Vị thuốc vần K
Khúc Khắc
Khúc Khắc có tên khác: Dây kim cang.
Họ: Khúc khắc (Smilacaceae).
Mô tả
Dây leo bằng thân quấn. Thân mảnh, nhẵn, không gai. Lá mọc so le, hình trứng, dài 7 - 10 cm, rộng 5 - 8cm, gốc tròn hoặc hơi hình tim, đầu thuôn thành mũi nhọn ngắn, có 5 gân chính, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới nhạt; cuống lá có hai tua cuốn tỏa ra hai bên; lá kèm dính với cuống lá thành cánh nhỏ, sám rụng.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành tán đơn, cuống tán dài hơn cuống hoa; hoa màu hồng, đơn tính cùng gốc; hoa đực có bao hoa hàn liền, hình trứng, có 3 răng nhỏ, nhị 3, chỉ nhị dính thành cột, bao phấn rời nhau; hoa cái có bao hoa giống hoa đực, bầu hình trứng, thót lại ở đầu. Quả mọng, hình cáu, khi chín màu đen, có 2 - 4 hạt hình trứng, rnàu đỏ nâu.
Mùa hoa : tháng 5 - 6; mùa quả : tháng 8 - 12.
Khúc khắc và tác dụng chữa bệnh của nó
Phân bố, sinh thái
Chi Heterosmilax Kunth có 5 loài ở Việt Nam. Khúc khắc có vùng phân bố tương đối rộng, gồm hầu hết các tỉnh trung du, vùng núi thấp và đôi khi cả đồng bằng. Các tỉnh có nhiều khúc khắc như Quảng Ninh, Bấc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và một số tỉnh ven biển miền Trung.
Khúc khắc là cây ưa sáng, có thể chịu hạn và mọc được trên nhiều loại đất, thường tập trung ở các vùng đồi cây bụi, bò nương rẫy, nhất là trong các trảng cây bụi vùng đồi thấp ven biển. Ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, khúc khắc có thể mọc lẫn với những cây khác trong các lùm bụi quanh làng. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Cây chịu được sự chặt phá nhiều lần, thậm chí có thể tồn tại sau các đợt cháy rừng, vì có thân rễ nằm sâu dưới mặt đất.
Cách trồng
Khúc khắc mới được trồng ở một số tỉnh vùng đồng bằng. Cây có thể nhân giống bằng hạt hoặc thân rễ. Các đầu củ tiếp giáp với mặt đất có khả năng tái sinh chồi rất mạnh. Khi thu hoạch củ, cắt lấy những đoạn củ này để làm giống. Thời vụ gieo trồng tốt nhất vào đầu mùa xuân. Cũng có thể trồng vào cuối thu, đầu đông. Khúc khắc không kén đất, nhưng là cây lấy củ nên cần trồng trên đất tốt, có tầng canh tác dày, không bị úng ngập. Người ta thường lợi dụng các cây lưu niên, bờ rào để làm chỗ cho cây mọc và leo.
Khi trồng, đào một hố nhỏ, bón lót 3 - 5 kg phân chuồng mục rồi gieo 2 - 3 hạt hoặc trổng 2-3 mầm giống. Khi cây mọc, tỉa bót, chỉ giữ lại mỗi gốc một cây. Trong quá trình sinh trưởng, cần làm cỏ, xới xáo, bón thêm phân rác để cho đất xốp. Cây có khả năng chịu hạn, ít bị sâu bệnh.
Bộ phận dùng
Thân rể thu hái vào mùa thu đông, phơi hoặc sấy khô. Củ to có thể bổ đôi.
Tác dụng dược lý
1. Tác dụng chống viêm cấp:
Trên mô hình gây phù thực nghiệm bằng kaolin ở chân chuột cổng trắng, khúc khắc có tác dụng chống viêm cấp yếu.
2. Tác dụng chống viêm mạn:
Trên mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng amian ở chuột cống trắng, khúc khắc có tác dụng chống viêm mạn tính vào loại trung bình yếu.
Tính vị, công năng
Khúc khắc có vị hơi ngọt, chát, tính bình, có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng, chống viêm, lợi thấp, mạnh gân cốt, thanh nhiệt.
Công dụng
Khúc khắc được dùng chữa mụn nhọt, tràng nhạc, lở ngữa, dị ứng, giang mai, ngộ độc thủy ngân. Ngoài ra, còn chữa thấp khóp, đau lưng, nhức xương, đau khóp. Ở Trung Quốc, khúc khắc là thuốc chữa kinh nguyệt không đều, khí hư, bạch đối, tiểu tiện đục, lỵ cấp tính. Ngày dùng 15 - 30g dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hoặc ngâm rượu uống. Trong thực tế, các lương y ở Việt Nam vẫn cho rằng tác dụng của khúc khắc tương tự như tác dụng của thổ phục linh, nén thưòng dùng để thay thế.