Vị thuốc vần N
Nọc Xoài
Struchium sparganopltorum (L.) Kuntzc
Tên đồng nghĩa: Spargcmophorus vailiantii Crantz Ethillia sparganophora L.
Tên khác: Cây sọ khỉ, thuốc nọc, cỏ cứt heo, tam nhân đả. cỏ lá xoài, cốc đồng.
Tên nước ngoài: Cup - vvort (Anh).
Họ: Cúc (Asteraceae).
Mô tả
Cây thảo, sống hằng năm, cao 10-30 cm. Thân hình trụ nhằn, mọc bò lan sau đứng thẳng. Lá mọc so le, hình mác thuôn, gốc có phiến men theo cuống, đầu nhọn, mép khía răng.
Cụm hoa mọc đơn độc thành đầu tròn ở kẽ lá, rộng 6-8 mm; hoa toàn hình ống, màu trắng, vòi nhụy màu tím.
Quả bế, hình trụ hơi cong, màu trắng, bầu có 5 răng dính liền nhau thành hình chén.
Mùa hoa quả: tháng 4-10.
Phân bố, sinh thái
Chi Struchium p. Browne, chỉ có một loài là nọc xoài ở Việt Nam. Cây có nguồn gốc ở Trung Mỹ, sau phát tán đi khắp nơi. Ở châu Á, cây phân bố ở Malaysia. Singapore, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Ở Việt Nam, mới chỉ thấy có nọc xoài ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long gồm: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp. An Giang, Vĩnh Long, cần Thơ...
Nọc xoài là dạng cây thảo, sống một năm, ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc trên đất ẩm ở ruộng cao, vườn hoặc bãi sông... Hàng năm, cây mọc từ hạt vào tháng 3 - 4. Sau 2-3 tháng ra hoa quả và tàn lụi vào mùa mưa. Tái sinh từ hạt tốt và thường tạo thành đám nhỏ, nlurng không ảnh hưởng nhiêu đến các cây trồng.
Dược liệu nọc xoài có thấy bày bán ở các quày thuốc nam ở thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ phận dùng
Toàn cây.
Thành phần hoá học
Loài nọc xoài chưa được nghiên cứu về thành phần hoá học. John Mitchell Watt (1962) trong quyển "The medicinal and poisonous plants of Southern and Eastern Africa" trang 228 giới thiệu loài Ethulia cony:oides L. được dân tộc người Zulu ở châu Phi dùng làm thuốc trị giun sán và lợi mật. hạt của loài này có chứa saponin.
Tác dụng dược lý
Tác dụng chống sốt rét
Đã nghiên cứu 13 cây thuốc vẫn được nhân dân ở các đảo s. Tomé và Principé (STP), vịnh Guinea dùng chữa sốt và sốt rét do các thầy thuốc y học Cổ truyền cống hiến. Các cây thuốc được chiết bằng ethanol 50%, rồi cô dưới áp lực giảm ở 50HC, đến thể chất cao khô. Thí nghiệm trên 2 mô hình in vitro và in vivo.
Kết quả cho thấy, 4 trong số 13 cây thuốc là nọc xoài Struchiuni sparganophorum L„ sơn quỳ hoặc hướng dương dại Tithonia diver.sifolia và hai cây chưa thấy có ở Việt Nam là Pycnanlhus angolensis. Mor inda lucida có tác dụng rất rõ rệt trẽn ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum kháng cloroquin với IC50 < 10 ug/ml và cũng có hoạt tính trên thể liệt sinh ký sinh ở gan với IC50 = 5-35 ug/ml thử in vitro. Thí nghiệm in vivo, thử trên ký sinh trùng Pìasniodium berghei ở chuột nhắt trắng, cao của 4 cây thuốc trên đều làm giảm số lượng ký sinh trùng trên một đơn vị thề tích máu so với lô chuột không dùng cao [De Madureira MC ct al., 2002. J. Ethnopharmacology. vol.81, No. 1: 23 - 29],
Tính vị, công năng
Nọc xoài có tác dụng cầm máu, sát trùng, hạ sốt, tiêu độc, tán ứ.
Công dụng
Nọc xoài chỉ mới được dùng, theo kinh nghiệm dân gian Việt Nam. Ở cần Thơ, nhân dân dùng lá tươi, giã nát đắp lên vết thương để sát trùng và làm vết thương mau lành, hoặc xát lên vết thiến heo cho mau lành. Ở Tiền Giang, toàn cây nọc xoài sắc uống, kết hợp lấy lá tươi giã nát, đẳp đế chữa sưng tấy. Ở Minh Hải, toàn cây sắc uống lại chữa băng huyết. Ngày 30 - 50g dưới dạng nước sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Ở các đảo s. Tomé và Principc. nhân dân dùng toàn cây nọc xoài đề chữa sốt. sốt