Vị thuốc vần D
Dong Riềng
Canna edulis Ker. - Gawl.
Tên khác: Khoai riềng, khoai đao, chuối củ.
Tên nước ngoài: Edible canna, queenland arrowroot (Anh); tout les mois, basilier (Pháp).
Họ: Dong riềng (Cannaceae).
Mô tả
Cây nhỏ, dạng thảo, sống hằng năm, cao 1 - l,5m. Thân rễ phình thành củ như củ riềng, bao bọc bởi nhiều vảy mỏng. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng rộng, dài 30 - 50 em, rộng 20 - 30 cm, gốc không cuống, đầu tù hoặc hơi nhọn, mép lượn sóng, hai mặt nhẵn màu lục tím, gân giữa to nổi gồ ở mặt dưới, gân phụ song song rất rõ; bẹ lá to và dài.
Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm hoặc bông; lá bắc thuôn hẹp; hoa lưỡng tính không đều, màu trắng; đài có 3 răng bằng nhau, hẹp ngang; tràng 3 cánh, xếp xen kẽ với lá đài, dính nhau thành ống ngắn ở gốc; 4-5 nhị lép biến đổi thành những bàn mỏng trông như cánh hoa; nhị 1 mang 1/2 bao phấn trên một bản có màu giống cánh hoa, cánh môi 1 do nhị lép biến thành; bầu hạ 3 ô, chứa nhiều noãn. Quả nang đôi khi có gai mềm; hạt hình cầu, rắn.
Phân bố, sinh thái
Dong riềng có nguồn gốc xa xưa từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ, đồng thời cây cũng được trồng trọt lâu đời ở đây và về sau phát triển ra khắp các vùng nhiệt đới, trong đó bao gồm cả vùng Đông Nam Á, Nam Á và châu Đại Dương.
Dong riềng cũng là loài cây trồng quen thuộc ở Việt Nam, nhưng các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng ở phía Bắc trồng nhiều hơn ở các tỉnh phía Nam. Một số tỉnh trồng nhiều dong riềng nhất phải kể đến Hoà Bình, Hà Tây (cũ), Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái và Tuyên Quang.
Dong riềng là cây ưa sáng, ưa khí hậu ẩm mát, nhất là ở vùng trung du và miền núi phía bắc. Với nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 21 - 22°c và ở ngưỡng 10°c đến 33°c cây vẫn sinh trưởng tốt. Dong riềng thích nghi được với nhiều loại đất, nhưng sẽ cho năng suất cao nhất ở loại đất mùn trên núi, tơi xốp, giàu chất mùn và độ pH từ trung tính đến hơi chua (nhất là loại đất mùn trên núi đá vôi) Dong riềng thuộc loại cây sinh trưởng nhanh từ một phần đầu thân rễ (củ) khoảng 30 - 50g sau 8 - 10 tháng đem trồng đã cho một khom củ nặng 1,5 - 3,0 kg, với năng suất 30 - 85 tấn củ tươi/ha tuỳ theo vùng trồng (PROSEA, No 9, Plants yielding non - seed carbohydrates, 1996).
Dong riềng trồng ở Việt Nam ra hoa nhiều, có kết quả nhưng không rõ có tạo được hạt và loại hạt đó có khả năng nảy mầm được hay không (?).
Cách trồng
Dong riềng là cây trồng một năm rất phổ biến ở nước ta. Người nông dân khắp các miền, Trung - Nam - Bắc đâu đâu cũng trồng dong riềng để lấy củ ăn, nuôi lợn, làm bột để dùng chế biến các loại thực phẩm như làm miến, làm các loại bánh và nấu chẻ... Dong riềng sống khỏe, không kén đất, ít bị sâu bệnh, có khả năng chống chịu tốt, trồng không tốn nhiều công chăm sóc. Nơi trồng là trên nương rẫy, bãi sông hay vườn nhà.
Dong riềng được nhân giống bằng các củ con. Khi thu hoạch người ta chọn các củ con có sẵn chôi mầm để làm giống cho năm sau.
Thời vụ trồng dong riềng vào cuối đông hay đâu mùa xuân. Người ta thường trồng ngay sau khi thu hoạch, trước tết âm lịch hoặc tháng giêng.
Khi trông có thể cày bừa, hoặc cuốc hốc, rồi trông theo từng hàng cho tiện chăm sóc. Khoảng cách các hốc trồng từ 35 - 50 cm, các hốc được bón lót phân chuồng, tro bếp, hay mùn núi. Mỗi hốc trồng 1 - 2 củ mầm, xong vùi đất kín, giậm chặt. Sau khi trồng 1 - 2 tháng khi mầm mới íên, cây còn nhỏ cần xới xáo. vun gốc. Quá trình cây sinh trưởng phát triển cần làm cỏ, xới xáo cho tơi xốp, tạo điều kiện cho có nhiều củ to. Dong riềng thu hoạch vào cuối năm, khi cày đã già. Đào lấy củ, giũ đất, rửa sạch củ rồi sát lấy bột, lọc thật kỹ, phơi khô, đóng gói hay cất trong chum, vại để bảo quản.
Bộ phận dùng
Thân rễ và hoa.
Thành phần hoá học
Cây có nguồn gốc từ châu Mỹ, củ luộc ăn, cho bột làm bún (Phạm Hoàng Hộ, 2006). Thân rễ chứa 28% tinh bột, hạt tinh bột có kích thứớc trên 100 khi đun với nước đông lại như thạch. Ngoài ra còn chứa một ít tanin (Đỗ Tất Lợi, 2001 và Võ Văn Chi,1997).
Tác dụng dược lý
1. Cơ chế tác dụng của aminotriazol làm mất màu xanh của lá dong riềng
Chất diệt cỏ aminotriazol (3 - amino - 1,2,4- triazol) có thế làm mất màu xanh của lá dong riềng, mà không có ảnh hưởng đến hình thái của lá. Phân tích về thành phần các chất khoáng, hoá sinh và tính chất sinh lý của các tế bào lá bình tlnrờng và lá bị mất màu xanh cho thấy chất dịêt cỏ này ức chế đặc hiệu sự tạo thành màng của các hạt diệp lục. Sự tổng hợp các lipid màng và các dẫn chất terpenoid của hạt diệp lục bị ức chế đặc hiệu. Chất aminotriazol ức chế sự quang hợp ở mức tế bào. Sự ức chế này phục hồi được khi có tác nhân vô hiệu hoá tác dụng của chất diệt cỏ (Vivekanandan et al„ 1975).
2. Khả năng tiêu hoá và phát triển của bột dong riềng
a) Đối tượng nghiên cứu: Tinh bột sắn, dong riềng và khoai vạc (Dioscorea aỉata L.). Nhờ phân tích bằng tia X đã xác định được tinh bột sắn thuộc loại tinh bột típ A, còn hai loại kia thuộc tinh bột típ B;
b) Phương pháp: Cho gà con ăn chế độ ăn cùng năng lượng (4,46 kcal/g/ngày) và cùng tỷ lệ protein (18%);
c) Kết quả: Tinh bột típ A tiêu hoá gần hoàn toàn (95%), tinh bột típ B chỉ tiêu hoá 40 - 60%. Gà ăn tinh bột típ A phát triển tốt hơn típ B. Dùng tinh bột típ B, khả năng tiêu hoá kém hơn và năng lượng chuyển hóa thấp hơn nên gà phát triển kém hơn (Bewa et al., 1979).
3. So sánh tính chất của tinh bột dong riềng và củ dong
Đã nghiên cứu so sánh một số tính chất của tinh bột dong riềng và tinh bột củ dong (Maranta spp.). Kết quả cho thấy tinh bột dong riềng có độ ẩm, độ tro và hàm lượng protein cao hơn tinh bột củ dong. Nhưng hàm lượng sợi, chất béo và amylose lại thấp hơn tinh bột củ dong. Khả năng hấp thu nước, khả năng trương nở và độ tan của tinh bột dong riềng lớn hơn là do các lực liên kết trong hạt tinh bột yếu hơn. Độ nhớt biểu kiến của tinh bột dong riềng cao hơn tinh bột củ dong; kích thước các hạt tinh bột dong riềng lớn hơn tinh bột củ dong (Pérez E. et al., 2005).
4. Tác dụng của vi sóng trên tỉnh bột dong riềng
Mục đích của nghiên cứu là xác định tính chất của tinh bột phân lập từ thân rễ cây dong riềng thay đổi ra sao sau khi vi sóng so với mẫu không vi sóng. Phương pháp gồm xác định các nguyên tố vô cơ như p, Na, K, Mg, Fe, Ca, Zn bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử (atomic absorption spectrophotometry); theo dõi hàm lượng amylose (amylose và amylopectin là hai thành phần chính của tinh bột) bằng amylograph; xác định độ nhớt bằng nhớt kế (viscosimeter). Kết quả: Trừ calci ra, hàm lượng của tất cả các nguyên tố khoảng khác đều giảm có ý nghĩa (P < 0,05) sau khi vi sóng. Hàm lượng amylose cũng thay đổi mà biểu hiện là chỉ số thoái biến tăng, trong khi độ nhớt đỉnh, độ nhớt ở 95°c và ờ 50°c cũng như độ đậm đặc (consistency) đều giảm so với mẫu không vi sóng. Những thay đổi trên có thể là do sự thay đổi tinh bột ở mức phân tử. Kết luận: Tinh bột dong riềng có thể bị thay đổi một số tính chất sau khi chiếu tia vi sóng, cần biết thông tin này khi sử dụng vi sóng để chế biến thực phẩm. Tuy nhiên lại có thể lợi dụng tính chất này để có thể phát triển các dạng sân phẩm mới (Lares M et al„ 2006).
Tính vị, công năng
Dong riềng (thân rễ, nhân dân còn gọi là củ) có vị ngọt, nhạt, tính mát, có công năng thanh nhiệt, lợi thấp, an thần, giáng áp.
Công dụng
Thân rễ (củ) dong riềng luộc ăn ngon. Nhân dân thường chế bột dong riềng làm bánh, làm miến (bún tàu) hoặc làm tá dược trong công nghệ dược phẩm. Trong củ dong riềng có tanin, nên một số người nhạy cảm với tanin, dễ bị táo bón khi ăn dong riềng.
Rễ dong riềng được dùng chữa viêm gan, hoàng đản cấp tính. Dùng ngoài chữa đòn ngã, chấn thương, viêm mủ da. Hoa được dùng chữa xuất huyết ngoại thương.
Liều dùng rễ 15 - 20g sắc uống; hoa 10 - 15g hãm trong nước sôi và dùng ngay.
Để chữa viêm gan cấp, lấy rễ dong riềng tươi 60 - 90g sắc lấy nước, uống hàng ngày, có hiệu quả sau 1 tuần điều trị. Để chữa đòn ngã, chấn thương, lẩy rễ tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, đắp tại chỗ.
Ở Ẩn Độ, rễ được dùng để lợi tiểu, làm ra mồ hôi, làm dịu, để chữa phù và trị sốt [Cliatterjee et al., 2001, VI: 172]. Hạt để chữa suy tim, chấn thương [Kirtikar et al., 1998, IV: 2450].
Ở Indonesia, bột thân rễ dong riềng để chữa bệnh đường ruột như tiêu chảy, viêm ruột, đau bụng [Med. herb index, 1995: 276]. Ở Guiana, nhân dân dùng rễ để lợi tiểu; thân rễ tươi giã nát, làm thành miếng đắp lên da để làm dịu; nước sắc rễ, thân rễ để làm ra mồ hôi và lợi tiểu. Ở Campuchia, rễ được dùng trị ghẻ cóc [Kirtikar et al., 1998. IV: 2450].
Bài thuốc có dong riềng
Chữa trâu bò ăn phải cỏ độc mà biểu hiện là bụng trướng lên, lấy thân rễ tươi rửa sạch, chặt thành miếng nhỏ, đun sôi trong nước vo gạo cùng với bột hạt tiêu rồi cho uống.