Vị thuốc vần H
Hoàng bá
Hoàng bá còn gọi là hoàng nghiệt.
Tên khoa học: Phellodendron amurense Rupr. (Phellodendron amurense Rupr. var. sachatínense Fr.Schmídt).
Thuộc họ Cam Rutaceae.
Hoàng bá (cortex Phellodendri amurensi vỏ thân cạo sạch vỏ ngoài phơi hay sấy khô cùa cây hoàng bá Phellodendron amurense Rupr, hoặc của cây xuyên hoàng bá Pheỉlodendron . amurense Rupr. var. sachalìnense Fr. Schmidt đều thuộc họ Cam (Rutaceac). Vị hoàng bá thật hiện nay còn phải nhập vì cây này vốn chưa có ở nước ta, đang di thực và mới được một số cây. Ta thường dùng một số vỏ cây khác có màu vàng như vỏ cây núc nác (xem vị này) với tên hoàng bá nam, hay nam hoàng bá. Cần chú ý tránh nhầm lẫn. Vốn tên cũ là hoàng nghiệt là vỏ màu của cây nghiệt. Sau này người ta dùng chữ bá thay cho chữ nghiệt để viết cho đơn giản (chữ nho).
A. Mô tả cây
Là một cây to cao, có thể cao tới 20- 25m, đường kính thân có thể đạt tới 70cm. vỏ thân dày phân thành hai tầng rõ rệt. Tầng ngoài màu xám, tầng trong màu vàng. Lá mọc đối, kém gồm 5-13 lá chét nhỏ hình trứng đài, mép nguyên. Hoả tím đen, trong chứa 2-5 hạt. Ra hoa mùa hạ.
Ngoài cây hoàng bá kể trên, tại Trung Quốc người ta còn khai thác vỏ cây xuyên hoàng bá Phellodendron amurense Rupr. var. sachalinensis Fr. Schmidt (có tác giả xác định là Phellodendron sinensis Schneider), cây nhỏ và thấp hơn, 7-15 lá chét, quả hình trứng, còn quả cây hoàng bá nói trên hình cầu.
Hoàng bá và tác dụng chữa bệnh của nó
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Vị hoàng bá thật hiện còn phải nhập. Tại Trung Quốc, hoàng bá mọc ở Hắc Long Giang, Hà Bắc, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quí Châu.
Tại nước Nga, hoàng bá mọc ở nhiều vùng Xibêri. Mấy năm gần đây chúng ta đã xin được hạt và bắt đầu trồng thí nghiệm. Sơ bộ thấy cây mọc khỏe, tốt. Nhưng chưa đưa ra trồng quy mô lớn. Vỏ thân thường hái vào mùa hạ, cạo sạch vỏ ngoài, chỉ còn lớp trong dày chừng lcm, sau đó cắt thành từng miếng dài 9cm, rộng 6cm, phơi khô. Loại tốt có màu vàng tươi rất đẹp, vị rất đắng.
C. Thành phần hóa học
Trong hoàng bá có chứng 1,6% becberin C20H19O5N, một ít panmatin C21H2305N. Ngoài ra trong hoàng bá còn những chất có tinh thể, không chứa nitơ như obakunon C26H3Ũ07 và obakulacton C26H3ũ08, chất béo, hợp chất sterolic. Phản ứng hóa học thử hoàng bá: Lấy chừng 0,2g bột, thêm 2ml axit axetic, đun sôi nhẹ, lọc. Phần lọc thêm dung dịch iốt sẽ cho kết tủa màu vàng (becberin iođua). Phản ứng Liebecman xác định sự có mặt hợp chất sterolic. Bột hay mảnh vỏ soi ánh ngoại tím cho huỳnh quang màu vàng tươi.
D. Tác dụng dược lý
Nhiều thí nghiệm chứng minh tác dụng kháng sinh của hoàng bá, dịch chiết bằng cổn ức chế các vi trùng Staphyllococ, lỵ, thổ tả, Sal- monella (Thực vật học báo 1954, 3(2): 121- 131, Giang tây Trung Y báo 1956 2: 54-58).
E. Công dụng và liều dùng
Thuốc bổ đắng, giúp cho sự tiêu hóa, kém chưa đi rửa, bệnh do khuẩn ở ruột lỵ. Còn dùng rửa mặt, thay hoàng liên chế becberin, chữa giun, thuốc nhuộm, đắp chữa mụn nhọt, vết thương. Ngày dùng 5 đến lOg dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột.
Đông y coi hoàng bá có vị đắng, lạnh không độc có tác dụng tả tướng hỏa, thanh thấp nhiệt, dùng làm thuốc kiện vị, ngoại khoa chữa mắt và bệnh ngoài da, còn dùng chữa hoàng đản, trĩ hậu môn, phụ nữ bị xích bạch đới.
Đơn thuốc có hoàng bá Kiện vị kém tiêu hóa, hoàng đản do viêm ống mật: hoàng bá 12g, chi tử 12g, cam thảo 6g, nước 600ml. sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
Người có thai đi lỵ: Hoàng bá tẩm mật sao cho cháy, tán nhỏ. Dùng một củ tỏi nướng chín, bóc vỏ giã nát thêm bột hoàng bá vào viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần mỗi lần 30-40 viên.
Lở miệng, loét lưỡi: Hoàng bá chẻ nhỏ, ngậm. Nước có thể nuốt hay nhổ đi.
Chú thích:
Trong nhân dân ta thường dùng vỏ cây núc nác với tên hoàng bá hay nam hoàng bá. Hai vị thuốc có thành phần khác hẳn nhau nhưng lại có một số tác dụng giống nhau (xem vị này).