Vị thuốc vần N
Nam Sâm
Nam Sâm Còn có tên là sâm nam, cây chân chim, kotan (Lào), ngũ chỉ thông, áp cước mộc, nga chường sài.
Tên khoa học Schefflera octophylla (Lour.) Harms, (Aralia octophylla Lour.)
Thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae.
Ta dùng thân lá và rễ của cây chân chim làm thuốc.
A. Mô tả cây
Cây nhỡ hoặc cây to có thể cao từ 2-8m. Lá kép hình chân vịt, mọc so le có 6-8 lá chét, cuống lá dài 8-30cm, lá chét nguyên hình trứng, đầu nhọn hay hơi tù dài 7-17cm rộng 3-6cm, cuống lá chét ngắn l,5-2,5cm. Cuống lá chét giữa, dài hơn đo được 3-5cm. Cụm hoa chuỳ hoặc chùm tán.
Hoa nhỏ màu trắng, số cánh hoa và nhị bằng nhau thường là 5, bao phấn 2 ngăn bầu hạ có 5-6 ngãn. Quả mọng hình cầu, đường kính 3-4mm. Khi chín có màu tím sẫm đen, trong có 6-8 hạt. Mùa hoa nở thu đông.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc rải rác khắp nơi Việt Nam, nhiều nhất tại các tinh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Hoà Bình, Hà Tây, Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam. Rễ đào về rửa sạch đất cát, bóc lấy vò hoặc thái mỏng nếu lá rễ nhỏ. Phơi hay sấy khô.
C.Thành phần hoá học
Năm 1989 {Chem. Pharm. Bull., 37 (10), 27- 2730) J. Kitajama và cộng sự đã chiết từ lá Sch.octophylla của Nhật hai tritecpennoit glucoãtlà 3 a-hydroxylap.20 (29) ene 23,28 dioic axit 28-0-a L.rhamnopyranosyl và 3-epo-betulinic axit 3-O-ß D-glucopyranozit. Năm 1990 {Chim. Pharm. Bull; 38(3), 714- 716) vẫn tác giả trên còn phát hiện thêm 2 tritecpenoit sulfat cũng từ lá Sch. octophylla mọc ở Nhật: 3-epi-betulinic axit 3-0-sulfate và betulinic axit 3-O-sulfat. Đây là một điểu thú vị vì triterpenoit Sulfat thu được từ thiên nhiên ở dạng tự do.
D. Tác dụng dược lý
Nguyễn Văn Đàn, Lê Nguyên Dục và Trán Kim lạng (Kỷ yếu công trình nghiên cứu dược liệu, 1961-1971, 2,176-181) đã sừ dụng dịch chiết vỏ thân cây Nam sâm hay ngũ gia bì chân chim bằng cồn 40° theo tỷ lệ 1:1
thí nghiệm trên súc vật đã đi đến một số kết luân sau đây:
1. Về mặt độc tính, Nam sâm có LD50 là 53,5g/ kg thể trọng trong khi nhân sâm có LD50 là 22,0g/kg, tam thất là 9g/kg thể trọng. Vậy theo thực nghiệm Nam sâm ít độc hơn những loại thuốc khác cùng họ. Trên súc vật thực nghiệm, khi dùng Nam sâm dài ngày không thấy có tác dụng độc hại đối với các chức năng gan, thận và hằng sô' máu.
2. Mạt khác qua một số thí nghiệm sau đây, các tác giả đã cho rằng thường phải dùng Nam sâm với liều tương đối cao thì mới thu được tác dụng. - Tăng lực (tăng khả năng vận động) ưên súc vật: Với liều 2,5g vỏ/kg vò thân Nam sâm làm tăng rõ rệt thời gian bơi của chuột nhắt trắng so với nhóm đối chứng. - Với liều 0,75g/kg thổ trọng vò thân Nam sâm (tiêm dưới da) có tác dụng kích thích rõ rệt trên thần kinh chuột nhắt đã tiêm thuốc ngù veronal natri. -
Với liều 5g vò/ kg thể ữọng (uống) Nam sâm có tác dụng chống lạnh rõ rệt đôì với chuột nhắt trắng. - Với liều 2,5g/kg thể ữọng (tiêm dưới da) vỏ Nam sâm chưa thể hiện tác dụng chống nóng trên chuột nhắt trắng thực nghiệm. - Với liều 5g/kg thể trọng (uống) vỏ Nam sâm không thể hiện được tác dụng kiểu oestrogen một cách chắc chắn (thí nghiệm trên chuột nhắt trắng cái đã thiến bỏ buồng trứng theo phương pháp Allen Doisy). - Uống với liều 2,5g/kg thể trọng vỏ nam sâm có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt trên chuột trắng thực nghiệm.
3. Các tác giả đã đề nghị liều sử dụng cho người lớn là 6-10g bột dược liệu khô ưong một ngày và đưa ra sử dụng trôn người hai dạng bào chế của vỏ thân nam sâm: Dạng rượu ngọt lml chứa 0,2g bột dược liệu khô với tên langtonỉc (chai 500ml, ngày uống 2 lần, mỗi lắn 15-30ml và dạng elixia lml chứa 2g bột dược liệu khô với tên là lơnggosin (lọ 150ml, ngày uống 5ml)
E. Công dụng và liều dùng
Tại một số vùng nhân dân đào rễ về, rửa sạch, thái mỏng phơi khô pha hoặc sắc với nước uống hoặc phối hợp với các vị thuốc khác làm thuốc bổ, thuốc mát, thông tiểu tiện. Liều dùng 6-llg.