Vị thuốc vần M
Móng Rồng
Móng Rồng có tên đồng nghĩa: Artabotrys odoratissimus R.Br., A. uncinatus (Lamk.) Merr.
Tên khác: Dây công chúa.
Tên nước ngoài: Climbing ylang - ylang (Anh), ylang ylang đe Chine (Pháp).
Họ: Na (Annonaceae).
Mô tả
Cây bụi leo. Cành vặn vẹo, nhẵn, màu lục. Lá mọc so le, hình mác, dài 15 - 18cm, rộng 4 - 6cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẩn, mặt trên bóng, mặt dưới rất nhạt; cuống lá ngắn
Hoa mọc đơn độc, màu lục vàng, thơm, có cuống lúc đầu thẳng, sau uốn cong; đài có răng tam giác hơi nhọn, có lông ở mặt ngoài; tràng có 2 vòng, 3 cánh ngoài hình mác, thắt lại và dính nhau ở gốc, rời nhau và loe rộng ở đầu, 3 cánh trong ngắn hơn; nhị cong có trung đới kéo dài thành lam giác tù, bẩu có noãn hình trụ.
Quả hình trứng ngược, hạt thuôn dẹt. Mùa hoa: tháng 5-7; mùa quả: tháng 8-11.
Móng rồng và tác dụng chữa bệnh của nó
Phân bố, sinh thái
Artabotrys R. Br. là một chi lớn có khoảng 100 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi. Ở Việt Nam, chi này có 13 - 14 loài, trong đó 5 loài mới đối vói khoa học, được Nguyễn Tiến Bân công bố vào năm 1994. Cây móng rồng phân bố ở một số nước châu Á như Malaysia, Thái Lan, Nam Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, người ta thường thấy loài này trong quần thể trồng trọt.
Bộ phận dùng
Rễ, lá, hoa và quả. Hoa có thể dùng dể cất lấy hương liệu ướp trà. Các bộ phận khác dùng tươi hay phơi sấy khô.
Tác dụng dược lý
1. Tác dụng phong bể hạch thực vật: Chất artabotrin một hoạt chất chiết từ móng rổng có tác dụng làm liệt cơ và ngừng hô hấp chuột lang ở liều cao do phong bế các hạch thực vật. Dẫn chất methvl isocorydin (methylartabotrin) là một chất phong bế hạch kéo dài, với tỷ số phong bế hạch giao cảm/ đối giao cảm là 6/1
2. Tác dụng giãn cơ trơn: Các alcaloid aporphin chính của móng rồng Là norstephalagin và atherospermidin có tác dụng làm giãn cơ tử cung đã bị tăng CO do KC1 hoặc co do oxytocin khi có mặt của ion Ca2+, nhưng chỉ có atherospennidin mới có thể làm giãn sự co do oxytocin hoặc co đo chất vanadat trong môi trường không có calci. Cao khồ cành và lá móng rồng, chiết bằng cồn 50% có tác dạng ức chế sự co bóp của hồi tràng chuột lang cô lập.
3. Tác dụng trên tế bào ung thư: Cao chiết bằng methanol thân cây móng rồng có tác dụng in vitro ức chế các tế bào ung thư như tế bào KB của người, tế bào ung thư phổi A - 549, tế bào u đại tràng HCT - 8, cũng như các tế bào bạch cầu dòng lymphô của chuột p - 388 và L1210. Hoạt chất dược xác định là 2 alcaloid aporphin, đó là lứiodenin và atherospermidin. Lừiodenin có tác dụng độc mạnh trên các tế bào KB, A - 549, HCT - 8, p - 388 và L1210 với ED30 lần lượt là 1,00; 0,72; 0,70; 0,57 và 2,33 ng/ml. Atherospermidin có hoạt tính độc tế bào KB với ED50 là 2,5 p.g/ml. Vỏ và rễ móng rồng có các sesquiterpen và alcaloid cũng có tác dụng chống u.
4. Tác dụng trên tim mạch: Lá và vỏ quả móng rồng có các hoạt chất tác dụng trên hệ tim mạch. Cao cồn của vỏ quả có tác dụng làm tăng co bóp tim và tăng nhịp tim trên tất cả các động vật thí nghiệm. Tác dụng kích thích tim là do các glycosid, còn tác đụng giãn cơ trơn và tác dụng hạ huyết áp một phần do bản chất cholinergic và một phần do tác dụng giãn mạch và còn có thể do sự có mặt của tinh dầu.
5. Tác dụng chông sinh sản và tác dụng kháng estrogen: Cao ethanol 90% của lá móng rồng cho uống với liổu 250 mg/kg trong thời kỳ đầu của thai kỳ làm giảm 66% số thai làm tổ ở chuột cống trắng. Cao lá móng rồng chiết bằng hỗn hợp ethanol 50% và benzen 50% làm rối loạn chu kỳ động dục bình thường của chuột cống trắng cái và kéo dài thời gian của giai đoạn chỉ thấy bạch cầu trong dịch âm đạo. Cả 2 cao đều có tác dụng kháng estrogen có ý nghĩa khi thử trên chuột cống trắng cái chưa trưởng thành bị cắt cả 2 bên buồng trứng. Về tác dụng chống sinh sản và tác dụng kháng estrogen, đã nghiên cứu một số thông số hóa sinh ở chuột cống trắng. Kết quả thấy hàm lượng glycogen trong tử cung giảm có ý nghĩa, còn hàm lượng protein toàn phần, hàm lượng nitrogen phi protein và khối lượng tử cung khô tăng lên. Có thể do tác dụng kháng estrogen.
6. Tác dụng chống sốt rét: Arteílen (Ro 42 - 1611) là một dẫn chất bán tổng hợp tương tự như artemisinin, mới đây dã được phát hiện thấy là một trong những chất trung gian trong quá trình sinh tổng hợpcác hoạt chất trong cây móng rồng. Arteflen dã được nghiên cứu trên Plasmodium falciparum loại nhậy cảm vối thuốc chống sốt rét và loại kháng thuốc thử in vitro, và trên p. berghei ở chuột nhắt trắng. Cường độ tác dụng điều trị và tác dụng phòng ngừa sốt rét đã được so sánh vói chloroquin, mefloquin, quinin, cũng như với artemisinin và các dẫn chất artemether và acid aitesunic.
Thực nghiệm chứng tỏ arteflen là thuốc chống sốt rét có hiệu quả cao với tác dụng điều trị và phòng bệnh tương tự như chloroquin, tốt hơn artemisinin, artemether và acid artesuníc. Arteflen có hiệu quả tốt hơn trên p. falciparum kháng thuốc so với loại nhậy cảm với thuốc. Khi dùng phối hợp in vitro và in vivo, arteflen có tác đụng hiệp đổng vởi chioroquin, meíloquin và quinin. Đã tiến hành thử lâm sàng 3 phác đồ liều dùng khác nhau 1 ngày, 2 ngày và 3 ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1500mg cho 16 bệnh nhân ở Brazil đã xét nghiệm khẳng định là bị p. falciparum. Kết quả là cả 3 phác đồ đều có hiệu quả tốt, nhưng chỉ có 2 trường hợp (đều ở nhóm dùng 3 ngày) đạt mức tiệt căn (bệnh không tái phát).
Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cho các trẻ em bị sốt rét do p. falciparum ở Gabon, 20 bệnh nhân dùng một liều duy nhất hỗn dịch arteflen 25 mg/kg và 21 bệnh nhân đùng viên mefloquin liều 15 mg/kg. Kết quả là 8/20 bệnh nhân dùng arteflen bị kháng thuốc ở mức độ cao (RII và RIII), còn ở nhóm dùng mefloquin, không có bệnh nhân nào bị kháng thuốc. Đến ngày thứ 28, chỉ có 1 bệnh nhân dùng arteflen là không tái phát, còn nhóm dùng mefloquin thì không có bệnh nhân nào bị tái phát. Arteflen làm hạ sốt nhanh, nhung không nhanh hơn có ý nghĩa so với mefloquin. Thời gian sạch ký sinh trùng trong máu ở nhóm meíloquin là 90%, còn ở nhóm arteflen, chỉ sạch được 50%. Những kết quả thử in vitro ở nhóm bệnh nhân dùng arteflen cho thấy tính nhậy cảm của ký sinh trùng P. falciparum khi bệnh tái phát kém hơn nhiều so với trước khi dùng arteílen. Đó là do sự kháng arteflen của ký sinh trùng tăng lên. Cả 2 thuốc đều dung nạp tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, arteílen với một liều duy nhất, không có hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân trỏ em bị sốt rét do p. falciparum chưa có biến chứng ỏ Gabon, trong khi mefloquin lại có hiệu quả cao.
7. Tác dụng trên nấm và vi khuẩn: Cao lá móng rồng có tác dụng ức chế mạnh trên các nấm gây bệnh cho cây như Xanthomonas campestris pv. campestris và Drecìislera oryzae (Cochliobolus miyabeanus) cũng như nhiều vi khuẩn gây bệnh. Cao lá móng rồng ức chế hoàn toàn Fusarium oxysporum f. sp. lentis, là loạ1 gây bệnh héo rũ cây đậu lăng, cũng như ức chế Ustilago maydis và u. nuda gây bệnh cho ngô và lúa mạch. 8. Các tác dụng khác và độc tính cấp: Theo một nghiên cứu sàng lọc có hệ thống ở Ấn Độ (1974). cành mang lá móng rồng, phơi khô, tán thành bột thô, rổi chiết bâng cồn 50%, sau đó cô dưới áp lực giảm đến dạng cao khô có các tác dụng sau:
-Tác dụng trên huyết áp: Thử trên mèo, thấy cao khô với liều 50 mg/kg tiêm tĩnh mạch có tác dụng hạ huyết áp.
- Tác dụng trên hồi tràng chuột lang cô lập: Cao khô móng rồng có tác dụng ức chế sự co bóp.
- Tác dụng trên vận động tự nhiên: Cao khô móng rồng với liều 100 mg/kg có tác dụng ức chế hoạt động vận động tự nhiên của chuột nhắt trắng.
- Độc tính cấp: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, dùng đường tiêm phúc mạc, cao khô móng rổng có liểu chết trung bình LD50 = 375 mg/kg.
Tính vị, công năng
Rễ móng rồng có vị đắng, tính hàn. Quả có vị hơi đắng, chát, tính hơi hàn, có tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, giải độc.
Công dụng
Quả móng rồng giã nát đắp chữa tràng nhạc, lao hạch. Rễ chữa sốt rét. vỏ thân và rỗ để điều kinh và dùng cho phụ nữ sau khi đẻ. Ngày 3 - 5g sắc uống. Lá sắc uống chữa dịch tả (Malaysia).