Vị thuốc vần D
Dó Hẹp
Helicteres angustifolia L.
Tên đồng nghĩa: Helicteres obtusa Wall.
Tên khác: Tổ kén, sơn chi ma, thân kén lá hẹp.
Tên nước ngoài: Screw tree (Anh), hélictère (Pháp).
Họ: Trôm (Sterculiaceae).
Mô tả
Cây bụi, cao khoảng 1 m. Cành mảnh, hình trụ, vươn dài, phủ lông hình sao. Lá mọc so le hình nhọ giáo mặt trên nhẵn, màu lục sẫm, mặt dưới màu hung, vươn dài, phủ lông hình ngọn giáo hẹp hoặc hình dài thuôn, dài 6 cm, rộng 2,5 cm, gốc tròn, đầu tù hoặc nhọn, mép nguyên,mặt trên nhẵn, màu lục sẫm, mặt dưới màu hung, phủ lông hình sao, gân gốc 3 - 5, gân phụ thành mang rõ cuống lá có màu hung; lá kèm hình giùi, rất dễ rụng.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim co, có ít hoa màu đỏ hoặc tím; đài 5 răng hình tam giác, phủ lông hình sao, xếp thành 2 môi; tràng có 5 cánh, không bằng nhau, đầu tròn, hơi có lông, có 2 tai; cuống bộ nhị có lông ở phía trên gốc; nhị 10, nhị lép 5; bầu có lông gợn, 5 ô, mỗi ô chứa 10 noãn.
Quả nang, hình trứng - trụ, dài 1,2 - 1,5 cm, hơi thắt lại ở gốc, đầu nhọn, có lông hình sao; hạt màu nâu, không có khía, khi chín màu đen.
Mùa hoa: tháng 5 - 7.
Phân bố, sinh thái
Chi Helicteres L. trên thế giới có khoảng ba chục loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á và châu Đại Dương. Chi này ở Việt Nam có chín loài, loài dó hẹp kể trên có vùng phân bố rộng rãi khắp các tỉnh thuộc vùng núi thấp, xuống đến trung du, đồng bằng và hải đảo. Bao gồm các tỉnh: Hà Giang (Bắc Quang); Sơn La (Thuận Châu, Mộc Châu); Quảng Ninh (Quảng Yên, Tiên Yên, Uông Bí); Hải Phòng (Đồ Sơn); Bắc Giang; Hải Dương (Chí Linh); Ninh Bình; Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng, Quảng Nam (Cù Lao Chàm); Gia Lai, Lâm Đồng; Khánh Hoà (Hòn Hèo); Ninh Thuận; Bà Rịa - Vũng Tàu... Trên thế giới, loài này có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Indonesia, Philippin...
Dó hẹp là loại cây bụi nhỏ, ưa sáng và có thể chịu hạn và chịu được nắng nóng tốt. Cây có bộ rễ khá phát triển, vì thế có thể sống được trên nhiều loại đất, kể cả đất đồi trọc bị xói mòn nhiều, chua và nghèo dinh dưỡng. Dó hẹp ra hoa quả nhiều hàng năm. Tái sinh tự nhiên từ hạt tốt; cây còn có khả năng mọc cây chồi sau khi bị chặt, phát.
Bộ phận dùng
Rễ và lá.
Thành phần hoá học
Rễ cây dó hẹp có chứa methyl helicterat, methyl heiicrilat và acid helicterilic (CA, 1983, 100, 109200 z). Các tác giả Trung Quốc cũng ghi nhận trong lá loài dó hẹp có chứa acid helicterilic (Trung dược từ hải, vol II, tr.276).
Trong loài dó tròn (Helicteres isora L.), rễ chứa cucurbitacin B (amarin), isocucurbitacin B có tác dụng độc tế bào và một ít diosgenin (Phạm Hoàng Hộ, 2006, Cây có vị thuốc ở Việt Nam, tr.101). Trong vỏ thân chứa các chất màu, phytosterol, acid hydroxy carboxylic có điểm nóng chảy 178 - 179oC, một chất kết tinh màu vàng có điểm nóng chảy 189 - 190°C, saponin, đường, phlobotanin và lignan. Gỗ được sử dụng sản xuất than dùng để chế tạo thuốc súng (The Wealth of India (1959), vol.5, p.27).
Từ loài Helicteres viscida (tổ kén hoa trắng), Đặng Văn Thạch et al. (VAST - proceedings (2008), p.249) đã phân lập được ß - amyrin (C30H50O) (1) ß - amyrin axetat (C32H52O2) (2) acid oleanic (C30H48O3) (3) luperyl axetat (C32H52O2) (4) acid butilinic (C30H48O3) (5) acid tricosanoic (C23H46O2) (8) acid octadecanoic (C48H36O2) (9) 3, 9 - dihydroxy - 1, 3, 5, 7, 9 - cadinapentaen - 14, 2 - olid (6) và 9 - hydroxy - 3 - methoxy - 1, 3, 5, 7, 9 - cadinapentaen - 14, 2 - olid (7).
Tác dụng dược lý
1. Tác dụng độc tế bào của dẫn chất cucurbitacin trong cây dó hẹp
a) Đối tượng nghiên cứu: 28 chất được phân lập và xác định cấu trúc từ rễ và toàn cây dó hẹp, trong đó có bốn chất mới, một chất thuộc dẫn chất pregnan là 2α, 7β, 20α- trihydroxy - 3β, 21 - dimethoxy - 5 - preguen; một chất thuộc dẫn chất coumarin là 6, 7, 9a - trihydroxy - 3, 8, 11α- trimethyl cyclohexo - [d, e] - coumarin; hai chất thuộc dẫn chất lupan là acid 3β- hydroxy - 27 - benzoyloxylup - 20 (29) - en - 28 - oie và ester methylic của acid trên.
b) phuơng pháp: Thử tác dụng độc tố bào in vitro trên tế bào ung thư gan dòng BEL - 7402 và tế bào u melanin ác tính (malignant melanoma) dòng SK - MEL - 28.
c) Kết quả: Hai dẫn chất cucurbitacin là cucurbitacin D và J có tác dụng ức chế có ý nghĩa cả hai dòng tế bào ung thư trên (Chen w et al., 2006).
Sau đó (2008) đã tiến hành nghiên cứu tác dụng độc tế bào của một số triterpenoid phân lập từ vỏ rễ cây dó hẹp trên các dòng tế bào ung thư kết tràng - trực tràng cùa người (COLO 205), tế bào u gan ở người (Hep G2) và tế bào ung thư dạ dày người (AGS). Kết quả cho thấy hai hợp chất là acid 2, 3, 3ß - O - [(E) - coumaroyl] betulinic và acid pyracrenic có tác dụng độc tế bào trên hai dòng tế bào ung thư người là COLO 205 và AGS (Pan et al., 2008).
2.Vị đắng của vị thuốc rễ và thân dó hẹp là do các ghicosid cncurbitacin
Trong các tài liệu y học cổ truyền đều ghi dó hẹp vị đắng. Vị đắng này có thể do nhiều chất khác nhau, trong đó đã xác định được bốn glucosid cucurbitacin có vị rất đắng là cucurbitacin B2 - sulphat; cucurbitacin G2 - 0 - beta - D - glucopyranosid; và hai glucosid cucurbitacin khác là arvenin I và arvenin II. Vị thuốc sau khi nếm một lát lại có vị ngọt là do các glucosid cucurbilacin bị thuỷ phân, giải phóng ra glucose (Chen ZT et al., 2006).
3. Tác dụng dược lý khác
Rễ và thân cây dó hẹp là vị thuốc dân gian rất hay dùng ở Đài Loan. Vị thuốc đã được chứng minh có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn và ức chế u (Chang YS et al., 2001).
Tính vị, công năng
Rễ cây dó hẹp vị đắng sau hơi ngọt, tính lạnh; có công năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, giảm đau. Sách "Lĩnh Nam thái dược lục" ghi: Rễ dó hẹp vị đắng, tính mát; sách "Trung dược đại từ điển" ghi: Vị cay, đắng, tính mát; sách "Toàn quốc Trung thảo dưọc hội biên" ghi: Dó hẹp vị đẳng, hơi ngọt, tính hàn; có công năng thanh nhiệt, giải biểu, tiêu thũng, giải độc, chỉ khái [TDTH, 1996 II: 276].
Công dụng
Rễ dó hẹp thường được dùng chữa sốt rét, cảm mạo sốt cao không giảm, sỏi, đau đầu, miệng khát, ho sốt nhiều đờm; viêm amiđan, viêm họng thanh quản, viêm tuyến mang tai; tiêu chảy, lỵ, viêm ruột; lở ngứa ngoài da, trĩ, tràng nhạc; cũng được dùng trị rắn cắn. Trong nhân dân, người ta dùng làm thuốc giải trừ ban sởi, giải nhiệt độc, dùng nước sắc để rửa chỗ mụn nhọt, vảy nến. Liều lượng mỗi lần dùng 10 - 15g sắc lấy nước uống, sắc lấy nước đặc, ngậm đế trị sưng đau chân răng hoặc rửa ngoài để trị sưng lở, đinh nhọt, ngứa ở ngoài da. Dùng ngoài, còn có thể lấy rễ nghiền thành bột, trộn với rượu gạo rồi bôi hoặc đắp lên chỗ đau.
Ở Indonesia, nhân dân dùng rễ chữa đau dạ dày, dùng lá chữa áp xe, toàn cây chữa sốt, sốt rét [Medicinal herb, 1995: 77], Ở Nam Trung Quốc, Đài Loan, người ta dùng lá tươi nghiền nát, đắp để chữa áp xe, mụn nhọt; nước sắc cây để điều trị sốt rét; nước sắc rễ để chữa đau dạ dày [Perry et aL 1980: 398].
Bài thuốc có dó hẹp
1. Chữa càm sót. ho. đau bụng
Dó hẹp (rễ hoặc toàn cây), cúc chỉ thiên (toàn cây Elephantopus scaber L.), ba chạc (lá, rễ cây Euodili lepía Merr.), lấu (rễ, lá cây Psychotria rubra Poir.). mỗi vị lượng bằng nhau 15g sắc nước uống.
2. Chữa quai bị, viêm tuyến mang tai, vết thương, rắn cắn
Lấy rễ dó hẹp mài với giấm rồi bôi lên, hoặc dùng rễ cây đã phơi khô, nghiền nát, tán thành bột, thêm ít rượu gạo, trộn đều, đắp lên chỗ đau.
Chú ý: Dó hẹp có độc, không được dùng liều cao vì dễ gây nôn. ỉa chảy. Không dùng cho phụ nữ có thai và người cơ thể suy nhược.