Vị thuốc vần M
Mướp Tây
Còn gọi là bông vàng, bắp chà, thảo cà phê (T.Q.).
Tên khoa học Hibiscus escuỉentus L. (Aỉbelmoschus esculentus Wight et Am.).
Thuộc họ Bông Malvaceae.
A. Mô tả cây
Cây thuộc thảo, sống hằng năm, thân có lông dài và cứng. Lá hình tim, răng cưa to thô nhưng không vượt quá nửa giữa của phiến lá. Lông trên lá dài và nằm rạp, 5 gân chính nổi rõ, cuống lá dài 15-18cm. Hoa màu vàng, ờ giữa có màu đỏ tía, mọc ờ kẽ lá, cuống hoa to. Tiểu đài 8-10, tràng 5. Nhị nhiều đính nhau thành ống. Quả hình thoi, dài lOcm hay hơn, phía cuống cụt, hình 5 cạnh, với 10 rãnh dọc trên mặt quả. Hạt hình cầu màu xám nhạt, mặt nhẵn ( Hình 588).
Mướp tây và tác dụng chữa bệnh của nó
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Trồng khắp nơi ờ Việt Nam nhưng phổ biến nhất ở miền Nam. Còn thấy ở nhiều nước vùng nhiệt đới.
Người ta dùng quả non hoặc quả già, hạt và rễ tươi hay phơi khô làm thuốc.
C. Thành phần hoá học
Quả non chứa 4 đến 16% chất hyđrat cacbon gồm chủ yếu tinh bột và đường, ngoài ra còn rất nhiều chất nhầy.
Hạt chứa 15 đến 22% chất dầu béo lỏng, màu vàng xanh lục, mùi thơm, thành phần chủ yếu của dầu là panmitin và stearin. Khô dầu rất nhiều protein dùng làm thức ăn cho gia súc.
Rễ và lá chứa chất nhầy.
D. Công dụng và liều dùng
Quả non dùng nấu ăn, khi nấu thái mỏng, nấu sẽ cho một chất nhầy và có vị hơi chua ăn mát, thường dùng trong trường hợp viêm đường tiểu tiện, tiểu tiện khó khăn.
Rễ và lá thái mỏng phơi khô dùng làm thuốc chữa ho, viêm họng. Ngày uống 10-16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha. Còn dùng súc miệng .
Ngoài công dụng làm thuốc, hạt và rễ còn được dùng làm chất dính trong nghề làm giấy; hạt chín phơi khô rang lên pha uống như cà phê.