Vị thuốc vần O
Ô Dược
Ô Dược có tên đồng nghĩa: Lindera trinervia Juss., L. eberhardtii H. Lee.
Tên khác: Dầu đắng, sừn rừng, ô dược nam.
Tên nước ngoài: Combined spicebush.
Họ: Long não (Lauraceae).
Mô tả
Cây nhỏ, cao 1 - 1,4 m, phân cành nhiều. Cành mảnh, màu đen nhạt. Lá mọc so le, hình bầu dục, phiến khá dày, dài 6 cm, rộng 2 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới màu xám nhạt, có lông trắng, 3 gân nổi rõ xuất phát từ gốc kéo dài đến đầu lá; cuống lá dài 0,7 - 1 cm, lúc đầu có lông, sau nhẵn.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim tán nhỏ, đường kính 3-4 mm, gồm nhiều hoa nhỏ màu hồng nhạt; lá bắc 4, hai lá phía ngoài rất ngắn; bao hoa gồm 6 phiên gần bằng nhau, thuôn, có lông ỏ sống giữa.
Quả mọng, hình trứng, khi chín màu đỏ, chứa một hạt. Toàn cây có tinh dầu thơm. Mùa hoa quả: tháng 4-6.
Ô dược và tác dụng chữa bệnh của nó
Phân bố, sinh thái
Chi Lindera Thunb. ở Việt Nam có khoảng 20 loài. Loài ô dược nằm trong nhóm cây gỗ nhỏ, phân bố rải rác ở các tỉnh thuộc vùng núi thấp hoặc trung du như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kon Tum... Trên thế giới, loài này có ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Ô dược là cây ưa sáng, có thể chịu được hạn; thường mọc ở rừng thứ sinh và trên các đồi cây bụi. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Tuy nhiên chưa qua sát được cây con mọc từ hạt. Ở Việt Nam, cây thuốc này bị khai thác nhiều hàng năm, nên đã được đưa vào Sách Đỏ (1996) dể bảo vệ.
Bộ phận dùng
Rễ và quả ô dược. Rễ thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu đông hay dầu xuân, đào về cắt bỏ rễ con, rửa sạch phơi khô. Có thể chế biến rễ như sau:
1. Ô dược phiến: Rễ rửa sạch, ngâm nưóc, ủ mềm, thái phiến dài 3 - 5 cm, phơi khô.
2. Ô dược sao vàng: Đem ô dược phiến sao cho đến khi có màu vàng.
3. Ô dược sao cám: Lấy chảo đun nóng, cho cám vào rang đều khi có mùi thơm, đổ ô dược phiến vào sao cho phiên có màu vàng nhạt. Có thể tẩm mật ong vào ô dược phiến rồi đem sao với cám đến khí có màu vàng và mùi thơm.
4. Ô dược chích rượu (ô dược 10 kg, rượu 2 kg): Trộn rượu vào ô dược, để yên 30 phút cho hút hết rượu, rồi sao với cám đến khi bề mặt phiến có màu vàng, rây bỏ cám.
5. Ồ dược chích muối (ô dược 10 kg; muối ăn 160 g): Đem nước muối tẩm vào ô dược, để 30 phút cho hút hết nước muối, rồi sao với cám đến khi phiến có màu vàng nhạt.
Tính vị, công năng
Ô dược có vị cay, tính ôn, vào các kinh tỳ, phế, thận, bàng quang, có tác dụng thuận khí, chỉ thống, ôn thận, tán hàn.
Công dụng
Theo kinh nghiệm nhân dân, ô dược được dùng làm thuốc chữa đau bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, trẻ em đau bụng giun, đái dầm, nhức đầu chóng mặt, đái vặt. Liều dùng: 2 - 6 g, dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
Ở Trung Quốc, ô dược còn được dùng chữa hàn sơn (thoát vị bẹn), đau bụng kinh.
Bài thuốc có ô dược
1. Ô hương tán: Ô dược, hương phụ, 2 vị lượng bằng nhau, tán thành bột, mỗi lần dùng 6 - 8 g. Có thể sắc nước uống. Để chữa ăn không tiêu, lấy nước gừng (4 g) chiêu thuốc.
2. Chữa ngộ lạnh, dạ dày co thắt đau, thận lạnh, đái vặt, đái dầm: Ô dược 8 g, quả ré (ích trí nhân) 6 g, hồi hương 2g. Sắc nước uống.
3. Chữa cam tích ở trẻ em: Ô dược, kê nội kim, ngũ cốc trùng, các vị lượng bằng nhau. Thêm thanh đại 5%, nghiền thành bột, trộn đều. Mỗi buổi sáng lúc đói uống 3 - 9 g vói nước ấm. Dùng trong một tháng.
Dùng ở Trung Quốc:
1. Chữa đau xương khớp, toàn thân tê mỏi, váng đẩu, chóng mặt, đầu gối mỏi, đi lại khó khăn, phụ nữ huyết phong, bụng đầy trướng, sôi bụng: Ô dược (bỏ phần gỗ), ma hoàng (bỏ rễ), trần bì mỗi vị 60 g; bạch cương toàn (bỏ tơ đầu), xuyên khung, chỉ xác (sao), cam thảo (sao), bạch chỉ, cát cánh mỗi vị 30g; can khương 15 g. Tất cả nghiền thành bột. Mỗi lần dùng 9 g, nước 200 ml, gừng tươi: 3 lát; táo 1 quả, sắc nước còn độ 140 ml. Uống lúc còn ấm (ô dược thuận khí tán).
2. Chữa đau bụng kinh: Ô dược, sa nhân, mộc hương, huyền hổ tố, mỗi vị 30 g; cam thảo 5 g; sinh khương 5 lát. sắc với nước uống làm 2 lần.