Vị thuốc vần N
Ngũ Vị Tử
Vị thuốc có đủ năm vị: Ngọt, chua, cay, đắng và mặn do đó đặt tên.
Trên thị trường, người ta phân biệt ra hai loại ngũ vị tử:
1. Bắc ngũ vị tứ-còn gọi là ngũ vị tử, liêu ngũ vị, sơn hoa tiêu (Hắc Long Giang) (Fructus Sechizandraé) là quả chín phơi hay sấy khô của cây bắc ngũ vị tử (Schizandra sinensis Baill.) thuộc họ Ngũ vị Schizandraceae.
2. Nam ngũ vị từ-Fructus Kadsurae là quà chín phơi hay sấy khô của cây nam ngũ vị tử hay cây nắm cơm Kadsura japónica L. cùng họ Ngũ vị Schizandraceae. Tuy gọi là nam ngũ vị tử nhung là nam đối với Trung Quốc. Cả hai vị ngũ vị tử hiện ta vẫn còn phải nhập
Tuy ở Việt Nam ta cũng có một loài Kadsura coccínea A. c Sm. những chưa thấy được khai thác.
A. Mô tả cây
Cây bắc ngũ vị tử-Schizandra sinensis Baill. là một loại dây leo to, có thể mọc dài tới 8m, vỏ cành màu xám nâu với kẽ sần nổi rõ, cành nhỏ hơi có cạnh. Lá mọc so le, cuống lá nhỏ, dài l,5-3cm, phiến lá hình trứng rộng, dài 5-1 lcm,rộng 3-7cm, mép có răng cưa nhỏ, mặt trên sẫm hơn, gân lá non thường có lông ngắn. Hoá đơn tính, khác gốc, cánh hoa màu vàng trắng nhạt có mùi thơm, cánh hoa 6-9, nhị 5, quả mọng hình cầu, đường kính 5-7mm, khi chín có màu đỏ sẫm, trong chứa 1 đến 2 hạt.
Tại Trung Quốc mùa hoa 5-7, mùa quả 8-9 Cây nam ngũ vị tử theo tài liệu (Trung dược chí, tập 2-1959) thì cũng là một loài Schizandra sphenanthera Rehd. et Wils, cùng họ, hình thái gần giống cây bắc ngũ vị từ nhưng khác nhau ở chỗ hoa bắc ngũ vị tử chỉ có 5 nhị còn cây nam ngũ vị tử có tới 10-15 nhị.
Tuy nhiên theo nhiều tài liệu trước thì nam ngũ vị tử được khai thác ở những loàỉ' Kadsura japónica L. (Trung Quốc dược dụng thực vật đồ giám-1960), Kadsura longepedunculata Fin. et Gagnep. (Quảng Châu thực vật chí-1956) hoặc Kadsura japónica Dun. (Thực vật học đại từ điển-Trung Quốc) .
Ở đây chúng tôi chỉ mô tả một loài Kadsura có ờ nước ta là Kaảsura coccínea A. c. Sum. (còn có tên khác là Kadsura sinensis Hance hay Schizandra hanceana Baill.): Đây là một loài dây leo với cành phân nhiều nhánh, gầy, trên mặt phủ lớp phấn bài tiết, về sau trờ thành kẽ sần dài. Lá mọc so le, hình mác vói phía cuống hơi tròn, dài 6-19cm, rộng 3-4cm, mặt dưới màu nhạt, nhẵn. Hoa đơn tính, mọc ở kẽ lá dài 15mm, rộng 10mm, màu tía. Quả giống như một nắm cơm (do đó có tên cây nắm cơm) hay như một quả na to. Tên lào là repa-ropo hay xung-xe. Mặc dầu có ờ nước ta nhưng chưa thấy khai thác.
Ngũ vị tử và tác dụng chữa bệnh của nó
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Bắc ngũ vị tủ mọc ờ Trung Quốc (Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Tây, Hồ Bắc, Thiềm Tây, Cam Túc, Nội Mông), vùng Viễn Đông nước Nga, Triều Tiên. Ngũ vị tử Triều Tiên được coi là loại tốt. Đến mùa thu, quả chín, hái về loại bỏ cuống và tạp chất phơi hay sấy khô. Những quả màu đỏ, hay tím đỏ, thịt dày, mẫm, bóng được coi là tốt. Trong quả có một hay hai hạt hình thận màu vàng nâu.
Điều cần chú ý là trong sách Bản tháo cương mục của Lý Thời Trân thì ngũ vị tử chia hai loại: Nam ngũ vị tử có màu đỏ, bắc ngũ vị tử được coi là tốt hơn. Theo cách dùng trong nhân dân thì muốn cho ngũ vị tử có màu đen thì trộn ngũ vị tử với rượu(cứ 10kg ngũ vị tử dùng 2kg rượu) đun cách thủy trong 4 giờ cho đến khi rượu cạn hết, màu chuyển đen đem phơi hay sấy là được. Nam ngũ vị tủ theo Trung dược chí thì nam ngũ vị tử chỉ được khai thác để dùng tại chỗ cho nên chưa chắc có bán sang Việt Nam ta.
Cây nam ngũ vị tử Schizandra sphenanthera có ở Trung Quốc tại các tỉnh Hà Nam, An Huy, Triết Giang, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Vân Nam, Sơn Tây, Thiểm tây, Cam Túc. Hình thái sau khi chế biến cũng như bắc ngũ vị tử nhưng thịt mỏng hcm, không bóng, được coi như kém hơn bắc ngũ vị tử. Cây nắm cơm ở ta chưa thấy được khai thác. Theo Pételot có mọc ỏ Lào Cai (Sa Pa), Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Lào, nhưng chưa ai thấy lại. Petelot có nói là tại làng Nghĩa Trai (Hưng Yên) có trồng một cây mang tên ngũ vị tử hay nắm cơm nhưng vị thúốc hoàn toàn không giống ngũ vị tử bắc và tác giả lại cho rằng đây chỉ là hạt của cây Alangium salviifolium Wang. Tóm lại vị ngũ vị tử hiện nay hoàn toàn còn phải nhập.
C.Thành phần hóa học
Bắc ngũ vị tử có tinh dầu (vỏ cây 2,6-3,2%, hạt 1,6-1,9%, thân 0,2-0,7%) mùi chanh, với thành phần chủ yếu gồm 30% hợp chất sesquitecpen, 20%andehyt và xeton, quả chứa 11% axit xitric, 7-8,5% axit malic, 0,8% axit tactric, vitamin c và chừng 0,12% schizandrin (C22H3207), thịt quả chứa 1,5% đường, tanin, chất màu, hạt chứa khoảng 34% chất béo gổm glyxerit của axit oleic và linoleic. Schizandrin là một chất có tinh thể, không có nitơ. Trong tro có sắt, photpho, mangan, silicium và canxi. Không thấy glucozit hay ancaloit. Nam ngũ vi tử {Kadsura japónica L.) có chất nhầy trong thân và quả. Trong quả còn có pec- tin, glucoza, tinh dầu, axit hữu cơ, protit và chất béo.
D. Tác dụng dược lý
Nhân dân vùng Viễn Đông nước Nga biết tác dụng bổ của ngũ vị tử từ lâu: Những người đi săn thường mang theo mình, mỗi ngày chỉ cần ăn một vốc tay quả khô là có thể đi sãn cả ngày không cần ăn uống mà vẫn không thấy mệt. Cũng tại đây người ta còn dùng thân, vò cây và quả pha nước như pha chè uống để đỡ mệt nhọc.
Đông y Trung Quốc và Việt Nam coi ngũ vị tử là một vị thuốc bổ thận dùng trong những trường hợp thân thể mệt nhọc, uể oải không muốn làm gì, còn dùng chữa ho, liệt dương. Ngũ vị tử được các nhà nghiên cứu dược lý hết sức chú ý kiểm tra tìm hiểu những kinh nghiệm của nhân dân, đặc biệt tại Liên Xô cũ, Triều Tiên. K. V. Drake, V. A. Ephimôva, L. N. Markova (1949, 1954) đã chứng minh rằng với liều nhò và trung bình (0,2-0,5mg/lkg thể trọng) tiêm vào mạch máu (dạng nước hãm) có tác dụng làm mạnh hệ thống tim mạch của những động vật máu nóng, làm mạnh huyết áp và tăng biên độ co của tim, kích thích hô hấp, tăng nhịp và ỉàm sâu biên độ hô hấp; với nồng độ 1:1.000- 1:2.000 làm giãn mạch tai cô lập của thỏ từ 40- 60 đến 100%.
Thí nghiệm còn chứng minh rằng nước hãm và cồn quả ngũ vị tử với liều 0,2-0,3nig/lkg thể trọng có tác dụng kích thích hệ thống thần kinh, làm tăng khả năng phản xạ có điều kiện trên chuột bạch bình thường hãy đã gây mê. Thuốc chế từ quả và hạt có tác dụng mạnh hơn là thuốc chế từ vỏ và thân cây.
Ngũ vị tử tán nhỏ cho uống có tác dụng kích thích đối với phản xạ chân sau của chó. Với liều cao (3g/lkg thể trọng) có tác đụng kích thích đối vói hệ thống thần kinh trung ương và sau cùng thì ức chế chức năng này. Khi dùng liều nhỏ (0,5-lg/lkg) thì tác dụng bắt đầu sau 4-6 giờ, liều cao hơn (tác dụng xuất hiện sau 1-2 giờ), thời gian tác dụng kéo dài từ 4-20 giờ. V. A. Ephimôva còn nghiên cứu tác dụng của ngũ vị tử đối với khả năng kích thích của hệ thống thần kinh cơ trên người từ 18 đến 54 tuổi đã nhân thấy rằng 11 người trên 13 người uống ngũ vị tử đã thấy khả năng kích thích của thần kinh cơ được tăng lên, chức năng của hệ thần kinh ngoại vi được mạnh lên. Đối với thiếu niên, liều 0,5g, đối với người trưởng thành liều l,5g cho tác dụng mạnh nhất.
E. Công dụng và liều dùng
Tại nước ta, ngũ vị tử còn chỉ mới được sử đụng trong phạm vi một vị thuốc đông y, tại Liên Xô cũ, Triều Tiên và một số nước khác, ngũ vị tử đã được sử dụng như một vị thuốc tây y-
Tính chất ngũ vị tử theo đông y là: VỊ chua, mặn, tính ôn, không độc, vào hai kinh phế và thận. Có tác dụng lỉễm phế, cố thận, cố tinh, chỉ mồ hôi, dùng làm thuốc trừ đờm, tu bổ, cường âm, ích khí, bổ ngũ tạng, thêm tinh trừ nhiệt.
Trong đổng y, ngũ vị tử là một vị thuốc dùng chữa ho, hơi thở hổn hển, ho khan, còn dùng làm thuốc cường dương, chữa liệt dương và mệt mỏi, biếng hoạt đông. Tuy nhiên đối với những người có biểu tà, có thực nhiệt thì không nên dùng.
Trong tây y (Nga) ngũ vị tử được dùng làm thuốc kích thích hệ thống thần kinh trung ương, trong trường hợp lao động chân tay và trí óc quá độ, mệt mỏi về tinh thần và thể lực, uể oải buồn ngủ. Dùng dưới dạng cồn thuốc, bột hay thuốc viên: Cồn ngũ vị tử chế bằng cồn 70° thì dùng với liều 30-40 giọt một lần, ngày dùng 2 lần, chế với cồn 90° thì dùng mỗi lần 20-30 giọt, ngày dùng hai đến ba lần.
Thường đóng thành lọ 25- 50 ml. Bột ngũ vị tử dùng mỗi lần 0,5g, ngày uống hai lần. Viên cũng như vậy. Cao chế từ hạt dùng cồn 70° theo tỷ lệ 1:3, dùng mỗi lần 20-30 giọt, mỗi ngày uống ba lần.
Ngũ vị tử còn dùng để tăng sức khi đẻ: Dùng cao hạt ngũ vị tử (cồn 70° với tỳ lệ 1:3), cho uống ba lần mỗi lần 2Ọ đến 30 giọt, mỗi lần cách nhau một giờ. Tài liệu hướng dẫn ngũ vị tử của Liên Xô cũ đều nói sử đụng cần có theo dõi của thầy thuốc để tránh hiện tượng thần kình và tim mạch bị kích thích quá. Không nên dùng đối với những trường hợp thần kinh đã bị quá kích thích, cao huyết áp, rối loạn tim.
Đơn thuốc có ngữ vị tử trong nhân dân
Chữa liệt dương: Ngũ vị tử 600g tán uống, mỗi lần 4g. Ngày uống ba lần. Kiêng thịt lợn, cá, tỏi, dấm. Uống hết đơn thì khỏe, giao hợp được (theo Thiên Kim Phương-tàỉ liệu cổ chưa kiểm tra).
Chữa thận hư, tiểu tiện trắng đục, đau suốt hai bên sườn và lưng: Ngũ vị tử sao dòn, tán bột, lấy dấm thanh nấu hồ luyện thành viên nhỏ bằng nửa hạt đâu xanh, mỗi lần uống 30 viên, chiêu bằng nước nóng (theo Thiên Kim Phưcmg- tài liệu cổ chưa kiểm tra).
Chữa phụ nữ âm môn giá lạnh: Ngũ vị tử 160g tán bột, dùng nước tiểu trộn làm thành viên bằng hạt ngô, để vào âm môn (theo Cận Hiệu Phương-tài liệu cổ chưa kiểm tra).
Chữa ho lâu, phổi viêm: Ngũ vị tử 80g, túc xác tẩm với đưòng sao qua 20g, hai vị tán bột, luyện với kẹo mạch nha viên bằng quả táo mỗi lần ngậm một viên (theo Vệ sinh gia bảo- tài liệu cổ).
Chữa ho đờm và thở: Ngũ vị tử, bạch phàn hai vị bằng nhau, cùng tán bột, 'mỗi lần dùng 12g, lấy phổi lợn nướng chín, chấm bột mà ăn, chiêu bằng nước nóng (theo Phổ Tế Phương-tài liệu cổ).