng trong 1 tháng. Cũng được chỉ định làm thuốc kích dục và làm tăng tinh trùng trong tinh dịch (Beliera S.K.. et al., 2005).
Ở Sri Lanka, thân dây thần thông được dùng trị sốt, bệnh da, vàng da và bệnh giang mai. Tinh bột từ rễ và thân cây đươc dùng trị tiêu chảy mạn tính và lỵ mạn tính dai dẳng, và là một chất dinh dưỡng có giá trị, trong trường hợp ruột bị kích thích và không tiêu hoá được thức ăn thông thường. Nó có tác dụng điều trị các triệu chứng của thấp khớp. Dịch ép cây tươi là thuốc lợi tiểu mạnh. Để trị rắn cắn và côn trùng độc cắn đốt, dùng dịch ép và nước sắc rễ đắp vào nơi bị thương và uống cứ nửa giờ một lần. Được dùng trị sốt rét nhẹ dưới dạng cồn thuốc [Kỉrtikar K.R. et al., vol. 1, 1998: 77-79].
Công dụng của dây thần thông trong thú y:
Toàn cây được dùng trị bệnh ghẻ ở lợn. Dây leo được dùng trị ký sinh trùng bên trong ở loài gia súc nhai lại và trị tiêu chảy ở gia cầm. Thân, rễ và toàn cây được dùng trị bong gân, áp xe, u, vết thương, gãy sừng, cụm nhọt, để làm thuốc lợi sữa, điều trị viêm phổi, hen, ho, cơn đau bụng, táo bón, uốn ván, thuỷ đậu [Williamson E.M. et al„ 2002: 302 -304].