Vị thuốc vần M
Mao Lương
Ranunculus sceleratus L.
Tên đồng nghĩa: Hecatonia palustris Lour.
Tên khác: Rau cần dại, chu liên, thạch long nhục.
Tên nước ngoài: Buttercup, crowfoot (Anh) ; renoncule (Pháp).
Họ: Hoàng Liên (Ranunculaceae).
Mô tả
Cây thảo, sống hằng năm, cao 0,30 - 0,70m. Thân và cành mọc thẳng, nhẵn. Lá phía gốc có cuống, xẻ 3 thủy, lá ở giữa và gần ngọn xẻ thành dải nhò, ngắn.
Cụm hoa mọc ở đầu ngọn thành ngù; lá bác hình dải; hoa nhỏ, nhiều, mà vàng nhạt; đài có 5 răng ngắn; tràng 5 cánh mỏng; nhị nhiều, ngắn; bầu có nhiều noãn.
Quả bế, hình trứng hai dẹt, đầu hình nón, hẹp thảnh 1 quả tụ.
Mùa hoa quà: tháng 5-7.
Phân bố, sinh thái
Chi Ranunculus L. phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ẩm và cận nhiệt đới, ở Việt Nam có 5 loài. Loài mao lương trên phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, từ độ cao khoảng 1.300m trở xuống, bao gồm: Hà Giang (Quản Bạ, Ọuyết Tiến, Tùng Vài); Điện Biên (Thanh Lương, Thanh Chăn), Lạng Sơn (Cao Lộc: Đồng Đăng, Vân Lãng...); Cao Bằng (Quảng Hòa); Phú Thọ (Thanh Sơn); Hà Tây cũ (Ba Vì); Ninh Binh, Hà Nam... Trên thế giới, loài này ghi nhận có ở châu Âu, Ẩn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản...
Mao lương là cây ưa sáng, ưa ẩm. Cây thường mọc ở ven rừng, ven đường đi, bờ nương rẫy. Cây mọc từ hạt có thể thấy từ cuối mùa đông hoặc đầu mùa xuân, sinh trưởng mạnh trong vụ xuân - hè và sau khi có quả già, toàn cây tàn lụi ngay trong mùa thu hoặc đầu màu đông. Mao lương tái sinh tự nhiên tốt từ hạt.
Bộ phận dùng
Toàn cây.
Thành phần hoá học
Trong cây tươi chứa protoanemonin (anemonol) ở tất cả các bộ phận của cây trừ hạt là chất độc, nhưng sau khi phơi khô sẽ chuyển thành anemonin ít độc hơn (The wealth of India, 1996).
Protoanemonin (C5H4O2) thu được bằng cất kéo hơi nước, là chất dầu màu vàng (hàm lượng 0 38% trong cây tươi và 2,5% trong dược liệu khô) tồn tại dưới dạng glucosid ranunculin (C11H16O5), khi thủy phân bằng enzym thu được glucosa và protoanemonin.
Protoanemonin là một hợp chất lacton của 8 - hydroxyvinylaciylie acid và rất dễ dimer hóa ngoài khí trời thành chất kết tinh anemonin. Trong cây tươi còn có 5 - hydroxytryptamin, reratonin. Cây chứa 6 dẫn chất của tryptamin và 2 dần chất của 5 - hydroxytryptamin.
Trong hạt chứa 18% protein, 26% dầu béo và alcaloid: ranunculin, pronemonin, nemonin và pyrogalol tannin (Trung dược đại từ điển, 1993).
Từ loài R. Japonicus, Guang - xiong Zhou et al. (2006) đã phân lập được ranunculinin, isoranuneu - linin và dihydroranunculinin. Trong đó isoranunculinin là chất mới. Lei - xiang Yang et al. đã thử tác dụng độc trên tế bào và kháng khuẩn cùa 17 hợp chất phân lập được từ loài R-Sieboldii và R.sceỉeratus và nhận thấy:
Luteolin và esculetin ức chế staphylococcus aureus, stigmasta - 4 - en - 3,6 - dione ức chế streptococcus hemolytic B. Còn apigenin - 8 - c - ß - D - galactopyranosid, scopararone, acid protocathechulic và proto - cathechuic aldehyd ửc chê Candida albicans. Apigenin -4' - O- a- L- rhamnopyranosid và luteolin ức chế tế bào ung thư (IC50 = 10,5 - 75ug/ml).
Theo Andrew Chevallier F. (2006), loài £ Ficaria chứa saponin, protoanemonin, änenionin, tannin và vit C.
Tác dụng dược lý
1. Tác dụng làm phồng rộp da
Các bộ phận của cây tươi khi xát vào da sẽ tạo ra mảng đỏ thẫm, sau đó phồng rộp lên. Tác dụng gây phồng rộp không còn sau khi phơi khô hoặc nấu kĩ [Chatterfee et al., 1997, I: 127], Tính chất gây phồng rộp được quy cho là do chất protoanemonin (Ambasta et al., 1986). Có thể sau khi phơi khô hoặc nấu kĩ thì protoanemonin không còn.
2. Tác dụng chống nấm
Cao chiết từ lá cây mao lương có tác dụng diệt nấm mạnh, phổ diệt nấm rộng, có tác dụng với cả bệnh nấm nặng, khó chữa, có tác dụng trên phạm vi pH thay đổi lớn, nhưng chỉ dùng tại chỗ, không dùng toàn thân và không độc đối với thực vật. Cao làm chết nấm ở nồng độ pha loãng 1: 40 và hơi bay hơi của cao cũng vẫn độc đối với nấm. Cao ổn định ở 100°c vẫn còn tác dụng và hoạt tính chống nấm, vẫn giữ được sau khi sấy, hấp, tiệt trùng (Misra et al., 1978).
3. Tác dụng trên trùng roi và côn trùng
Nghiên cứu sàng lọc tác dụng của 18 loại cao thực vật và 2 loại nấm thường dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc và các nước vùng Địa Trung Hải trên trùng roi đường máu và nội tạng Trypcmosoma cruzi dòng Bra C15C2 ở 27°c và vởi nồng độ 250ug/ml trong môi trường nuôi không có ngoại vật (axenic culture). Kết quả cho thấy 10 loại trong số 20 cao nghiên cứu có tác dụng ức chế sự phát triển của kí sinh trùng từ 20 đến 100%, trong đó, cao toàn cây mao lương là một trong 2 loại cao có tác dụng mạnh nhất. Nồng độ tối thiểu ức chế 50% (IC50) sự phát triển kí sinh trùng của cao mao lương rất nhỏ, chi là 10,7 ug/ml. Hoạt tính này còn mạnh hơn cả allopurinol (một thuốc chống bệnh gút nhưng cũng có tác dụng trên trypanosoma). Cao mao lương không gây độc trên các tế bào bạch cầu hạt của chuột cống trắng khi dùng thử nghiệm từ 3 - (4,5 - dimethyltiazol - 2 - yl) - 2,5 - diphenyl tétrazolium bromid và lactic dehydrogenase. Như vậy, mao lương là một trong các thuốc có hoạt tính chống lại Trvpanosoma cruzi (Schinella et al., 2002). Mao lương còn có tác dụng diệt côn trùng trong thí nghiệm với các loại côn trùng Drosophila meỉanogaster và Tribolium eastaneum (Bhattachryya et al., 1993).
4. Tác dụng chống viêm
Đã nghiên cứu tác dụng chống viêm của cao chiết bằng dung môi không phân cực và cao chiết bằng dung môi phân cực từ bộ phận trên mặt đất của cây mao lương. Các mô hình thử in vivo gồm gây viêm cấp bằng tetradecanoylphorbol acetat (TPA), bằng acid arachidonic và bằng carragenin, cũng như hai mô hình gây tăng mẫn cảm chậm (delayed hypersensitivity) bằng oxazolon và đinitro - fluorobenzen, các mô hình thử in vitro về giải phóng eicosanoid và elastase. Kết-quả cho thấy, khi thử trên in vivo, tất cả cao (chiết bằng dung môi phân cực và dung môi không phân cực) đều thể hiện tác dụng chống viêm hoặc trung hòa tác nhân gây viêm ở tất cả các mô hình nghiên cứu. Ở thí nghiệm trên in vitro, cao chiết bằng dung môi không phân cực ức chế được sự sản sinh ra các eicosanoid (những chất gây viêm), trong khi cao chiết bằng dung môi phân cực làm tăng sự tổng hợp 5 - HETE (5 - hydroxy - eicosatetraenoic acid) và LTB4 (leukotrien B4) là những chất gầy dị ứng (Prieto et al., 2003).
5. Tác dụng kháng virus
Đã phân lập được 19 hợp chất từ toàn cây bỏ rễ của cây mao lương, và thử tác dụng trên virus viêm gan B (HBV: hepatitis B virus) và virus HSV - 1 (herpes simplex virus type - 1). Kết quả cho thấy, apigenin 4' - 0 - alpha - rhamnopyranosid, apigenin 7 - 0 - beta - glucopyranosyl - 4' - 0 - alpha - rhamnopyranosid tricin 7 - 0 - beta - glucopyranosid, tricin và isoscopoletin có tác dụng ức chế chống lại sự sao chép cùa virus HBV. Protocatechuyl aldehyd cỏ tác dụng ức chế trên sự sao chép của HSV - 1. Do đó, cần nghiên cứu tiếp các hợp chất có hoạt tính sinh học này để tìm ra các thuốc có tác dụng kháng virus mới (Li H et al., 2005).
6. Độc tính cấp
Cao toàn cây mao lương (được chế tạo bằng cách lấy toàn cây, phơi khô, tán thành bột, chiết bằng ethanol 50%, rồi cô cách thủy, sau đó cô dưới áp suất giảm đến thể chất cao khô) đã được nghiên cứu độc tính cấp dùng đường tiêm phúc mạc cho chuột nhẳt trắng đến liều 1000 mg/kg, chuột không chết, chứng tỏ, cây mao lương nếu được xử lý bằng nhiệt, độc tính giảm đi [Bhakuni, 1969,11:250],
Tính vị, công năng
Mao lương vị đắng, mùi hắc (đặc biệt là khi tươi), tính bình, có độc (nếu đã xử lí với nhiệt thì độc tính giảm); có công năng trừ phong thấp, tiêu thũng, tiêu viêm, tán kết, trừ sốt rét, giải phiền, bình khí vị, bổ thận hư, âm khí bất túc.
Ở Trung Quốc, về tính vị, sách "Quảng Tây trung dược chí" ghi: toàn cây mao lương vị hơi cay, tính ấm, có độc; sách "Toàn quốc trung thảo dược hội biên" ghi: đắng, cay, binh, có độc; sách "Tân hoa bản thảo cương yếu" ghi: đắng, hàn, tươi thì cỏ độc; sách “Trung dược từ hải” ghi: đắng, cay, hàn, cỏ độc. Mao lương (toàn cây) có công năng tiêu thũng, tán kết, trừ sốt rét. khử phong thấp. Quả mao lương vị đắng, cay, chua, tính bình (có tài liệu ghi tính hàn); có công năng trừ phiền khát, tâm nhiệt, âm hư thất tình, phong hàn thấp. Sách "Bản kinh" ghi: trừ phong hàn thấp, tâm phúc tà khí, lợi cốt tiết (xương khớp).chỉ phiền khát; sách "Biệt lục” ghi: bình thận vị khí bổ âm khí bất túc [TDTH, 1993,1: 1429],
Công dụng
Mao lương được người xưa rất trọng dụng để trị thận yếu, tinh ít, lạnh tinh, lạnh quy đầu, uống lảu người nhẹ nhõm, sáng mắt, lâu già, da dẻ tươi nhuần [Lê Trần Đức, 1997: 927], Còn được dùng chữa lao, hạch bạch huyết, sốt rét, thấp khớp. Ngày 3 - 9g, sắc kỹ uống. Dùng ngoài, lấy hạt, giã nát đắp vào chỗ sưng tấy. Có thể dùng cây tươi, rửa sạch, giã nát, lẩy dịch bôi vào chỗ rắn cắn, viêm mả da, lở loét lâu ngày. Cũng có thể đắp lên nhưng cần theo dõi, nếu thấy chỗ đắp sưng lên thì tháo bỏ thuốc đắp ra.
Ở Ấn Độ, cây mao lương tươi, giã nát, đắp vào da để làm phồng da. Rượu lá mao lương (với lượng lá ít ngâm với rượu, rất nhiều lá thì độc) bôi lên các vết côn trùng đốt hoặc xoa để chữa đau dây thần kinh liên sườn [Kirtikar et al., 1998, I: 14], Dùng trong, toàn cây mao lương được dùng chữa bệnh về thận, điều kinh, làm lợi sữa, làm thuốc dễ tiêu [Nadkami, 1999: 1049] (cần dùng liều thấp 4 - 8g, sắc kỹ uống).
Bài thuốc có mao lương
Chữa thận yếu, tinh ít, lạnh quy đầu.
Mao lương, kỷ tử, phúc bồn tử, các vị bằng nhau 6g, sắc kỹ uống ngày 1 thang.
Chú ý: Cây mao lương rất độc. Nếu luộc mao lương ăn sẽ rất nguy hiểm với biểu hiện cay, nóng rát miệng, phồng da và niêm mạc, ăn nhiều sẽ chết [Duke, 2002: 178]. Tuyệt đối không được ăn hoặc uống dịch tươi của cây mao lương. Khi dùng mao lương, phải dùng liều thấp và phải sắc thật kỹ.