Vị thuốc vần N
Ngô Đồng
Ngô Đồng có tên khác: Vạn linh, sen núi, dầu lai có củ.
Tên nước ngoài: Guatemala rhubarb, gouty stemmed jatropha (Anh).
Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Mô tả
Cây nhỏ, cao 30 - 60cm, có khi hơn. Thân có gốc phình to. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng, gần tròn, mép khía nông thành 5 thùy; cuống lá dính vào trong phiến lá, gân tỏa hình chân vịt; lá kèm chia thành phiến hẹp.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành ngù, màu đỏ; hoa có 5 cánh dài, Quả nang, đường kính 1,5 cm. Mùa hoa: tháng 5-7.
Ngô đồng và tác dụng chữa bệnh của nó
Phân bố, sinh thái
Chi Jatropha L. trên thế giới có khoảng 175 loài, phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới, từ châu Mỹ đến châu Phi và châu Á. Ở Việt Nam có 5 loài, chủ yếu được trổng. Ngô đổng có nguổn gốc ở Nam Mỹ, hiện được trổng ở khắp nơi từ Trung Quốc đến hầu hết các nước ở Đông Nam Á, và Nam Á. Ở Việt Nam ngô đồng thường được trổng làm cảnh trong các vườn gia đình, đình chùa và làm thuốc ở vườn thuốc của các trạm y tế xã và cơ sở chữa bệnh theo y học cổ truyền.
Ngô đồng là cây ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng, có khả năng chịu hạn cao và sống được trên nhiều loại đất. Cây trổng không cần chăm sóc nhiều vẫn ra hoa quả đều, nhất là những cày ở nơi dãi năng. Hạt ngô đổng có tỷ lệ nảy mầm cao. Ngoài ra, cây còn có khả năng tái sinh dinh dưỡng khỏe từ các đoạn thân vùi xuống đất.
Bộ phận dùng
Lá và vỏ thân
Tính vị, công năng
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, ngô đồng có vị ngọt, đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống.
Công dụng
Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ thân ngô đổng được dùng làm thuốc tẩy gây nôn, chữa táo bón. Lá ngô đồng chữa ghẻ lở và cuống lá giã nát, đắp rịt chữa sa tử cung. Để chữa ho ra máu lấy lá và thân ngô đồng giã giập, chế nước sôi uống. Ở Trung Quốc cả cây ngô đồng (9-15g), giã nát thêm rượu gạn lấy nước uống, bã đắp chữa rắn cắn.