Vị thuốc vần M
Mía Dò
Còn gọi là tậu chó (Lạng Sơn), đọt đắng, đọt hoàng, cát lồi, củ chóc.
Tên khoa học Costus speciosus Smith, (Costus loureirỉ Horan., Amomum hirsutum Lamk., Amomum arborcum Lour.)
Thuộc họ Gừng Zingiberaceae. (1)
A. Mô tả cây
Loại cỏ cao chừng 50-60cm, thân mém, có thân rẽ phát triển thành củ. lá xoè ra, hình mác, phía đáy lá tròn, đầu phiến nhọn, nhẵn, dài 15-20cm, rộng 6-7cm, cuống ngắn. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành, không cuống, hình trứng, mọc rất sít, lá bắc xếp cặp đôi không đôì xứng, màu đỏ, có lông dài và hơi nhọn, tràng hình phễu, phiến chia thành 3 phần đều, môi rất lớn, màu hồng hay trắng, dài và rộng 4-8cm: Quả nang dài 13mm, nhiều hạt nhẵn, màu đen, bóng, dài 3mm
Mía dò và tác dụng chữa bệnh của nó
B. Phân bố, thu háỉ và chế biến
Cây mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, miền núi cũng như đổng bằng, thường ưa những nơi ẩm thấp, còn thấy mọc ở Malaixia, Ấn Độ, Tân Ghinê. Có nơi trồng để lấy thân rễ ăn.
C.Thành phần hoá học
Thân rễ chứa tới 77-87% nước: Trong thân rễ khô có 5,5% nước, 0,75% chất tan trong ête, 6,75% chất anbuminoit, 66,65% hydrat cacbon, 10,65% xơ, và 9,70% tro. Năm 1970, từ rễ cái khô của củ chóc, Pandey V. B và B. Dasgupsta đã chiết được 2,12% dios- genin tinh khiết. Ngoài ra còn có tigogenin và một số saponin khác (C. A., 1971, 74 (ll)50513t)
D. Công dụng và liều dùng
Nhân dân một sô' nơi (Lạng Sơn) dùng ngọn hay cành non nướng nóng vắt lấy nước nhỏ vào mắt hay vào tai chữa đau mắt hay đau tai. Có nơi dùng thân rễ uống, chữa sốt, ra mồ hôi, làm thuốc mát. Ngày dùng 10-20g, dùng ngoài không kể liều lượng. Thân rễ có khi dược dùng luộc ăn. Có thể là một nguồn chiết diosgenin. Chú thích: Chớ nhẩm cây' mía dò hay củ chóc vừa mô tả với các cây củ chóc thuộc chi Typhonỉum như T. triỉobatum (L.) Schott thuộc họ Ráy ([Araceae) là một loại cỏ mọc hoang ở các vùng nông thôn, bên bãi hoang hay trong vườn rậm. Cây này có lá xẻ thành 3 thuỳ, hoa nờ vào đầu mùa thu, có mùi thối khó chịu (nhất là vào lúc chập tối). Được dùng với tên bán hạ, bán hạ nam (xem vị này).