Vị thuốc vần H
Hoa Chông
Barleria cristatn L.
Họ: Ô rô (Acanthaceae).
Mô tả
Cây thảo hay cây nhỏ, cao 0,5 - 2m. Thân đứng, phân cành nhiều, khi non có lông. Lá mọc đối, hình mác, dài 4 - 12 cm, rộng 2-4 cm, gốc thuôn hẹp, đầu nhọn, mép nguyên, hai mặt có lông, cuống ngắn.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành xim nhỏ; lá bắc dạng lá, lá bắc con hình chỉ, hẹp nhọn, mép nguyên hoặc có ít răng, ít lông; hoa màu lam hoặc hồng, đài dài 2 cm, 4 lá đài to gần bằng lá, có răng nhọn như gai; tràng hình phễu dài 3,5 - 5 cm, có ống và 5 cánh gần bàng nhau; bầu nhăn, mỗi ô 2 noãn.
Quả nang có 4 hạt.
Mùa hoa: tháng 7.
Phân bố, sinh thái
Chi Barleria L. có 4 loài ở Việt Nam (Trần Kim Liên, 2005), 3 loài trong số đó có công dụng làm thuốc kể cả loài hoa chông.
Hoa chông có nguồn gốc từ vùng Ấn Độ - Malaysia. Cây phân bố ở hầu hết các nước Đông Nam Á, Mianma và phía Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, hoa chuông phân bố chủ yếu ở các vùng núi thấp, thuộc các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Sơn La, Yên Bái, Hoà Bình, Thái Nguyên, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế.
Hoa chông là loại cây thảo sống nhiều năm, ưa âm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng. Cây thường mọc ở rừng núi đá vôi, độ cao phân bố tới 600m. Hoa chông sinh trưởng phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm; ra hoa quả nhiều hàng năm, nhất là những cây mọc ở nơi được chiếu sáng. Cây tái sinh tự nhiên bằng hạt và mọc chồi sau khi bị cắt. Ngoài ra, hoa chông còn có thể tái sinh từ các đoạn thân cành đem giâm xuống đất ẩm.
Hoa chông có hoa màu lam hồng đẹp, nên còn được trồng làm cảnh.
Bộ phận dùng
Toàn cây, lá, rễ, hạt.
Tác dụng dược lý
Cao chiết ethanol toàn cây có tác dụng: hạ đường máu, chống co thắt cơ trơn hồi tràng cô lập chuột lang, làm tăng biên độ co bóp và làm giảm số lần đập của tim cô lập chuột lang và kích thích gây co tử cung cô lập chuột cống trắng. Cao này còn có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, gây hạ nhiệt.
Tính vị, công năng
Toàn cây hoa chông có tác dụng thanh phế, long đờm, cầm máu, cắt cơn sốt rét, làm ra mồ hôi, tiêu sưng.
Công dụng
Ở Việt Nam, cây hoa chông được dùng chữa tê thấp, đau tai, đau mắt, sưng phổi, rắn cắn và dùng cho trẻ em trị bệnh nhiễm khuẩn xuất tiết kèm theo sốt.
Ở Trung Quốc, hoa chông được dùng trị phổi nóng, ho ra máu, ho gà, sốt rét. Cây hoa chông nghiền nát đưọc dùng đắp trị mụn nhọt lở loét.
Ở Ẩn Độ, rễ và lá dùng tiêu sưng, trị ho, cây được dùng trị rắn cắn. Nước sắc rễ dùng trị thấp khớp, viêm phổi. Hoa chông còn được trị đau răng, đau mình mẩy. Dịch ép lá tươi được áp dụng làm thuốc giải độc, trị rắn cắn, uống 100 ml dịch ép lá tươi với số lượng lẻ (5 hoặc 7) hạt tiêu. Giã nát lá với hạt tiêu để làm thành một thuốc đắp nóng; thuốc đắp nóng được giữ trên vết rắn cắn, sẽ khô ngay lập tức. Đắp thuốc thêm ngày càng nhiều hơn mà không bỏ lớp thuốc đắp trước. Người ta tin rằng khi toàn bộ chất độc đã hết, thuốc đắp nóng sẽ không khô nhanh nữa. Hoa chông có trong thành phần bài thuốc dùng trị sỏi niệu, đau buốt ở bàng quang, tiểu tiện đau.
Ở Nepal, dịch ép lá với liều 5 ml được hoà vào nứớc và uống mỗi lẫn, ngày uống 2 lần một cách đều đặn, để điều trị viêm phế quản và hen phế quản. Ở các nước Đông Nam Á, lá và rễ các loài Barleria được nhai trị đau răng và lá được giã đắp trị rắn cắn, Nước hãm rễ và lá được dùng rửa và đắp trị mụn nhọt, lở loét để làm đỡ sưng và làm giảm mày đay, ban da. Ở Malaysia, Lào Campuchia, dịch ép đắng của lá hoặc rễ được uống với một ít đường là thuốc làm ra mồ hôi và long đờm dùng cho trẻ em để trị các bệnh nhiễm khuẩn xuất tiết kèm theo sốt và có nhiều đờm. Lá đưọc nhai trị bệnh áp tơ, lợi chảy máu, ho gà và dùng dưới dạng thuốc bột dẻo hoặc thuốc hãm trị đau tai, đau lưng và nhức đầu.