Vị thuốc vần N
Nhân Trung Bạch
Còn gọi là nhân niệu bạch, thiên niên băng, vạn niên sương,thu bạch sương,niệu bạch đảm đạm thu thạch.
Tên khoa học Calamitas Urinae hominis .
Nhân trung bạch là cặn của nước tiểu của đảm, đạm thu thạch. người để lâu trong châu, nước bốc hơi đi còn lại cặn đọng thành bánh, đòn và khai. Cặn này càng phơi nắng lâu càng tốt. Khi dùng lại còn phải nung cho kỹ nữa.
Nhân trung bạch và tác dụng chữa bệnh của nó
A. Thành phần hóa học
Thành phần chủ yếu của nhân trung bạch là canxi phot phát, canxi urat, canxi clorua và các thành phần khác trong nước tiểu.
B. Công dụng và liều dùng
Nhân trung bạch thấy dùng trong đông y. Theo tài liệu cổ, nhân trung bạch có vị mặn, tính bình, không độc, vào 3 kinh can, tam tiêu và bàng quang. Có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, khử ứ, cầm máu. Thường dùng làm thuốc tả hỏa, thanh nhiệt, dùng trong những bệnh cổ họng sưng đau, chảy máu cam, thiên đầu thống, cam tẩu mã, lở mồm, lưỡi, do sốt lâu mà gầy còm, còn dùng làm thuốc bổ, thuốc ho.
Ngày dùng 4 đến 8g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Đơn thuốc có nhãn trung bạch dùng trong đông y
1.Lở mồm và lưỡi:
Nhân trung bạch 7 phần,khô phàn (phèn chua phi) 3 phần,hai thứ tán nhỏ bôi vào chỗ lở loét,hễ thấy chảy dãi thì lau đi,bôi vài lần sẽ thấy tác dụng.
2. Chữa nha cam tẩu mã:
Nhân trung bạch 4 g, nung đỏ, lục phàn lg, xạ hương 0,30g, cả ba vị tán nhỏ, trộn đều bôi vào nơi cam tẩu mã đã rửa sạch bằng nước muối.
3. Chân bị rỗ, có lổ sâu, đau buốt:
Nhân trung bạch nung kỹ, tán nhỏ rắc vào.
4. Thổ huyết:
Uống 4g nhân trung bạch. Chiêu với nước.
Chú thích:
Tên nhân trung bạch có ý nói là chất từ trong con người mà ra lại có màu ưắng (nhân là người, trung là trong, bạch là ưắng) khác với nhân trung hoàng là cam thảo chế (xem vị cam thảo).