Vị thuốc vần K
Kỳ Đà
Varanus salvator Laurenti
Tên khác: Kỳ đà mốc, kỳ đà vằn, kỳ đà nước.
Tên nước ngoài: Kind of gecko (Anh), varan (Pháp).
Họ: Kỳ đà (Varanidae).
Mô tả
Loại bò sát cỡ lớn. Thân dài tới 2m kể cả đuôi, phủ vảy nhỏ. Đầu nhỏ, mõm dài nhọn, cổ to, lưỡi chẻ đôi ở đầu như lưỡi rắn. Chân có móng sắc. Đuôi dài, dẹt và thuôn nhọn, xen kẽ những vòng vàng và đen. Sống lưng và đuôi nổi rõ. Da màu xám, xanh và vàng.
Loài kỳ đà vân (Varanus bengalensis nebulosus Gray) có ở các tỉnh Miền Trung và Miền Nam, cũng được sử dụng.
Phân bố, sinh thái
Kỳ đà phân bố ở Đông Nam Á, châu Phi và châu Đại Dương. Ở Việt Nam, loài này có ở rừng núi từ biên giới phía bắc qua Tây Nguyên đến vùng biển Cà Mau.
Kỳ đà sống trên mặt đất, ở vách đá, hang hốc gần sông suối, bơi lặn, leo trèo giỏi và bám vào vách đá rất chắc. Thức ăn của nó gồm cá, động vật thân mềm, trứng chim, nhất là khi những thứ này đã chết bốc mùi.
Bộ phận dùng
Mật kỳ đà, dùng tươi hoặc sấy khô.
Thành phần hoá học
Mật kỳ đà chứa acid mật, muối mật có cấu trúc steroid.
Tính vị, công năng
Mật kỳ đà có vị hơi ngọt, cay, không độc và đặc biệt không đắng nhu mật của các động vật khác, có tác dụng thông kinh, thanh nhiệt, giải độc, chống co thắt và co giật.
Công dụng
- Chữa tắc kinh: Mật kỳ đà phối hợp với hạt chanh và hạt cau khô, giã nhỏ, hoà với rượu, uống.
- Chữa sài giật trẻ em : Mật kỳ dà mài uống. Kết hợp lấy lá găng trắng và lá tiết dê, vò lấy nước uống và bã đắp vào trán.
- Chữa rắn cắn: Mật kỳ đà (7 g), mật ong (7 ml), dịch chanh (3 ml), nước sôi để nguội (15 ml). Trộn chung, khuấy đều. Uống trong ngày.
- Chữa hen suyễn: Dùng một cái mật kỳ đà uống làm 7-10 ngày.
Người ta còn cho rằng mật kỳ đà còn có khả năng chữa bệnh động kinh.
Ghi chú: Kỳ đà trong thiên nhiên có số lượng giảm sút nghiêm trọng. Chỉ trong vòng một tháng cuối nãm 1995, gần 200 con đã được thu hồi để trả về rừng. Nó đã được ghi vào Sách Đỏ quốc gia.